Đầu tiên là một phân tích của học giả Phạm Thế Anh (Đại học Kinh tế Quốc dân), sau đó là một suy nghĩ của học giả Phạm Chi Lan.
Home
Hiển thị các bài đăng có nhãn năm-2020. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn năm-2020. Hiển thị tất cả bài đăng
11/03/2020
Tình cảnh nhân loại trước đại dịch bệnh : Virus SARS-CoV-2 đã biến chủng
Tin mới cập nhật từ 11/3/2020.
Virut đã biến chủng. Tức là một tiểu chủng của Cô Vy 19 đã được xác nhận.
Dịch bùng phát ở châu Âu.
Tổng thống Hoa Kì - ông Đồ Nam Trump - đã đồng ý sẵn sàng xét nghiệm Cô Vy.
Các thông tin được đưa dần lên như mọi khi, mở đầu là tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia của Việt Nam.
08/03/2020
Trước nguy cơ "toang thật rồi ông giáo ạ" của Hà Nội : đại dịch Cô Vy ngày 8/3
Từ đêm 7/3, tức là đêm qua, trong nội bộ các nhóm đã truyền tin về trường hợp ông N.Q.T. Sáng nay, tức sáng ngày 8/3, thì các báo chính thống đã đăng tin chính thức về ông N.Q.T 61 tuổi.
Hà Nội quả thực đang đứng trước nguy cơ "toang thật rồi ông giáo ạ".
Nguy cơ "toang rồi", đã có điềm báo từ Giao Thừa chuyển sang năm mới con Chuột 2020. Đã đi ở đây (từ 27/1/2020).
03/02/2020
Trùng hợp đặc biệt : học sinh thủ đô được nghỉ 1 tuần đúng từ ngày 3/2/2020
Ngày 3 tháng 2 năm 2020 là ngày kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020).
Trùng hợp ngẫu nhiên và đặc biệt: từ ngày 3/2/2020, học sinh thủ đô Hà Nội được phép nghỉ 1 tuần (từ 3 đến hết 9/2, tức từ Thứ Hai đến hết Chủ Nhật), để tránh đại dịch toàn cầu Corona.
01/02/2020
Khẩn cầu thần linh đuổi đại dịch Corona, ở đền lớn tại Nara (Nhật Bản)
Việc cầu nguyện các đấng thần linh đuổi bệnh dịch, thì rất phổ biến và cũng rất đỗi bình dị ở Nhật Bản. Truyền thống này đã có hàng ngàn năm nay.
Hồi đầu thế kỉ XXI, mình ngồi tập hợp tư liệu cũ của lãnh chúa Karatsu để viết phần về "cầu đảo đuổi bệnh dịch" trong các ngôi đền lớn ở địa phương. Tư liệu của lãnh chúa khá thú vị.
Hồi đầu thế kỉ XXI, thì mình cũng đã có khảo sát thực tế tại địa phương về việc khấn thần linh đuổi dịch SARS. Có những buổi lễ thì rất đông người tham dự, nhưng có khi chỉ có hai cha con ông thầy cúng và mình ! Mình lúc đó thành ra chân giúp việc, làm cái nọ lấy cái kia, nhưng không quên đặt máy ghi âm và chụp ảnh !
Bây giờ, đầu năm 2020, đại dịch Corona cũng đã lan đến Nhật Bản. Người bệnh đầu tiên được xác nhận là thuộc tỉnh Nara.
Ngôi đền lớn Kasuga ở Nara thì từ ngày 31/1 sẽ tiến hành cầu nguyện đuổi đại dịch. Nhà đền sẽ cầu nguyện liên tục vào sáng và tối mỗi ngày, cho đến khi đại dịch được đẩy lui hoàn toàn.
Truyền thống văn hóa lâu đời, theo đúng như lí thuyết của ngành văn hóa dân gian Nhật Bản.
31/01/2020
Đại dịch bùng phát ngay sau Tết Nguyên Đán (sau tuyên bố của WHO)
Cập nhật sau tuyên bố của WHO.
Đại họa khẩu trang.
Đại lễ chùa Phúc Khánh.
Đại họa khẩu trang.
Đại lễ chùa Phúc Khánh.
Xa rộng hơn nữa là lễ chùa Ba Vàng: mong đẩy lui dịch bệnh bằng nghi thức cầu Phật.
27/01/2020
Năm Chuột, khéo loay hoay mà làm vỡ toang cái bình quí, ông giáo ạ !
Ném chuột nhưng không làm vỡ bình có nguồn gốc từ thành ngữ cổ của Trung Quốc, là Đầu thử kị khí 投鼠忌器 (ném chuột mà sợ hỏng đồ vật; ném chuột thì cần tránh ném vỡ cả đồ vật).
Năm 2019, tiếng Việt hiện đại xuất hiện phong trào sử dụng thành ngữ mới "toang rồi ông giáo ạ !". Không biết từ nguồn nào đầu tiên, nhưng trẻ già trai gái nước Việt đã nói thành quen miệng rồi.
Tự nhiên, một hôm hồi mùa thu 2019, ở chỗ ngã tư đợi đèn xanh ở Hà Nội, có một chú bé chắc tầm 15 - 16 gì đó buột miệng: "toang rồi ông giáo ạ" ! Một pha thú vị, tiếc là chỉ kịp nhìn loáng một cái thì chú đã vụt đi rồi !
Năm 2020 này, thì lại chính là năm Chuột - chữ Hán là Canh Tí.
Ở chỗ dừng lại thảnh thơi ngắm xuân, mà bất giác, buột miệng: Khéo mà loay hoay, lại làm vỡ toang cái bình quí đó, ông giáo ạ.
25/01/2020
Phủ Tây Hồ mùng 1 Tết Canh Tý 2020 : lễ Mẫu, khẩu trang, bán muối
Mùng Một Tết nhiều năm nay, Phủ Tây Hồ trở thành điểm đến của rất nhiều người thủ đô và người trong toàn quốc.
Mùng Một Tết năm nay, năm Canh Tý 2020, nhằm Thứ Bảy ngày 25/1/2020, lướt nhanh, thì thấy có hai hiện tượng mới ở Phủ Tây Hồ:
- rất nhiều người đeo khẩu trang,
- việc bán muối lấy may được làm khá rôm rả.
Khẩu trang là phản ánh tình hình đáng lo ngại về đại dịch bùng phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) từ trước Tết.
Bán muối, là một sáng tạo mới ở Phủ Tây Hồ trong ít năm trở lại đây.
07/01/2020
Nghỉ Tết ta Canh Tý và các ngày nghỉ lễ trong năm 2020
Đợt nghỉ Tết ta Canh Tý 2020 sắp tới kéo dài trong 7 ngày, từ ngày 23/1/2020 (tức Thứ Năm, ngày 29 Tết) đến hết ngày 29/1/2020 (tức Thứ Tư, ngày 5 Tết). Có nghĩa là, như thường niên, sẽ bắt đầu đi làm trở lại vào ngày 6 Tết ta.
03/01/2020
Đón chào 2020 : nhìn lại một mốc định hướng cũ từ 1990s
Một dấu mốc lớn mà Việt Nam hướng đến là "năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại".
Dấu mốc đó, chúng tôi nghe suốt thập niên 1990. Một lần rõ nhất là đợt học tập ở khu vực đường Nguyễn Cảnh Chân khoảng cuối thập niên 1990.
Thập niên đầu của thế kỉ XXI thì vẫn liên tục được nhắc lại.
01/01/2020
Đón chào năm mới 2020 : hướng đến Canh Tý cùng "canh tân"
Tết Tây 2020.
Ngày 1 tháng 1 năm 2020, nhằm vào mùng 7 tháng 12 năm Kỷ Hợi. Theo lịch pháp truyền thống, thì non một tháng nữa mới đến Tết Ta.
30/10/2015
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)