Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

17/03/2018

Ngày này, 12 năm về trước : Giới thiệu ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng

Cũng là ngày 17, tức ngày hôm nay. Ngày 17/3/2018.

Nhưng đó là ngày 17 của tháng 5, và của năm 2006.

Năm 2006, tháng 5



Năm 2006, tháng 6
"Nguyễn Văn Yểu - Phó Chủ tịch Quốc hội

Tiếp theo chương trình chúng tôi xin kính mời Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được thay mặt Quốc hội tặng hoa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng."


Tháng 3 năm 2018 (xem tư liệu Bổ sung số 2)


Toàn văn lấy nguyên về TTO và các nơi khác.




---



Giới thiệu ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng



17/05/2006 04:39 GMT+7

TT - Đầu giờ sáng, Thủ tướng Phan Văn Khải thảnh thơi ngồi bên hành lang Quốc hội châm điếu thuốc chờ vào phiên khai mạc. Ông cười thật tươi và dành cho báo chí cuộc phỏng vấn chớp nhoáng. "Mừng là qua hai nhiệm kỳ Thủ tướng, tôi đã góp phần đưa đất nước đi lên. Nhưng trong cái được còn nhiều tồn tại, nhiều cái dở..."

NGMTdSC5.jpg
Thủ tướng Phan Văn Khải trả lời phỏng vấn báo chí - Ảnh: V.Dũng
TT - Đầu giờ sáng, Thủ tướng Phan Văn Khải thảnh thơi ngồi bên hành lang Quốc hội châm điếu thuốc chờ vào phiên khai mạc. Ông cười thật tươi và dành cho báo chí cuộc phỏng vấn chớp nhoáng. "Mừng là qua hai nhiệm kỳ Thủ tướng, tôi đã góp phần đưa đất nước đi lên. Nhưng trong cái được còn nhiều tồn tại, nhiều cái dở..."

* Thưa, kỳ này Thủ tướng xin nghỉ, Thủ tướng đã giới thiệu người thay mình?
- Đương nhiên là có. Đó là người làm việc với tôi nhiều năm nay, đã được tập sự, được đào tạo (lãnh đạo Chính phủ) với tám năm làm phó thủ tướng rồi.
* Người đó là Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng...
- Đó là (phương án do) Thủ tướng đề nghị. Còn phải chờ QH phê chuẩn.
* Vậy còn nhân sự mới đối với một số bộ trưởng thì sao, thưa Thủ tướng?
- Theo luật thì Thủ tướng mới sẽ là người đề nghị. Tất nhiên Thủ tướng cũ có bàn bạc, trao đổi. Nhưng nhân sự cấp cao không phải bên Chính phủ quyết định mà phải qua Bộ Chính trị, Trung ương. Mấy chức danh mà BCHT.Ư quyết (để QH bầu) là Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH. Còn bộ trưởng thì T.Ư tham gia góp ý kiến.
Tiếp tục dành cho báo chí cuộc trao đổi bên hành lang QH vào giờ giải lao, Thủ tướng chia sẻ suy nghĩ của mình khi nhìn lại hai nhiệm kỳ đứng đầu Chính phủ:
- Có điều mừng là qua hai nhiệm kỳ làm Thủ tướng, tôi đã góp phần đưa đất nước đi lên về mọi mặt. Tuy nhiên, không ai có quyền nói mình hoàn thành nhiệm vụ. Bởi vì trong cái được còn nhiều tồn tại, còn nhiều cái dở.
Bởi vậy, người ta thường nói khi nào người chiến sĩ ngã xuống trên chiến trường, người đó mới có thể nói hoàn thành nhiệm vụ, nghĩa vụ đối với Tổ quốc. Nhưng nói chung, những năm qua, đất nước ta đã đi lên, trong đó có phần đóng góp của tôi. Tất nhiên còn rất nhiều điều mà tôi chưa làm được.
* Thưa Thủ tướng, không thể phủ nhận những thành quả trong nhiều năm qua. Nhưng hiện nay nhiều người đang rất bức xúc trước việc chúng ta vẫn làm chưa đủ mạnh và quyết liệt trong cuộc chống tham nhũng, lãng phí. Chẳng hạn như vụ PMU18 thật sự đã đem của cải nhân dân đổ xuống sông xuống biển?
- Dân bức xúc về tình trạng tham nhũng, thất thoát tài sản là rất chính đáng. Nhưng như Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa nói, trong công tác phòng chống tham nhũng, trước hết là phải phòng.
Muốn chống tham nhũng thì mọi việc của cán bộ, công chức phải được công khai, minh bạch để mọi người dân đều biết. Chúng ta đang trong thời kỳ chuyển đổi từ cơ chế cũ sang cơ chế mới, phần lớn tài sản nằm trong doanh nghiệp nhà nước. Nhà nước phải làm bà đỡ trong nền kinh tế thị trường. Trong khi ở các nước, phần lớn đầu tư lại là của tư nhân.
* Báo cáo của Chính phủ có nói đến việc thành lập Ban phòng chống tham nhũng ở trung ương. Ban này sẽ vận hành thế nào, thưa Thủ tướng?
- Theo Luật phòng chống tham nhũng, Thủ tướng là người chịu trách nhiệm và là trưởng Ban phòng chống tham nhũng.
Nhưng sẽ có một phó thủ tướng chuyên trách về phòng chống tham nhũng (dự kiến một ủy viên Bộ Chính trị sẽ giữ vị trí phó thủ tướng này - NV) và có một ban chỉ đạo gồm đầy đủ đại diện của các ban Đảng, Quốc hội, TAND tối cao, Viện KSND tối cao, Bộ Công an, Thanh tra Chính phủ... Tôi hi vọng khi có ban này, cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng sẽ tốt hơn.
* Xin cảm ơn Thủ tướng.

Đà Trang ghi

https://tuoitre.vn/gioi-thieu-ong-nguyen-tan-dung-lam-thu-tuong-138279.htm


Thứ Tư, 17/05/2006 - 08:15

Giới thiệu ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng

Dân trí Hệ thống hành chính chưa tốt gây khó khăn cho dân, làm mất thời cơ của doanh nghiệp, người dân bức xúc về tình trạng tham nhũng…,Thủ tướng Phan Văn Khải nhận định trong cuộc trao đổi với báo chí sáng 16/5. Thủ tướng cũng cho biết đã giới thiệu một người nhiều kinh nghiệm, rèn luyện lâu năm trong Chính phủ kế nhiệm mình.


Thưa, Thủ tướng có đề cử một phó thủ tướng thay vị trí của mình?



Tôi đề cử một người có kinh nghiệm, được đào tạo, rèn luyện lâu năm trong chính phủ sẽ thay tôi. Người đó sẽ do Trung ương quyết định.



* Việc giới thiệu nhân sự kế nhiệm thủ tướng, theo báo Tuổi trẻ Thủ tướng Phan Văn Khải đã giới thiệu Phó Thủ tướng đương nhiệm là ông Nguyễn Tấn Dũng thay vị trí của mình. 

* Trả lời phỏng vấn báo chí, Thủ tướng nói: "Thủ tướng được giới thiệu là một người làm việc với tôi nhiều năm nay, đã được tập sự, được đào tạo (lãnh đạo Chính phủ) với 8 năm làm phó thủ tướng rồi. Nhưng nhân sự cấp cao không phải bên Chính phủ quyết định mà phải qua Bộ Chính trị, Trung ương. Mấy chức danh mà BCHT.Ư quyết (để QH bầu) là Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch QH. Còn bộ trưởng thì T.Ư tham gia góp ý kiến."  


Một trong những thành quả đạt được trong nhiệm kỳ của Thủ tướng là cải cách và thúc đẩy môi trường kinh doanh. Thủ tướng đánh giá thế nào về môi trường kinh doanh hiện nay?

Về luật pháp và chính sách có thể nói là khá đầy đủ, nhưng tổ chức thực hiện ở dưới thì còn trở ngại. Hệ thống hành chính của ta còn chưa tốt, công chức chưa làm đầy đủ trách nhiệm, vẫn còn gây khó khăn cho dân, cho doanh nghiệp. So với trước đây cũng đã đỡ nhiều nhưng vẫn chưa thật thông suốt. Có dự án chạy mất cả năm trời, làm mất thời cơ của doanh nghiệp.

Thời gian tới, Thủ tướng mong gì trong việc cải cách môi trường kinh doanh?

Cải thiện môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ. Thời gian tới, chúng ta sẽ phải hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh, nhất là khi gia nhập WTO. Chúng ta phải hội nhập đầy đủ với thế giới, những gì mình chưa phù hợp thì phải cải tiến.

Đảng lãnh đạo thông qua đường lối, Chính phủ quản lý Nhà nước qua cơ chế chính sách, Quốc hội thì xây dựng luật pháp, nhân dân và doanh nghiệp thì làm ra của cải cho xã hội. Hiện ta đang có 200.000 doanh nghiệp, làm sao tăng lên 500.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ thì lúc đó mới tạo ra nhiều công ăn việc làm, làm ra nhiều của cải cho đất nước.

Một nước có tới 84 triệu dân như ta mà làm ra có 53 tỉ USD/năm thì còn nhỏ xíu, chia ra mới có 640USD/người/năm. Trách nhiệm của báo chí là phải khơi dậy tinh thần của người dân Việt, phải có khát vọng làm giàu cho đất nước, đuổi kịp các nước khác.

Nhiều người bức xúc trước việc chống tham nhũng chưa đủ mạnh. Như vụ PMU 18, có ý kiến cho rằng, ta làm được bao nhiêu đều đổ xuống sông, biển hết?

Bức xúc của người dân về tham nhũng, thất thoát tài sản là chính đáng. Ở các nước, luật lệ đầy đủ, trách nhiệm công chức rõ ràng, muốn cũng không tham nhũng được. Ở ta cần coi phòng là chủ yếu, làm sao để người ta không thể tham nhũng được. Muốn chống tham nhũng, cần công khai minh bạch công việc của công chức.

Cách thức vận hành của Ban phòng chống tham nhũng như thế nào, hoạt động ra sao thưa Thủ tướng?

Theo luật phòng chống tham nhũng, Thủ tướng là người chịu trách nhiệm Trưởng ban phòng chống tham nhũng và một phó thủ tướng chuyên trách. Ngoài ra, còn có Ban chỉ đạo với đại diện là các Ban của Đảng, Nhà nước, Quốc hội và Viện kiểm sát, Toà án, Công an, Ban tổ chức, Ban nội chính…

Thủ tướng kỳ vọng gì về hoạt động của ban này ?

Tôi rất hy vọng khi có Ban này thì việc phòng chống tham nhũng sẽ hiệu quả hơn.

Thủ tướng đánh giá thế nào về công việc của mình trong nhiệm kỳ vừa qua?

Tôi thấy qua hai nhiệm kỳ cũng đã góp phần đưa đất nước đi lên, phát triển về mọi mặt. Không ai có thể nói mình hoàn thành nhiệm vụ, trong cái được cũng còn những mặt tồn tại, nhiều cái chưa được. Như người đời vẫn nói, “khi nào người chiến sĩ ngã trên chiến trường, một sĩ quan hy sinh trên mặt trận thì lúc đó mới có thể nói mình hoàn thành nhiệm vụ, nghĩa vụ đối với tổ quốc”. Còn cán bộ thì làm có cái được, có cái dở. Đất nước đi lên có phần đóng góp nhỏ của mình, đó là cái vui, nhưng cũng còn rất nhiều điều mình chưa làm được.
                                   
Xin cảm ơn Thủ tướng.

Đức Hoà (ghi)
http://dantri.com.vn/xa-hoi/gioi-thieu-ong-nguyen-tan-dung-lam-thu-tuong-1147820938.htm
















Hôm qua (27-6), với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã bầu ông Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM giữ chức Chủ tịch nước; bầu ông Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực giữ chức Thủ tướng Chính phủ. Ngay sau đó, tân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đọc tờ trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn việc miễn nhiệm 1 Phó Thủ tướng và 7 thành viên khác của Chính phủ.


Tân Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết: 

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh

Thay mặt Quốc hội Phó Chủ tịch Trương Quang Được tặng hoa cho các đồng chí Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ vừa được Quốc hội bầu giữ các cương vị chủ chốt của Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ.
Với tỷ lệ 94,12%, tương đương 464 đại biểu Quốc hội đồng ý, hôm qua, ông Nguyễn Minh Triết đã chính thức được bầu làm Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.

Trước đó, kết quả thảo luận tại các Đoàn ĐBQH cho thấy: có 61 đoàn nhất trí với tờ trình của UBTVQH đề cử ông Nguyễn Minh Triết làm Chủ tịch nước. Ba đoàn còn lại có thêm ý kiến khác: khóa sau Tổng Bí thư nên kiêm Chủ tịch nước để phù hợp với xu thế hội nhập; đề nghị Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh kiêm Chủ tịch nước (đoàn Lạng Sơn). Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu thông báo: Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã thông báo với Đoàn thư ký kỳ họp xin rút khỏi sự đề cử.


Cũng giống như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, trước khi Quốc hội tiến hành bầu Chủ tịch nước, ông Nguyễn Minh Triết đã có bài phát biểu ngắn gọn trước Quốc hội.

Ông nhấn mạnh, nếu mình được tín nhiệm thì trước mắt sẽ làm tốt những công việc trọng tâm của năm 2006, đặc biệt là Hội nghị APEC; tiếp tục thực hiện những chương trình, kế hoạch, cả những hoài bão tốt đẹp của đồng chí Trần Đức Lương, người Chủ tịch nước tiền nhiệm để lại; nghiên cứu, vận dụng, làm đúng, làm đủ, làm nghiêm túc và có sáng tạo đối với 12 nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước đã được Hiến pháp quy định. “Tôi sẽ cùng vui với cái vui của mọi người, đồng thời cũng chia sẻ những nỗi buồn, những nỗi đau của người dân và sẽ làm hết sức mình để sớm vơi đi những nỗi đau đó” - ông Nguyễn Minh Triết chân thành nói. 

Ngay sau khi trúng cử vào cương vị mới, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết nói trước Quốc hội: “Đây là vinh dự và cũng là trách nhiệm nặng nề mà Đảng, Quốc hội và nhân dân đã tin tưởng giao phó. Tôi nguyện phấn đấu hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, làm tròn nhiệm vụ của Chủ tịch nước theo quy định của Hiến pháp và pháp luật”.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đánh giá cao vai trò của người tiền nhiệm – nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, đã có vai trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống của nhân dân, hình ảnh và vị thế của nước ta trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao.
Để góp phần thắng lợi thực hiện nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trên cương vị công tác mới, tân Chủ tịch nước mong muốn nhận được sự hợp tác nhiệt tình của các vị đại biểu Quốc hội, sự quan tâm, ủng hộ của toàn dân, toàn quân và đồng bào ta ở nước ngoài, sự phối hợp thường xuyên của các cơ quan, tổ chức để hoàn thành trọng trách mà Quốc hội giao cho.

Về chương trình hành động trong thời gian tới, vị tân Chủ tịch nước cam kết sẽ đề cao trách nhiệm cá nhân, ra sức học tập và rèn luyện, tăng cường phối hợp và cộng tác chặt chẽ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Viện KSND tối cao, TAND tối cao, các ngành, các cấp, với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, cố gắng hết sức mình hoàn thành nhiệm vụ được giao.

“Mục tiêu là tập trung chăm lo các mặt công tác đối nội, đối ngoại, đảm bảo quốc phòng, an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng vững mạnh, tích cực xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đưa dân tộc ta sánh vai cùng các dân tộc trên thế giới vì sự tiến bộ chung của nhân loại”, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết hứa. 

Tân Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng:

Chính phủ sẽ kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí


Chiều qua, ông Nguyễn Tấn Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, đã chính thức trúng cử vào chức vụ Thủ tướng Chính phủ thay ông Phan Văn Khải đã được Quốc hội miễn nhiệm. Có 454 đại biểu (bằng 92,08%) trong tổng số 469 đại biểu có mặt đã đồng ý bầu ông Nguyễn Tấn Dũng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ. 


Theo ông Bùi Ngọc Thanh, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, kết quả thảo luận tại các đoàn ĐBQH về nhân sự Thủ tướng cho thấy: cả 64 đoàn ĐBQH đều nhất trí với tờ trình của Chủ tịch nước giới thiệu ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng Chính phủ.

Ngoài ra, có thêm 3 đoàn có một số ý kiến như: đoàn Nam Định đề nghị làm rõ về thành phần gia đình xuất thân là cán bộ kháng chiến; đoàn Bắc Ninh đề nghị ứng cử viên phát biểu trước khi Quốc hội bầu; đoàn Thái Bình đề nghị Thủ tướng Chính phủ kế nhiệm cần tiếp tục sự nghiệp đổi mới của Chính phủ, điều hành Chính phủ năng động hơn nữa, thực hiện sự nghiệp cải cách hành chính sâu rộng, nâng cao vị thế của nước ta ngang trong khu vực và trên thế giới. 

Ngay sau khi được Quốc hội tín nhiệm bầu vào cương vị mới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cũng đã có bài phát biểu cảm xúc và sâu sắc trước Quốc hội. Thủ tướng nói: “Tôi nhận thức sâu sắc rằng đây là vinh dự lớn, đồng thời là trách nhiệm rất nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho. Để xứng đáng với sự tín nhiệm đó, tôi nguyện trung thành với Tổ quốc, với dân tộc, với mục tiêu lý tưởng cao đẹp của Đảng Cộng sản Việt Nam, nỗ lực phấn đấu cao nhất để thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ. Tôi luôn coi đây là nghĩa vụ thiêng liêng của mình”. 


Trước Quốc hội và cử tri, Thủ tướng tuyên thệ rằng: “Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ sẽ tập trung sức đẩy mạnh cải cách toàn diện nền hành chính quốc gia theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền và thực hiện dân chủ; xây dựng hệ thống hành chính, Chính phủ trong sạch, vững mạnh, sâu sát và gắn bó với dân, hết lòng phục vụ nhân dân; kiên quyết, kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xem đây là một trọng tâm của Chính phủ trong thời gian tới”. 


Đồng thời, Thủ tướng bày tỏ thẳng thắn và chân thành tâm niệm của mình: “tất cả là nhờ có dân, có Đảng”. Bởi vậy, “tôi nguyện nỗ lực gương mẫu thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: cán bộ chính quyền là công bộc của dân, việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm; việc gì có hại cho dân thì phải hết sức tránh”. 


* Chiều qua, 27-6, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phạm Thế Duyệt đã có thư chúc mừng tới tân Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, tân Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng và tân Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Trong thư, ông Phạm Thế Duyệt bày tỏ sự vui mừng trước sự kiện các đồng chí vừa được Quốc hội bầu giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của Nhà nước, Quốc hội và Chính phủ. Ông Duyệt cho rằng, “đây là sự tín nhiệm cao của toàn Đảng, toàn dân và Quốc hội khóa XI đối với các đồng chí” 
BẢO – PHÚC - MY

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sinh ngày 8-10-1942. Quê quán: xã Phú An, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Thành phần gia đình: Nông dân. Ngày tham gia Cách mạng: 1-1960. Ngày vào Đảng: 30-3-1965. Trình độ chuyên môn: Đại học Toán. Lý luận chính trị: cử nhân. Chức vụ hiện nay: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, đại biểu Quốc hội khóa XI. 

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sinh ngày 17-11-1949. Quê quán: TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Thành phần gia đình: Cán bộ kháng chiến. Ngày tham gia Cách mạng: 17-11-1961. Ngày vào Đảng: 10-6-1967. Trình độ học vấn: Cử nhân Luật, lý luận chính trị cao cấp. Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa 6, 7, 8, 9, 10. Ủy viên Bộ Chính trị khóa 8, 9, 10. Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ – Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ khóa 10, 11. Đại biểu Quốc hội khóa 10, 11.

http://www.sggp.org.vn/xay-dung-khoi-dai-doan-ket-toan-dan-toc-ngay-cang-vung-manh-96977.html














VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
Trung tâm Tin học
 
                                                                                                                           
 QUỐC HỘI KHÓA XI
     KỲ HỌP THỨ 09
 BẢN TỔNG HỢP THẢO LUẬN TẠI HỘI TRƯỜNG
  (Ghi theo băng ghi âm)
 Buổi chiều ngày 27/06/2006
Nội dung:
Quốc hội tiếp tục xem xét, quyết định vấn đề nhân sự.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu chủ trì

Nguyễn Văn Yểu - Phó Chủ tịch Quốc hội
Thưa Quốc hội, xin phép Quốc hội bắt đầu chương trình làm việc chiều nay.
Chúng tôi xin mời Trưởng đoàn thư ký kỳ họp Bùi Ngọc Thanh báo cáo với Quốc hội về tổng hợp ý kiến các vị đại biểu Quốc hội thảo luận và kết quả xin ý kiến về nhân sự ứng cử chức vụ Thủ tướng Chính phủ.

Bùi Ngọc Thanh - Trưởng đoàn thư ký kỳ họp
(Đọc Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận ở đoàn và kết quả phiếu xin ý kiến đại biểu Quốc hội về nhân sự Thủ tướng Chính phủ - Có văn bản).

Nguyễn Văn Yểu - Phó Chủ tịch Quốc hội
Xin cảm ơn Trưởng đoàn Thư ký Kỳ họp Bùi Ngọc Thanh.
Thưa Quốc hội.
Chủ tịch nước đã trình Quốc hội giới thiệu ông Nguyễn Tấn Dũng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ. Qua thảo luận tại các đoàn đại biểu Quốc hội, không có vị đại biểu nào ứng cử và không có đề cử thêm danh sách.
Chúng tôi xin đề nghị các vị đại biểu Quốc hội, có vị đại biểu Quốc hội nào ứng cử hoặc đề cử thêm danh sách, xin cho ý kiến.
Không có ý kiến ạ.
Như vậy, danh sách  ứng cử viên để Quốc hội bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ gồm một người là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Xin đề nghị Quốc hội cho biểu quyết thông qua danh sách ứng cử viên. Xin cho biểu quyết.
Thưa Quốc hội có 463 ý kiến chiếm 93,91% tổng số đại biểu Quốc hội tán thành; Không tán thành: Không có ý kiến nào; Không biểu quyết: 06 ý kiến.
Như vậy, Quốc hội đã biểu quyết thông qua danh sách ứng cử viên để Quốc hội bầu vào chức vụ Thủ tướng Chính phủ gồm một người là ông Nguyễn Tấn Dũng.
Chúng tôi xin trân trọng kính mời ông Nguyễn Tấn Dũng lên phát biểu ý kiến với Quốc hội.

Nguyễn Tấn Dũng - Tỉnh Bình Dương
Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam.
Thưa các vị đại biểu Quốc hội.
Thưa các đồng chí lão thành cách mạng và các vị khách.
Thưa đồng chí, đồng bào.
Trước khi các vị đại biểu Quốc hội xem xét, bỏ phiếu bầu Thủ tướng Chính phủ, theo ý kiến của đoàn Chủ tịch, tôi xin được phát biểu ý kiến của mình.
Trước hết tôi xin trân trọng cám ơn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đồng chí Chủ tịch nước và các vị đại biểu Quốc hội với đa số ý kiến đồng ý, giới thiệu tôi để Quốc hội xem xét, bầu làm nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ.
Tôi ý thức được rằng, Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội, là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ và người đứng đầu Chính phủ có vinh dự lớn đồng thời có trách nhiệm rất nặng nề đối với Tổ quốc, đối với dân tộc, đối với Đảng và đối với Nhà nước ta. Tôi cũng nghĩ rằng, nếu được Quốc hội tín nhiệm, giao nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, điều tâm niệm của tôi sẽ là: ra sức học tập, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo đức và nỗ lực phấn đấu cao nhất để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ mà Hiến pháp, luật pháp đã quy định và phải luôn coi đây là nghĩa vụ thiêng liêng của mình. Đồng thời sẽ học tập, kế thừa những kinh nghiệm quý báu của Thủ tướng Chính phủ tiền nhiệm. Nghiêm túc giữ vững nguyên tắc kỷ luật, kỷ cương, cùng các thành viên Chính phủ chung sức xây dựng một Chính phủ đoàn kết, nhất trí, trong sạch, vững mạnh, phát huy tốt nhất trí tuệ tập thể, đồng thời đề cao đầy đủ trách nhiệm của mỗi cá nhân, hành động kiên quyết và sáng tạo, hết lòng phục vụ nhân dân, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ mà trước hết là quán triệt sâu sắc và chấp hành nghiêm túc Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng và tổ chức thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế, xã hội. Trước mắt phải tập trung sức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, kế hoạch năm 2006, năm đầu của kế hoạch 5 năm và sẽ tiếp tục điều hành thực hiện tốt chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2002 - 2007 mà Thủ tướng Phan Văn Khải đã trình bày tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa này.
Các nhiệm vụ nêu trên rất tổng thể, rất toàn diện, phải triển khai tổ chức thực hiện đồng bộ, đồng thời không thể xem nhẹ một lĩnh vực công tác nào. Trong tổng thể toàn diện, đồng bộ, đồng thời đó tôi nghĩ rằng tất cả phải cùng hướng tới, phải nỗ lực phấn đấu cao nhất với các giải pháp đồng bộ và quyết liệt nhất để thực hiện bằng được mục tiêu, nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa cấp bách là phát triển nhanh và bền vững, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, để tiến cùng thời đại và đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi cho được nạn tham nhũng, lãng phí, quan liêu. Đây là khát vọng, là điều trăn trở, bức xúc của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta. Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ sẽ phải làm hết sức mình vì mục tiêu, nhiệm vụ vừa cơ bản, vừa cấp bách này. Không làm được điều này chúng ta không thể xây dựng được một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề trong bối cảnh thời cơ thuận lợi và khó khăn thách thức đều lớn đan xen nhau và đang diễn biến rất phức tạp. Nhưng tôi tin tưởng vững chắc rằng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị và sự giám sát, phối hợp, ủng hộ chung sức, chung lòng của Quốc hội, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của các đoàn thể nhân dân và đồng bào, đồng chí trong cả nước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ kế thừa và phát huy những thành tựu và kinh nghiệm đã đạt được, ra sức khắc phục những yếu kém, khuyết điểm, đoàn kết một lòng, nỗ lực phấn đấu, nhất định sẽ hoàn thành tốt trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Thưa các đồng chí và các vị đại biểu, tôi chỉ xin được phát biểu (không có thơ) về những suy nghĩ tâm huyết chân thành của mình, rất mong được sự chia sẻ ủng hộ của tất cả các vị đại biểu Quốc hội. Xin trân trọng cảm ơn.

Nguyễn Văn Yểu - Phó Chủ tịch Quốc hội
Xin cảm ơn ông Nguyễn Tấn Dũng.
Bây giờ chúng tôi xin kính mời ông Nguyễn Văn Thuận - Trưởng ban kiểm phiếu lên phát biểu với Quốc hội.

Nguyễn Văn Thuận - Trưởng ban kiểm phiếu
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Kính thưa các vị khách mời.
Kính thưa đại biểu Quốc hội.
Căn cứ Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức Chính phủ và Nội quy kỳ họp Quốc hội. Thay mặt Ban kiểm phiếu tôi xin báo cáo với Quốc hội việc tiến hành bỏ phiếu  bầu Thủ tướng Chính phủ như sau.
Về phiếu bầu, phiếu bầu Thủ tướng Chính phủ màu xanh, trên phiếu đã ghi sẵn họ tên người được giới thiệu để Quốc hội bầu. Phía trên bên trái của phiếu bầu được đóng dấu Quốc hội. Vì vậy, sau khi nhận phiếu đề nghị các vị kiểm tra lại, nếu thấy không có dấu của Quốc hội hoặc phiếu bị bẩn, rách thì đem đổi lại phiếu khác tại bàn phát phiếu ở bên hành lang phòng họp của Quốc hội. Phiếu không hợp lệ là phiếu không có dấu của Quốc hội, phiếu không đánh dấu, hoặc đánh dấu vào cả 2 ô, đồng ý, hoặc không đồng ý, phiếu có viết thêm nội dung khác.
Về nhận phiếu, xin kính mời các đồng chí Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội ngồi ở ghế có số chẵn xin ra nhận phiếu ở hành lang bên phải, các đồng chí Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội ngồi ở ghế có số lẻ xin ra nhận phiếu ở hành lang bên trái. Đề nghị các đồng chí Trưởng đoàn chỉ nhận phiếu cho số đại biểu có mặt, nếu nhận thừa xin trả lại ngay tại bàn phát phiếu.
Về bỏ phiếu sau khi nhận phiếu xong, đại biểu thể hiện chính kiến của mình bằng cách đánh dấu X vào ô đồng ý hoặc ô không đồng ý in sẵn trên phiếu. Nếu có sự nhầm lẫn trong sự đánh dấu, đại biểu đổi lại phiếu tại bàn phát phiếu ở 2 bên phòng họp Quốc hội. Khi tiến hành bỏ phiếu, chúng tôi đề nghị đại biểu kiểm phiếu vào thùng phiếu theo thứ tự.
Kính mời các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc bỏ phiếu trước và cũng đề nghị các vị đại biểu ngồi ở hàng ghế chẵn bỏ phiếu ở thùng phiếu phía bên phải, các vị đại biểu ngồi ở hàng ghế lẻ bỏ phiếu ở thùng phiếu bên trái và đề nghị đại biểu bỏ theo thứ tự trên để đảm bảo cho các đồng chí phóng viên tiến hành nhiệm vụ của mình.
Sau khi các vị đại biểu kết thúc bỏ phiếu, Ban kiểm phiếu sẽ tiến hành kiểm phiếu. Kết quả bỏ phiếu sẽ được báo cáo với Quốc hội sau khi việc bỏ phiếu được tiến hành xong.
Sau đây tôi xin kính mời ông Điểu K'Ré, đại biểu đoàn Đăk Nông và bà Lê Thị Thắm, đại biểu đoàn Kiên Giang kiểm tra thùng phiếu bên phải.
Kính mời ông Trần Anh Việt, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận và ông Nguyễn Đình Xuân đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh kiểm tra thùng phiếu bên trái.
Xin kính mời.
Sau đây kính mời các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc lên bỏ phiếu trước.
Mời các vị đại biểu nghỉ giải lao và chờ kết quả kiểm phiếu.
(Quốc hội nghỉ giải lao)

Nguyễn Văn Yểu - Phó Chủ tịch Quốc hội
Thưa Quốc hội.
Xin phép quốc hội tiếp tục chương trình làm việc.
Chúng tôi xin trân trọng kính mời ông Nguyễn Văn Thuận - Trưởng Ban Kiểm phiếu lên công bố kết quả bỏ phiếu bầu Thủ tướng Chính phủ.

Nguyễn Văn Thuận - Trưởng ban kiểm phiếu
(Đọc Biên bản kiểm phiếu bầu Thủ tướng Chính phủ - Có văn bản)

Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch Quốc hội
Quốc hội chúng ta nhiệt liệt chúc mừng ông Nguyễn Tấn Dũng được Quốc hội tín nhiệm bầu giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ với số phiếu rất cao.
Sau đây xin trân trọng kính mời Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lên phát biểu ý kiến.

Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Chính phủ
Thưa các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Thưa các vị đại biểu Quốc hội.
Thưa các đồng chí lão thành cách mạng và các vị khách quý, thưa đồng bào, đồng chí.
Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn các vị đại biểu Quốc hội đã tin tưởng vào sự giới thiệu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và đề nghị của Chủ tịch nước, tín nhiệm bầu tôi giữ trọng trách Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tôi nhận thức sâu sắc rằng đây là vinh dự lớn, đồng thời là trách nhiệm rất nặng nề mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho.
Để xứng đáng với sự tín nhiệm đó, tôi nguyện trung thành với Tổ quốc, với dân tộc, với mục tiêu lý tưởng cao đẹp của Đảng cộng sản Việt Nam, nỗ lực phấn đấu cao nhất để thực hiện tốt nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ mà Hiến pháp, luật pháp đã quy định. Tôi sẽ luôn coi đây là bổn phận thiêng liêng của mình.
Trong bối cảnh quốc tế và trong nước đang diễn biến phức tạp, thời cơ thuận lợi và khó khăn thách thức đều lớn và đan xen nhau. Điều tâm huyết của tôi là thấu suốt và chấp hành nghiêm túc Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng và tổ chức thực hiện thắng lợi các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời tiếp tục điều hành thực hiện tốt chương trình công tác của Chính phủ nhiệm kỳ 2002 - 2007 mà Thủ tướng Phan Văn Khải đã trình bày tại phiên họp đầu tiên của Quốc hội Khóa XI này.
Tôi xin hết lòng, dốc sức cùng tập thể Chính phủ và cả hệ thống chính trị phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, thực hiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, phát triển nhanh các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp, huy động và sử dụng tốt mọi nguồn lực, nhất là nội lực, để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế tri thức, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, phát triển văn hoá, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, bảo vệ và cải thiện môi trường. Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, chăm sóc sức khoẻ và cải thiện đời sống nhân dân. Mở rộng quan hệ đối ngoại, tăng cường quốc phòng và an ninh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, phấn đấu thực hiện bằng được mục tiêu, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển và tiến cùng thời đại. Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ sẽ tập trung sức tiếp tục đẩy mạnh cải cách toàn diện nền hành chính quốc gia theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền và thực hiện dân chủ. Xây dựng hệ thống hành chính, trước hết là Chính phủ trong sạch vững mạnh, sâu sát và gắn với dân, hết lòng phục vụ nhân dân, kiên quyết, kiên trì thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, xem đây là một trọng tâm công tác của Chính phủ trong thời gian tới.
Trong việc thực hiện chức trách của người đứng đầu Chính phủ, tôi trân trọng học tập và kế thừa những kinh nghiệm quý báu của các Thủ tướng Chính phủ tiền nhiệm, nghiêm túc giữ vững nguyên tắc kỷ luật, kỷ cương, cùng các thành viên Chính phủ chung sức xây dựng một Chính phủ đoàn kết nhất trí, phát huy tốt nhất trí tuệ tập thể, đồng thời đề cao đầy đủ trách nhiệm của mỗi cá nhân, hành động kiên quyết và sáng tạo, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ.
Tôi tin tưởng và trông cậy vào sự ủng hộ, cộng tác chặt chẽ của các thành viên Chính phủ, của các cơ quan Nhà nước và của các ngành, các cấp. Chính phủ Việt Nam sẽ làm hết sức mình và hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự ủng hộ hợp tác của Chính phủ các nước và các tổ chức Quốc tế, vì hoà bình hợp tác và phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Để hoàn thành trọng trách mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, tôi và tập thể Chính phủ xin nghiêm túc chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, của Bộ Chính trị. Chúng tôi xin trân trọng đặt niềm tin vào sự giám sát phối hợp, ủng hộ của Quốc hội, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp và các cơ quan thông tin đại chúng.
Tôi đặc biệt biết ơn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng Phan Văn Khải, các đồng chí đã tin cậy giao cho tôi nhiệm vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Ban cán sự Đảng Chính phủ, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ và đã phân công tôi phụ trách nhiều lĩnh vực công tác quan trọng trong hai nhiệm kỳ qua. Đây là sự ủng hộ, giúp đỡ thiết thực, tạo phần thuận lợi cho tôi trong việc đảm đương trọng trách mới.
Tôi luôn ghi nhớ và xin chân thành cảm ơn các đồng chí lão thành Cách mạng, đồng chí, đồng bào trong cả nước và ở những nơi tôi đã công tác chiến đấu từ những năm tháng chiến tranh và trong thời gian tôi làm việc ở địa phương và các cơ quan Trung ương.
Đồng chí và đồng bào đã dành cho tôi sự ủng hộ, đùm bọc, giúp đỡ chí tình. Tôi luôn tâm niệm tất cả là nhờ có dân, có Đảng, tôi nguyện nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện, sống và làm việc đúng pháp luật. Gương mẫu thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "cán bộ chính quyền là công bộc của dân, phải cần kiệm liêm chính, chí công vô tư". Việc gì có lợi cho dân thì phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh.
Thưa các đồng chí và các vị đại biểu.
Nhận nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ, tôi xin phát biểu những suy nghĩ tâm huyết chân thành của mình và cũng là lời hứa mà tôi quyết tâm thực hiện để xứng đáng với tình cảm  cao đẹp và sự tín nhiệm của Đảng, Nhà nước và nhân dân. Rất mong nhận được sự chia sẻ, ủng hộ và giám sát của các đồng chí, các vị đại biểu Quốc hội và toàn thể đồng bào. Xin chúc sức khoẻ các vị đại biểu, đồng chí, đồng bào.
Xin trân trọng cám ơn.

Nguyễn Văn Yểu - Phó Chủ tịch Quốc hội
Tiếp theo chương trình chúng tôi xin kính mời Phó Chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được thay mặt Quốc hội tặng hoa Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng.

Trương Quang Được - Phó chủ tịch Quốc hội
Kính thưa các vị đại biểu Quốc hội.
Kính thưa các vị khách quý.
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vui mừng chúc 3 ông Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng vừa được trúng cử vào cương vị quan trọng của Nhà nước ta: Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.
Với tình cảm và niềm tin tưởng của những người đại biểu nhân dân, Quốc hội chúng ta mong rằng các vị sẽ hoàn thành xuất sắc trọng trách của mình được giao để đáp ứng lòng mong đợi thiết tha của cử tri và nhân dân cả nước và xin tặng các vị:
Những đoá hoa tươi thắm đương thì,
thơm cho ai hỡi, thơm vì nhân dân.

Nguyễn Văn Yểu - Phó Chủ tịch Quốc hội
Chúng tôi xin trân trọng kính mời Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh lên chụp ảnh với Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội.

Nguyễn Phú Trọng - Chủ tịch Quốc hội
Sau đây tôi xin trân trọng kính mời Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng lên đọc Tờ trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc miễn nhiệm một số thành viên của Chính phủ.

Nguyễn Tấn Dũng - Thủ tướng Chính phủ
Thưa Quốc hội.
Tôi xin đọc Tờ trình của Thủ tướng Chính phủ.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc.
Hà nội ngày 27 tháng 6 năm 2006.
Tờ Trình đề nghị Quốc hội phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
Kính gửi Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Căn cứ Điều 114 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 3 tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001.
Tôi xin trân trọng trình Quốc hội xem xét phê chuẩn miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ như sau.
1. Đề nghị Quốc hội phê chuẩn, miễn nhiệm chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ ông Vũ Khoan sinh năm 1937 do tuổi cao, ông đề đạt nguyện vọng xin không tham gia Ban Chấp hành Trương ương Đảng Khóa X và đã được Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Khóa IX chấp nhận. Đồng thời ông Vũ Khoan đã đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý trình Quốc hội cho thôi giữ chức vụ Phó Thủ tướng Chính phủ trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội Khóa XI.
2. Đề nghị Quốc hội phê chuẩn, miễn nhiệm chức vụ 6 vị Bộ trưởng và 1 thành viên khác của Chính phủ.
Ông Phạm Văn Trà sinh năm 1935 do tuổi cao, ông đề đạt nguyện vọng xin không tham gia Ban Chấp hành Trung ương Khóa X đã được Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Khóa IX chấp nhận. Đồng thời ông Phạm Văn Trà đã đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý trình Quốc hội cho thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng trong kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XI.
Ông Nguyễn Dy Niên, sinh năm 1935, do tuổi cao, ông đề đạt nguyện vọng xin không tham gia Ban chấp hành Trung ương Khóa X đã được Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương Khóa IX chấp nhận. Đồng thời, ông Nguyễn Dy Niên đã đề nghị và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý trình Quốc hội cho thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong kỳ họp thứ 9, Quốc hội  Khóa XI.
Ông Nguyễn Sinh Hùng thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Tài chính để nhận nhiệm vụ khác.
Ông Phạm Quang Nghị thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin để nhận nhiệm vụ khác.
Ông Quách Lê Thanh thôi giữ chức vụ Tổng thanh tra Chính phủ để nhận công tác khác.
Ông Nguyễn Minh Hiển có đơn đề nghị và đã được Thủ tướng Chính phủ chấp nhận trình Quốc hội cho thôi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trong kỳ họp thứ 9 Quốc hội Khóa XI.
Ông Đào Đình Bình được Quốc hội Khóa XI, kỳ họp lần thứ nhất phê chuẩn bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải. Trong thời gian đảm nhiệm chức vụ Bộ trưởng, ông Đào Đình Bình đã có nhiều cố gắng cùng tập thể lãnh đạo Bộ làm được nhiều việc như: đã nghiên cứu bổ sung, sửa đổi và xây dựng mới, xong cơ bản các luật chuyên ngành và những văn bản quy phạm pháp luật quản lý ngành, xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển, đẩy nhanh tiến độ xây dựng và đưa vào sử dụng có hiệu quả nhiều công trình giao thông. Có nhiều cố gắng để đầu tư nâng cấp và cải tạo cơ sở hạ tầng giao thông vận tải của đất nước. Bước đầu khắc phục được tình trạng đầu tư dàn trải, kém hiệu quả, xử lý một bước tình trạng thua lỗ, nợ đọng kéo dài của các doanh nghiệp và có cố gắng trong chỉ đạo sắp xếp đổi mới doanh nghiệp trực thuộc Bộ. Vận tải và cơ khí ngành giao thông có bước phát triển khá, phối hợp với các bộ, ngành địa phương triển khai thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông, góp phần kìm chế được số vụ tai nạn và số người chết, số người bị thương.
Bên cạnh những cố gắng nêu trên, với trách nhiệm là người đứng đầu Bộ Giao thông vận tải, ông Đào Đình Bình cũng đồng thời phải chịu trách nhiệm về những thiếu sót, khuyết điểm của Bộ, của ngành Giao thông vận tải, đó là chưa hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, để xảy ra những vi phạm, khuyết điểm gây hậu quả lớn về công tác xã hội, công tác quản lý còn lỏng lẻo, chậm phát hiện các vụ việc tiêu cực.
Việc chỉ đạo, chấn chỉnh những sai phạm, yếu kém của cấp dưới thiếu kiên quyết và kịp thời. Công tác thanh tra, kiểm tra chất lượng một số công trình và quản lý tài sản, tài chính trong ngành còn để nhiều sơ hở. Đặc biệt là để xảy ra những vụ việc tiêu cực ở Ban quản lý các dự án 18 tồn tại kéo dài nhiều năm mà không được phát hiện ngăn chặn, gây lãng phí, thất thoát lớn. Quản lý cán bộ còn yếu kém, chưa kiên quyết xử lý đối với cá nhân, tập thể có sai phạm, chưa làm tốt công tác nội bộ và xây dựng đoàn kết trong tập thể lãnh đạo Bộ. Một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra, trong đó có vụ đổ tàu E1 gây hậu quả lớn, làm ảnh hưởng lớn đến uy tín, lòng tin của nhân dân đối với ngành giao thông vận tải. Những vụ tai nạn này trách nhiệm trước hết là những người trực tiếp gây ra. Song ông Đào Đình Bình cũng phải chịu trách nhiệm với trọng trách là Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải.
Từ những thiếu sót, khuyết điểm nói trên, ông Đào Đình Bình đã kiểm điểm nghiêm túc, tự nhận khuyết điểm và kỷ luật. Bộ Chính trị đã xem xét khuyết điểm, trách nhiệm của ông Đào Đình Bình và thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo về chính quyền. Ông Đào Đình Bình tự nhận thấy chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao và đã có đơn gửi lãnh đạo Đảng, Nhà nước xin từ chức Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Thủ tướng Chính phủ chấp nhận đơn xin từ chức và trình Quốc hội xem xét miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đối với ông Đào Đình Bình.
Xin kính trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nguyễn Văn Yểu - Phó Chủ tịch Quốc hội
Thưa Quốc hội, trước khi các vị đại biểu Quốc hội về làm việc tại Đoàn, chúng tôi xin báo cáo với Quốc hội về chương trình làm việc sáng mai.
Thưa Quốc hội, cùng với chương trình Quốc hội quyết định nhân sự Nhà nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin đề nghị Quốc hội cho bổ sung một nội dung là Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ trình Quốc hội biểu quyết thông qua Điều 95, là 1 trong 6 điều biểu quyết riêng mà Quốc hội đã biểu quyết thông qua 5 điều rồi và trình Quốc hội biểu quyết thông qua toàn bộ Luật Bảo hiểm xã hội để hoàn tất chương trình thông qua 10 đạo luật của kỳ họp này của Quốc hội.
Do vậy, xin đề nghị các vị đại biểu Quốc hội sáng mai đem theo tài liệu của Luật Bảo hiểm xã hội để Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội.
Còn dự thảo điều mới của Điều 95, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ gửi đến các vị đại biểu Quốc hội kèm theo Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Điều 95 mới.

Bây giờ chúng tôi xin kính mời các vị đại biểu Quốc hội về làm việc tại Đoàn.



---





BỔ SUNG




4. Cụ Lưu Trọng Văn kể chuyện

"
Gã có rao rằng ngày mai sẽ viết. Nhưng, cái ngày mai ấy đã điểm khi lũ gà bên sông Hồng trong mưa phùn đã toe toe gáy, mấy nàng đẩy xe đạp hoa loa kèn từ chợ hoa Nghi Tàm lên đê chuẩn bị tiến về phố cổ.
Gã giật mình hôn hốt vì chuyện mình lóm được do một ông bạn xuất thân từ lò Uỷ ban KHNN rất rành chuyện sau cánh gà kể thuộc loại thâm cung bí sử. Chuyện ấy giải thích lý do vì sao ông Sáu Khải đang điều hành Chính phủ ngon ơ còn những 365 ngày nữa mới hết nhiệm kỳ đã đột ngột xin từ chức.
Gã cân nhắc lung liếng lắm, kể hay không kể? Xưa nay nước của gã chống tiêu cực này nọ chỉ đụng hông trở xuống, đến thời hôm nay bác Tổng đã choảng cả trên vai trở lên, nhưng gã vẫn hốt vì chuyện gã kể liên quan bác Sáu Khải tức là liên quan tới tứ trụ triều đình, tức chuyện thâm cung bí sử.
Thôi, ứ kể nữa. Gã đành lấp chỗ trống bằng việc thơi thới kể chuyện thâm thôn tênh hênh sử mà thôi. Bạn đọc của gã đừng chép chép miệng trách gã làm gì, tội nghiệp.
Chuyện là thế này.
Thôn Tò he là một thôn giàu có nhất vùng. Trưởng thôn là người bình dị, gần bà con xóm giềng có tiếng cười dân dã, có cặp mắt long lanh nên chị em xinh đẹp trong thôn rất để ý để đong đưa tình. Lửa gần rơm... giời ạ, gã ấy à, bén từ lâu rồi chứ chả nhín đến tận sắp hết nhiệm kỳ mới dấm dúi trái thị quả dưa. Khốn nỗi bị xì ra.
Trưởng thôn cố ém chuyện nghêu sò ốc hến này đi, nhưng chú phó thôn một người cùng xóm tối lửa tắt đèn với trưởng thôn không chịu. Phó thôn gọi Phèo, phụ trách an ninh thôn lên, ra lệnh, chú phải điều tra cho ra vụ mất đạo đức ở cái thôn bao năm nay giữ vững là thôn văn hoá của chúng ta.
Phèo kêu Nhài, thôn nữ xinh đẹp có bộ ngực nây nẩy lúc nào cũng sẵn sàng xổ tung đứt hàng cúc áo tới trụ sở an ninh thôn. Nhài dứt khoát không khai ra người tình của mình. Phèo bẩm báo lại phó thôn, phó thôn lệnh, nếu ả không chịu khai thì chú mày coi như mất chức. Phèo hiểu phó thôn xưa nay tuy trong các cuộc họp thôn luôn tuyên bố chưa từng cách chức ai, nhưng ai ai cũng ngán sợ...
Phèo gặp Nhài, nói toẹt: hoặc cô phải khai ra chuyện tòm tem với bác trưởng thôn hoặc tôi sẽ mất chức. Tôi thì không chịu mất chức rồi.
Bác làm gì được em? Nhài dướn cặp vú trái bòng lên thách thức. Làm gì à? Phèo cho Nhài xem một đoạn clip chuẩn bị sẵn. Một tên đồ tể khảo cung một cô gái, cô gái không khai, đã lấy chai bia đập vỡ cổ chai rồi thọc vào vùng thâm cung bí sử của cô gái. Cô gái khóc thét lên, khai...tuốt.
Xem xong clip ấy, Nhài vãi linh hồn, thế là... tuôn. Phèo được lệnh phó thôn đem lời khai ấy đặt trước cặp kính của bác trưởng thôn.
Trưởng thôn kêu phó thôn lên, chuyện này chỉ có chú mới cứu đước anh. Phó thôn bảo, để em. Em hứa là không cho thằng nào bép xép ra ngoài. Nhưng, để thật êm hơn nữa, theo em bác nên xin từ chức trưởng thôn.
Thế là thôn Tò he họp khẩn cấp. Gã cũng họp vì gã thường xuyên tạm trú tại thôn để thu mua tò he. Bà con cảm động rớt nước mắt vì bác trưởng thôn xin từ chức vì lý do sức khoẻ. He, chỉ em Nhài mới biết sự thật sức khoẻ của trưởng thôn thế nào. Còn hội chơi cầu lông của thôn bất ngờ nhất vì trên sân cầu lông bác trưởng thôn có những cú đập trên lưới sấm sét, vậy mà, đùng cái...
Gã lọ mọ hỏi bà con vì sao thương mến bác trưởng thôn, bà con bảo, 9 năm lãnh đạo thôn, bác trưởng thôn đã đưa thôn Tò he làm ăn phát đạt, đời sống khấm khá, thóc dự trữ đầy kho.
Thế là bác trưởng thôn từ chức và giới thiệu phó thôn lên thay mình.
Gã nghe lóm đước chuyện thằng Phèo với con bồ của nó sau đống rơm. Ngâu, tên con bồ nó hỏi, chú phó thôn thân tình với bác trưởng thôn thế sao không ém giúp bác để bác làm hết nhiệm kỳ, bắt bác phải từ chức làm gì, tội nghiệp bác ấy cũng thiệt thòi cho dân mất một trưởng thôn tử tế?
Thằng Phèo thổi phù cọng rơm trên cặp môi nhơn nhớt của nó ra, tay vừa mân mê vùng thâm cung bí sử của em Ngâu, vừa nói: em đéo biết gì chuyện chính trị, bác trưởng thôn có từ chức thì đương nhiên chú phó thôn lên thay, chờ hết nhiệm kỳ, bầu bán, chắc gì chú phó thôn hơn phiếu người khác để được bầu trưởng thôn?
Ối giời, chỉ là chuyện tranh chức trưởng thôn thôi, nghe mà gã phát hãi. Không biết ở trên xã, trên huyện, trên tỉnh thì thế nào nhể?
Thôi chim líu lo hót rồi, giời đã hưng hửng sáng. Gã dứt chuyện. Chả biết chuyện thôn xóm gã kể có gãi được chút ngáy ngứa nào không.
Gã xin công bố. Chuyện thôn Tò he là chuyện thôn Tò he, gã kể để lấp chỗ trống vì chót hứa kể chuyện liên quan đến bác Sáu Khải, nhưng vì chuyện ấy thuộc thâm cung cấp trên tỉnh, phút chót gã không dám kể nữa, xin bà con thứ lỗi, nếu chuyện có phèo... nhạt.

"
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=2028078180850742&id=100009457401127




3.


Trong những buổi họp Chính phủ, có một bộ trưởng luôn rút thuốc lá ra hút, đi đi lại lại trong phòng và thỉnh thoảng lại nói chen vào. “Thủ tướng Phan Văn Khải cũng không thấy phiền lòng và không nhắc nhở những chuyện ấy. Chứng tỏ phải có một tâm thế không quan tâm đến những điều nhỏ nhặt, câu nệ, chấp nê thì mới có thể không để ý đến những chuyện ấy”, TS Lưu Bích Hồ kể.

Mình nghĩ ông Sáu Khải không la vị bộ trưởng kia một phần vì ông Sáu cũng hút thuốc rất ác.
Có lần vào kỳ họp QH cuối năm mình xin phỏng vấn ông cho báo Xuân, khi đó ông đang ngồi một mình ngoài hành lang gần nhà kính. Ông nói thôi mầy ơi, có khi nào nhà có chuyện mà lại đi xông đất nhà người ta không. Phỏng vấn báo xuân cũng như xông đất vậy. Thôi qua nhà kính uống cà phê với tao. Một ly cà phê đen, ông đốt tới ba điếu thuốc
Hình như năm đó ông Nguyễn Thái Nguyên, trợ lý TTg, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ bị bắt. Ông gọi đó là nhà có đám. Năm đó hình như ông cũng không trả lời tờ nào.
Tấm ảnh này mình chụp ông trong một lần về Củ Chi. Bữa đó ông nói với cán bộ và nhân dân huyện rằng Củ Chi mình nông thôn đổi mới nhưng mà văn hoá còn lộn xộn. Bữa rồi tui về đám giỗ nên không tiện kêu cảnh sát dẫn đoàn. Gì mà nhậu say dám chặn xe xin tiền uống rượu, đụng ngay xe thủ tướng. Xe vừa dừng tui chưa kịp nhìn thì cận vệ bung cửa nhảy xuống và ông đó văng xuống kinh Đông la bai bải!


https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10156412636524090&set=a.10150555063954090.406774.578394089&type=3&theater















3 yếu tố hội tụ ở nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải

(PLO)- “Nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nói ít làm nhiều. Đó là một trong những yếu tố rất cần của một người lãnh đạo” - TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển (Bộ KH&ĐT), người có thời gian dài làm việc với Thủ tướng Phan Văn Khải khi đó.   


“Tôi may mắn được gần và làm việc hàng chục năm với Thủ tướng Phan Văn Khải ngày đó. Chuyện tôi kể ra đây là đôi điều kỷ niệm về anh Sáu Khải – một người lãnh đạo bình dị, trong sáng nhưng luôn làm nhiều hơn nói” - TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển, Bộ KH&ĐT mở đầu câu chuyện với Pháp Luật TP.HCM về nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải.
 “Nói ít và không nói suông”
Theo TS Lưu Bích Hồ, điểm nổi bật của Thủ tướng Phan Văn Khải, cũng như cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt là dùng nhân tài làm tham mưu.
“Tại sao trong hai nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải kinh tế vượt qua được tác động của cuộc khủng hoảng 1997, không những tăng trưởng cao mà còn lành mạnh, ổn định? Đó chính là vì ông không duy ý chí, có hiểu biết và biết dùng tham mưu gồm những người cự phách luôn luôn bên cạnh mình”, TS Lưu Bích Hồ khẳng định.
3 yếu tố hội tụ ở nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải  - ảnh 1Thủ tướng Phan Văn Khải trong một lần đi khảo sát ở nước ngoài cùng các chuyên gia; người đứng giữa, phía sau là TS Lưu Bích Hồ.
Cũng chính bởi điều này mà Thủ tướng Phan Văn Khải luôn đưa ra được những quyết định đúng đắn. Đồng thời, luôn có phương cách để biến tư duy, quan điểm đổi mới thành hành động, công việc cụ thể chứ “không chỉ nói  thôi”.
“Thủ tướng Phan Văn Khải nói ít làm nhiều. Đó là một trong những yếu tố rất cần của một người lãnh đạo. Rất tiếc những người như vậy cũng chỉ làm được một thời gian rồi nghỉ”, TS Hồ nói.
Thủ tướng Phan Văn Khải là người thận trọng, không bao giờ đưa ra những quyết định vội vàng, sốc nổi, cảm tính. Chẳng hạn khi thảo luận về giữ ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng Phan Văn Khải vì hiểu được vấn đề nên không bao giờ cho phép làm quá giới hạn, nhất là đối với lĩnh vực tài chính, tiền tệ. Chính vì vậy, suốt hai nhiệm kỳ của ông, lạm phát không bùng phát. Bởi lạm phát chỉ bùng phát khi duy ý chí làm sai quy luật, nguyên tắc của thị trường và vai trò của Nhà nước…” - TS Lưu Bích Hồ nói.
Ngay cả với việc gặp doanh nghiệp, Thủ tướng Phan Văn Khải cũng không “ồn ào, đao to búa lớn. “Những cuộc gặp của Thủ tướng Phan Văn Khải với doanh nghiệp rất thiết thực. Thủ tướng gặp để biết được yêu cầu của doanh nghiệp, thực tế sản xuất kinh doanh, những rào cản vô lý và để có chương trình, kế hoạch thực hiện đổi mới cho bằng được” - TS Lưu Bích Hồ khẳng định.
Cái tâm trong sáng, không quan tâm chuyện nhỏ nhặt
Điều này, tuy không quan trọng nhưng ít thấy, lại thể hiện rất rõ khi Thủ tướng Phan Văn Khải chủ trì các cuộc thảo luận hay cuộc họp của Chính phủ.
TS Lưu Bích Hồ lúc này làm viện trưởng. Trong một cuộc họp của Chính phủ về công tác quy hoạch, khi thấy báo cáo đã dài và bản thân đọc cũng đã hơi mệt, lại đã đến giờ giải lao, TS Lưu Bích Hồ ngưng đọc báo cáo và nói: “Thưa Thủ tướng, đã đến giờ giải lao!”. Thủ tướng cười khà khà và đồng ý để mọi người giải lao. Nhiều người ngạc nhiên bởi chẳng ai dám nói với Thủ tướng như vậy.
3 yếu tố hội tụ ở nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải  - ảnh 2Thủ tướng Phan Văn Khải tiếp chuyên gia nước ngoài đến dự hội thảo hồi ông còn là Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước.
Còn trong những buổi họp Chính phủ, có một bộ trưởng luôn rút thuốc lá ra hút, đi đi lại lại trong phòng và thỉnh thoảng lại nói chen vào. “Thủ tướng Phan Văn Khải cũng không thấy phiền lòng và không nhắc nhở những chuyện ấy. Chứng tỏ phải có một tâm thế không quan tâm đến những điều nhỏ nhặt, câu  nệ, chấp nê thì mới có thể không để ý đến những chuyện ấy”, TS Lưu Bích Hồ kể.
Tuy vậy, Thủ tướng Phan Văn Khải vẫn giữ được cái uy của mình. Cái uy của Thủ tướng thể hiện qua cách xử lý công việc nghiêm túc, nghiêm khắc cần thiết, chính xác, công tâm, sòng phẳng với một cái tâm trong sáng.
“Đến giờ cũng không ai xì xào gì tiêu cực về Thủ tướng Phan Văn Khải”, TS Lưu Bích Hồ nhận định.
Có một lần, theo TS Hồ, Thủ tướng Phan Văn Khải tặng cho cấp dưới của mình một chai rượu. Khi vị này mở chai rượu ra thì thấy có 1.000 USD trong đó. Lập tức vị này mang đến gặp Thủ tướng Phan Văn Khải và nói: “Chai rượu anh đưa có 1.000 USD, tôi báo cáo anh!”. Rất nhẹ nhàng, Thủ tướng Phan Văn Khải nói vị đó nhận lại chai rượu mà Thủ tướng đã tặng. Còn 1.000 USD, Thủ tướng gọi người đã biếu chai rượu đó đến để trả lại và dặn: “Từ lần sau đừng làm như thế nữa!”.
“Khi anh Khải còn làm ở Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, rồi lên làm Phó Thủ tướng, rồi Thủ tướng, ai đến nhà anh cũng thấy ấm áp, nhẹ nhàng…”, TS Lưu Bích Hồ hồi tưởng.
Hội tụ 3 yếu tố: Hiểu biết, hành động và biết dùng người tài
Theo TS Lưu Bích Hồ, ông Khải là vị Thủ tướng sau đổi mới có nền tảng kiến thức kinh tế cơ bản theo cả hai mô hình kinh tế kế hoạch và kinh tế thị trường.
3 yếu tố hội tụ ở nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải  - ảnh 3
Cán bộ của Bộ KH&ĐT chúc mừng Thủ tướng Phan Văn Khải nhân ngày sinh nhật. 
TS Lưu Bích Hồ cho rằng ông Phan Văn Khải là Thủ tướng thành công nổi bật sau đổi mới với nhiều ý nghĩa, từ việc am hiểu và xử lý các vấn đề kinh tế của đất nước và hội nhập quốc tế đến tư tưởng và hành động đổi mới.
"Ở ông hội được ba yếu tố: Nền tảng kiến thức kinh tế, biết dùng tham mưu thật sự, nói ít hơn làm và làm tốt. Đó cũng là một con người rất nghiêm túc, cầu thị và khiêm tốn, trong sáng; hiền hòa trong đời sống, trong cách đối xử với mọi người" - TS Lưu Bích Hồ nhìn nhận và nói: "Đó là một Thủ tướng rất bình dân nhưng rất rành mạch: công việc là công việc, rất kiên quyết nhưng lại rất tình cảm, nhẹ nhàng". 
TS Lưu Bích Hồ bắt đầu trực tiếp làm việc với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải từ lúc làm Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 1991-2000. Khi ấy, ông Phan Văn Khải đang là Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Tổ trưởng tổ biên tập Chiến lược. Còn TS Lưu Bích Hồ đang là Phó Viện trưởng Viện Kế hoạch dài hạn, nay là Viện Chiến lược phát triển.
TS Lưu Bích Hồ được phân công giao cho nhiệm vụ làm Tổ phó phụ trách công tác tổ chức điều phối và hậu cần cho Tổ biên tập. Tổ phó phụ trách chung là ông Trần Đức Nguyên, người sau này là trợ lý của Thủ tướng Phan Văn Khải, rồi là Trưởng ban nghiên cứu của Thủ tướng Phan Văn Khải.
TS Lưu Bích Hồ là đầu mối kết nối với các chuyên gia nước ngoài, kể cả từ ĐH Harvard (Mỹ) và đã tháp tùng ông Phan Văn Khải đi nhiều nơi để học hỏi về xây dựng phát triển kinh tế thị trường. Sau đó ông từng làm việc nhiều năm với Thủ tướng Phan Văn Khải, với vai trò là thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng.

CHÂN LUẬN









http://plo.vn/thoi-su/3-yeu-to-hoi-tu-o-nguyen-thu-tuong-phan-van-khai-760119.html













2. Tâm sự của cháu Đại sứ Phạm Sanh Châu (ghi theo tên đề trên vòng hoa)

"
SanhChau Phamさんが写真17件を追加しました — 悲しい - 場所:  Cu Chi HCM
“Ông là con người của gia đình luôn yêu thương vợ, con và những người cộng sự, giúp việc. Ngày ông hạnh phúc nhất là ngày con gái ông chị Yến, người ông thương yêu nhất nhà vì hay ốm yếu, đi lấy chồng. Ngày ông đau khổ nhất là ngày bà từ bỏ ông đề về với tổ tiên.
Lần cuối cùng tôi gặp ông, ông vẫn vui vẻ tuy sức khoẻ có giảm sút đi nhiều. Vẫn trong căn nhà vườn ở Củ chi ấy ông trầm ngâm : “Năm tháng càng lùi xa thì mọi người càng nhận thấy thời tao làm cũng được mày ạ, ổn định và phát triển”. Và ông dắt tôi ra vườn nơi có mộ bà và nói : “Tao để cô nằm đây cho gần nhà” “Và đây là chỗ của tao” ông chỉ miếng đất nằm cạnh đó. Đời ông, đang đương chức mà chẳng màng đến danh vọng, huống chi lúc nằm xuống cần gì nằm ở “nghĩa trang dành cho cán bộ cao cấp”! Khi về hưu ông thanh thản và nhẹ nhàng, bàn giao lại mọi thứ và về thẳng quê nhà không can thiệp vào chính sự. “Để cho tụi nó dễ làm việc” ông nói.
Ông là thế hết mình vì nước nhưng chính trực với lợi ích cá nhân mình. Ánh mắt ông nhìn tôi ái ngại khi công việc của tôi không thuận buồm xuôi gió vì ông không giúp được gì tôi và đó sẽ là ánh mắt thân thương nhất đi hết cuộc đời này của tôi. Trong những cộng sự đắc lực của ông, có mấy ai lên được chức Thứ trưởng! Chính vì thế tôi đau cùng nỗi đau của ông khi ông bộc bạch trước Quốc hội là ông nhận khuyết điểm vì không ngăn chặn được tham nhũng và rằng “ con người là vốn quí nhất của quốc gia”.
Chú Sáu ơi thế là giờ chú đã được đoàn tụ cùng Cô. Và nơi ấy tiếng cười vẫn giòn tan như nơi này. Vẫn cười to như con Át cơ bắt được con K cơ của cháu. Vẫn hể hả khi bỏ nhỏ quả cầu lông trong mỗi trận đánh sau giờ làm việc tại ngôi nhà ở phố Chùa Một Cột.
Chú đi rồi cháu sẽ không bao giờ phải vội vã dò kênh bóng đá cho Chú nữa khi mỗi lần mình di chuyển sang khách sạn mới. Và cháu sẽ không bao giờ phải thủ sẵn một cái gạt tàn để mỗi lần chú ngoài đầu là có sẵn.
Vĩnh biệt Chú Sáu Khải./.”
"
https://www.facebook.com/sanhchau.pham/posts/10214945403498833





















1. Ngày 17/3/2018




Thứ Bảy, 17/3/2018 20:15 GMT+7

Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chiều nay, 17/3, ra Thông cáo đặc biệt báo tin nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải từ trần.

Trân trọng đăng toàn văn Thông cáo đặc biệt:
Đồng chí Phan Văn Khải, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vô cùng thương tiếc báo tin:
Đồng chí Phan Văn Khải, sinh ngày 25/12/1933; quê quán: Xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh; thường trú tại số nhà 24 Tú Xương, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh; đồng chí tham gia cách mạng năm 1947, vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 15/7/1959. Nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa V, VI, VII, VIII, IX; Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VII, VIII, IX; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII; nguyên Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đại biểu Quốc hội các khóa VIII, IX, X, XI.
Sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao, bệnh nặng, đồng chí đã từ trần hồi 01 giờ 30 phút, ngày 17/3/2018 (tức ngày 01 tháng 02 năm Mậu Tuất), tại nhà riêng xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Hơn 70 năm hoạt động cách mạng, đồng chí đã có nhiều đóng góp lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc. Đồng chí đã được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng và nhiều Huân, Huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế.
Đồng chí mất đi là một tổn thất đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Để tỏ lòng tưởng nhớ đồng chí Phan Văn Khải, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quyết định tổ chức tang lễ đồng chí Phan Văn Khải với nghi thức Quốc tang.
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM
http://baophapluat.vn/thoi-su/thong-cao-dac-biet-cua-trung-uong-dang-quoc-hoi-nha-nuoc-383962.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.