Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lại-nguyên-ân. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lại-nguyên-ân. Hiển thị tất cả bài đăng

20/01/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : "Dãy núi Trang Nghiêm đứng chống trời" (thơ Nguyễn Bính, 1957)

Núi Tiên Hương (trước là núi An Thái, mà xửa xưa là núi Vân Cát), núi Trang Nghiêm, núi Hổ Sơn, núi Lê Xá, núi Xuân Bảng (Kim Bảng), núi Côi Sơn,... những ngọn núi chạy liền nhau ở huyện Vụ Bản (xửa xưa là huyện Thiên Bản) danh tiếng, thì trên Giao Blog đã nói đến ở đây hay ở đây.

Bây giờ, hãy đến với núi Trang Nghiêm (chạy liền một mạch với núi Tiên Hương) trong thơ Nguyễn Bính viết năm 1957. Núi Trang Nghiêm ở xã Trang Nghiêm (có Trang Nghiêm Thượng và Trang Nghiêm Hạ), nay quen gọi là Núi Ngăm.

Khi ấy, Nguyễn Bính trở lại Bắc Việt, làm báo với anh trai ruột (Nguyễn Mạnh Phác, tờ báo tư nhân "Trăm hoa") một thời gian tại Hà Nội, có về thăm quê hương Vụ Bản. Ông kể lại chuyện cũ rồi ghi lại chuyện mới sau 1954 ở xung quanh núi Trang Nghiêm.

22/11/2021

Văn hóa soi đường cho quốc dân đi (luận đề "văn hóa" và "soi đường")

Gần đây, tôi đã đưa ra một luận đề "văn hóa" là "văn hóa nào". Đã phát biểu công khai ở nhiều không gian học thuật và ứng dụng học thuật, cũng đã in thành bản thảo sách (sắp tới, sẽ thành sách xuất bản chính thức), ví dụ ở đây (tháng 12 năm 2020) hay ở đây (tháng 7 năm 2020).

Bây giờ, đang nóng trên công luận là luận để "văn hóa soi đường cho quốc dân đi". Đợt này, đi qua triển lãm Vân Hồ nhiều lần, đều thấy rực rỡ tuyên truyền; còn về nhà mở tivi thì cũng thấy VTV liên tục đề cập.

Một ít thông tin và một ít bình luận (bình luận đầu tiên dành cho học giả Lại Nguyên Ân).

01/10/2021

Kế hoạch mấy trăm cuốn sách dịch - nhìn lại sau nhiều năm (2004-2021)

17 năm về trước, bác Ngô Tự Lập có nói đến kế hoạch 500 cuốn sách. Xem toàn văn ở bên dưới.

Hiện không thấy có chỗ nào nói đến kế hoạch ấy nữa. Hãy đọc lại bản viết của bác Lập vào năm 2004:

"Theo tôi, nếu nói riêng về khoa học xã hội và nhân văn thì trí tuệ Ðông Tây Kim Cổ về cơ bản có thể gói gọn trong khoảng 500 cuốn sách quan trọng nhất, trong đó chúng ta đã dịch được chừng 50 cuốn với chất lượng tương đối tốt (triết học Trung Hoa, Marx và một số tác giả phương Tây khác). Nếu chúng ta tổ chức dịch được 50 cuốn/năm thì sau 9 năm chúng ta có thể hoàn thành kế hoạch. Còn nếu chúng ta dịch được 100 cuốn/năm, thì chỉ mất 5 năm. Lúc đó chúng ta mới có thể bắt đầu nghĩ đến một đội ngũ trí thức thực thụ. Tất nhiên, điều này khó khăn hơn không phải gấp đôi mà rất nhiều lần."

Từ năm 2004 đến nay đã là 17 năm, tức là khoảng 2 lần so với kế hoạch 9 năm, và hơn 3 lần so với kế hoạch 5 năm được trình bày ở đoạn trên.

Luận bàn về phóng sự của Trọng Lang và Vũ Trọng Phụng (Thụy Khê và Lại Nguyễn Ân)

Tôi thì quan tâm đến phóng sự của nhà báo nhà văn Trọng Lang, tức Trần Tán Cửu. Ví dụ, trên Giao Blog đã có những bài ngắn như ở đây hay ở đây.

22/04/2020

Đọc lại Lê-nin và về Lê-nin, trong đại dịch Cô Vy

2020, hạ tuần tháng 4, nhiều nơi đang có những hoạt động kỉ niệm dành cho lãnh tụ Lê-nin. Bản thân mình, thì đầu năm 2020, có một bài in trong sách chung mới ra, mà trong đó, mình bàn đến khái niệm "dân tộc tự quyết" do Lê-nin đưa ra (đã điểm tin ở đây).

Bây giờ thì đọc một ít tư liêu liên quan, mà bài đầu tiên là của Phan Khôi viết năm 1930 (đăng trên tờ Trung Lập thời đó).

03/06/2019

Bàn về quốc học (bài Phan Khôi, 1931)

Đợt trước, đã đưa bài cụ Phạm Quỳnh luận bàn về "cái học của nước Nam" - bài ấy đăng năm 1931 (đọc lại ở đây).

Hồi ấy, các cụ Lê Dư với Khan Khôi cũng góp bàn sôi nổi. 

Lê Dư quả quyết là nước Nam có cái học đàng hoàng. Tức là có học thuật chân chính.

Nhưng Phạm Quỳnh với Phan Khôi bảo nước Nam không có học thuật chân chính, chỉ là "học giả" (giả ảo, giả tạo, giả dối) mà thôi. Chuyện của năm 1931 đó. Bây giờ, vẫn chưa cũ chút nào. Đọc các cụ, vẫn thấy như đang ở thời điểm 2019 giữa Hà Nội bức sốt thi cử vậy !

15/05/2016

Đón chào ngài Obama, đọc chơi lại Trần Đăng Khoa 1969 : "Ngu xuẩn nhất nhì, Là tổng thống Mỹ"

Đưa bản gốc năm 1969 sau. Năm 1969 này, trước đó, đã đưa nghi vấn ở đây, dễ trả lời hơn, nhưng chưa nhận thấy thành ý trong phản hồi gián tiếp của ông Trần Đăng Khoa (khác với cậu Trần Đăng Khoa).

Bây giờ, là đọc một vài bàn luận.

27/11/2013

Lại là truyện Cười của cụ Trần Thanh Mại (1938), nhưng bác Lại Nguyên Ân đã tin luôn (2013)

Ảnh trong bài
Á tế á ca (còn có tên Đề tỉnh quốc dân ca - Bài ca thức tỉnh quốc dân)
Non sông thẹn với nước nhà,
Vua là tượng gỗ, dân là thân trâu
Việc dây thép, việc tàu, việc pháo
Việc luyện binh, việc giáo học đường
Việc kỹ nghệ, việc công thương
Việc khai mỏ quặng, việc đường hỏa xa
Giữ các việc chẳng qua người nước
Kẻ chức bồi, người tước culi

29/08/2013

Năm 1931, Louis thì khen Nguyễn Ái Quốc, còn Phan Khôi thì khen Louis : dám vứt An Nam, dùng Việt Nam

Không phải đến sau này, mà từ 1931, trong tác phẩm của mình xuất bản năm đó tại Paris, nhà báo Louis đã bày tỏ sự thán phục dành cho Nguyễn Ái Quốc (tức Nguyễn Hải Quốc, tức Nguyễn Yêu Nước). Sức hấp dẫn của Nguyễn, đối với trí thức cấp tiến của Pháp, đã có từ lúc đó. Tất nhiên, anh cũng rất hấp dẫn với mật thám Pháp.

Thật ra, Louis cũng đã từ trần trước ngày Cách mạng Tháng Tám, nên ông không thể biết rằng, người mà ông viết chân dung năm 1931 lại chính là Hồ Chí Minh đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam mới.

28/07/2013

Trường ca, hay vè dân gian, của Trần Đăng Khoa qua nhận định của Lại Nguyên Ân (1975)