Mình hầu như rất ít ăn món "mộc tồn". Trong bốn chục năm qua, tưởng như chỉ tính được bằng hàng "lần", chứ không phải hàng "chục" hay hàng "trăm".
1. Ấy thế mà, hồi đầu thế kỉ này, lúc lần đầu vượt biển từ miền Tây Nhật Bản sang Hàn Quốc bằng tàu tốc hành, đi du lãng, thì lại hỏi cho bằng được quán thịt chó Triều Tiên để thướng thức. Để cảm nhận "văn hóa khác" trong ẩm thực là chính. Về cơ bản không khoái thịt chó Triều Tiên mấy !
Mà dân Triều Tiên (cả Nam và Bắc), một dân tộc thông minh hàng đầu ở châu Á (đã nói nhanh ở đây), lại xem thịt chó chính là quốc hồn quốc túy. Người giúp việc trước đây của Hồ Chủ tịch hiện còn sống ở khu vực Hồ Tây, là cụ Đ. quê xứ Nghệ, đã kể nhiều năm qua với tôi về ngài Kim Nhật Thành khoái thịt chó nhất trong tất cả các món trong những lần tới thăm Hà Nội chính thức hoặc không chính thức (đã kể ở đây). Và người cháu của Kim Chủ tịch hiện nay là Kim Chính Ân thì, mới đây, đọc lại ở đây (tháng 8 năm 2016), còn kêu gọi nhân dân Bắc Triều Tiên cần tích cực ăn thịt chó.
2. Những lần du lãng ở mạn Hoa Nam, nhất là vùng Quảng Đông, tôi cũng đi "xem" các quán thịt chó. Khoảng sáu bảy năm trước, sau khi trở về từ Mai Châu thuộc Quảng Đông (quê hương của cả Lý Quang Diệu và anh em nhà Khâu Đạt Tân - Khâu Anh Lạc), tôi có viết một bài ngắn, cho đăng trên tạp chí của giới sử học Việt Nam là Xưa & Nay (xem lại ở đây, số tháng 8 năm 2012).
Nhưng mà Xưa & Nay thì từ đó đến giờ vẫn chưa liên hệ với tác giả, nên mình còn chưa được xem bài thực in trên đó ra sao. Chỉ lưu bản thảo mà thôi.
3. Quảng Đông có món thịt chó quốc hồn quốc túy, lại gắn bó sâu sắc tới cách mạng Việt Nam. Trường hợp cụ Nguyễn Ái Quốc thì đã nói ở đây. Trường hợp cụ Trần Độ thì đã nói ở đây.
Về Tết thịt chó ở Ngọc Lâm (thuộc tỉnh Quảng Tây), thì đọc ở đây, ở đây (tháng 6 năm 2014) và ở đây (tháng 6 năm 2016).
Về Tết thịt chó ở Ngọc Lâm (thuộc tỉnh Quảng Tây), thì đọc ở đây, ở đây (tháng 6 năm 2014) và ở đây (tháng 6 năm 2016).
4. Đang tính viết bài về tục ăn thịt chó của người Nhật, lấy trọng tâm là qua ẩm thực của tầng lớp võ sĩ (có thực đơn và ghi chép tỉ mỉ). Nhưng còn chưa có độ rảnh để gõ máy về chủ đề này.
5. Còn bây giờ, mùa thu năm 2018, Hà Nội vừa ra khuyến cáo bà con bớt ăn thịt chó.
Đầu tiên là tin từ phía nhà đương cục Hà Nội.
Phần bổ sung thì đăng ý kiến của bà con ta, cả trong và ngoài nước, cập nhật dần.
Tháng 9 năm 2018
Giao Blog
---
TIN VỀ KHUYẾN CÁO 2018 CỦA HÀ NỘI
13/09/2018 14:30
Ngành thú y đang xây dựng lộ trình để hạn chế thói quen ăn thịt chó ở Thủ đô, trong đó có việc cấm kinh doanh tại khu vực trung tâm.
Sáng 13/9, Chi cục trưởng Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho hay, đơn vị sẽ tham mưu cho Sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn báo cáo thành phố về lộ trình vận động người dân bỏ thói quen ăn thịt chó.
"Chúng tôi dự kiến 3-5 năm nữa, vào khoảng 2021 sẽ cấm bán thịt chó ở các quận nội thành Hà Nội. Đây là những khu vực trung tâm, có đông du khách quốc tế nên cần làm trước", ông Sơn thông tin.
Với khu vực ngoại thành, Chi cục trưởng Thú y cho rằng cần thời gian để tuyên truyền do những nơi này nuôi chó thả rông nhiều, khó quản lý và còn liên quan đến thói quen, tập quán của người dân trong việc sử dụng thịt chó làm thực phẩm.
Ông Sơn nhận định, nếu 10 năm trước Hà Nội đưa ra kế hoạch bỏ thói quen ăn thịt chó chắc chắn sự đồng thuận trong xã hội không cao. Nhưng vài năm trở lại đây, nhiều người đã thay đổi nhận thức và từ bỏ thói quen trên.
"Tôi đã trực tiếp đi khảo sát và thấy nhiều bạn sinh viên, rất đông công chức dần bỏ thói quen ăn thịt chó", ông Sơn nói.
Theo ông, lý do của chuyển biến trên không chỉ vì nhiều nước và tổ chức quốc tế phản đối ăn thịt chó, mà trong thực tế ăn thịt chó có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm; hơn nữa, thịt chó quá nhiều chất đạm không tốt cho sức khoẻ...
Về khó khăn trong công tác quản lý nhà nước liên quan lĩnh vực trên, ông Sơn cho biết, theo quy định của Luật Thú y, chó không thuộc đối tượng động vật được kiểm soát giết mổ, không có quy định cụ thể về kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm. Do đó, lâu nay các cơ sở giết mổ và kinh doanh thịt chó không được kiểm tra vệ sinh thú y, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm... Đây là vấn đề mà cấp có thẩm quyền cần xem xét, điều chỉnh trong thời gian tới.
Trước đó ngày 10/9, UBND TP Hà Nội có văn bản khuyến cáo người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó, mèo.
Chính quyền Thủ đô cho rằng, việc kinh doanh, giết mổ, sử dụng thịt chó, mèo gây ra những hình ảnh phản cảm đối với du khách quốc tế và người nước ngoài đến làm việc, sinh sống tại Hà Nội; làm ảnh hưởng đến hình ảnh Thủ đô văn minh hiện đại.
Ngoài ra, những người tham gia giết mổ và sử dụng thịt chó, mèo còn có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như: bệnh dại, tả, xoắn khuẩn...
Vnexpress
https://www.tienphong.vn/nhip-song-thu-do/ha-noi-du-kien-cam-ban-thit-cho-o-cac-quan-tu-2021-1323563.tpo
14/09/2018 06:41
Hà Nội vận động không ăn thịt chó: Ai ủng hộ?
TP - Thông tin Hà Nội sẽ cấm bán thịt chó trong các quận nội thành Hà Nội vào năm 2021, dư luận đặc biệt quan tâm. Nhiều người sẽ còn và tiếp tục ăn thịt chó, song rất nhiều người yêu động vật đã lên tiếng ủng hộ chủ trương của thành phố Hà Nội.
Anh Đào Văn Vỹ (phường Thanh Lương, quận Hai Bà Trưng) cho rằng: Chó mèo là vật nuôi, thú cưng gắn bó với nhiều gia đình, do đó việc giết chúng để ăn là một hành động thiếu văn minh, phản cảm. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng nếu cấm kinh doanh thịt chó mèo, nạn “cẩu tặc” sẽ không còn. Sẽ không còn cảnh người dân đánh trộm chó một cách dã man, vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, thông tin trên cũng vấp phải những ý kiến phản đối, ông Đỗ Minh Sinh (phố Yết Kiêu, Hà Nội) cho rằng, ăn thịt chó là thói quen lâu năm của người dân Việt Nam. Cũng không thể áp đặt thói quen ẩm thực vùng miền này lên “bản sắc” ẩm thực vùng miền khác. Tất nhiên, tại những nơi diễn ra thường xuyên hoạt động giao lưu thế giới, chúng ta cũng không nên ca tụng món ăn này, bởi có thể tạo phản cảm.
Trao đổi với báo chí, ông Phạm Thanh Học - Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội ủng hộ việc Hà Nội khuyến khích người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó. Ông Học có ăn thịt chó nhưng rất ít, ông cho biết sẽ gương mẫu thực hiện việc này.
Không cấm mà chỉ hạn chế
Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội (Sở NN&PTNT Hà Nội) cho biết, đơn vị sẽ tham mưu cho Sở NN&PTNT báo cáo thành phố về lộ trình vận động người dân bỏ thói quen ăn thịt chó.
Theo ông Sơn, dự kiến 3-5 năm nữa, vào khoảng năm 2021, sẽ hạn chế bán thịt chó tại 1, 2 quận nội thành, sau đó sẽ tuyên truyền để nhân rộng ra các quận khác, rồi đến các huyện của Thủ đô. “Tôi lưu ý chỉ hạn chế bán thịt chó trên cơ sở vận động, tuyên truyền để người dân thay đổi nhận thức, dần từ bỏ thói quen ăn thịt chó chứ không hề cấm”, ông Sơn nói.
Lãnh đạo Chi cục Thú y cho biết thêm, nếu vấn đề này được nói đến khoảng 10 năm về trước thì chắc chắn sẽ không có sự đồng thuận cao. Nhưng vài năm trở lại đây, nhiều người đã thay đổi nhận thức và từ bỏ thói quen nên việc thực hiện sẽ có cơ sở. “Cứ nhìn tuyến phố “thịt chó” Nhật Tân xem, vài năm trước chi chít quán thịt chó, đến giờ chỉ còn lác đác 1, 2 quán. Đó cũng là dấu hiệu nhận thấy người dân đã không còn mặn mà với món ăn này”, ông Sơn nói.
Nói về những mặt trái của tiêu thụ thịt chó, ông Sơn thông tin: Hiện nay chó không phải là động vật trong diện giết mổ, do đó Cục Thú y chưa đưa ra quy trình giết mổ chó. Vì vậy cơ quan chức năng cũng không có quy trình giám sát, kiểm tra giết mổ, khiến thịt chó không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
Những người tham gia quá trình giết mổ, kinh doanh chó cũng dễ mắc các bệnh truyền nhiễm như xoắn khuẩn, bệnh tả, bệnh dại… Thậm chí có những trường hợp không bị chó cắn nhưng vẫn bị lây bệnh dại bởi người có vết thương hở lại tham gia giết mổ chó dẫn đến nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, việc giết mổ, kinh doanh chó mèo cũng tạo sự phản cảm đối với du khách đến với Thủ đô.
Trước đó, UBND TP Hà Nội vừa ban hành văn bản số 4170 về tăng cường công tác quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo trên địa bàn thành phố. Theo đó, UBND TP giao UBND các quận, huyện, thị xã thống kê, rà soát, cập nhật thông tin và lập sổ quản lý về chó nuôi trên địa bàn…
Theo thống kê, trên địa bàn thành phố có khoảng 493 nghìn con chó, mèo, trong đó, với mục đích nuôi để giữ nhà chiếm khoảng 87,5%, còn lại là nuôi với mục đích khác như: Làm cảnh, kinh doanh hoặc làm thực phẩm; có trên 1.000 điểm kinh doanh chó, mèo thương phẩm, giết mổ chó, mèo, 15 cơ sở kinh doanh chó, mèo cảnh.
---
BỔ SUNG
.
4.
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/giai-ma-pho-thit-cho-nhat-tan-bien-mat-bi-an-476953.html
3.
18:51 - 12/09/2018
Phan Hậu
4.
Cả nhà gặp họa, 'trùm' thịt chó Nhật Tân bỏ nghề lên chùa giải nghiệp
16/09/2018 08:17 GMT+7
Phố thịt chó Nhật Tân (Hà Nội) từng nổi tiếng khắp cả nước với hàng chục quán nằm san sát, khách đến ăn đông không có chỗ ngồi, lợi nhuận cực khủng, thế nhưng không hiểu vì lý do gì mà con phố thịt chó bỗng dưng biến mất.
Phố thịt chó biến mất
Như đã nói ở kỳ trước, bà Nguyễn Thị Xìu, chủ quán chó Trần Mục tại phố thịt chó Nhật Tân nổi tiếng nhất Hà Nội, dù đang lúc ăn nên làm ra, vẫn quyết định đóng cửa quán, bởi những lo âu hư hư thực thực.
Theo bà Xìu, những người con của bà đều không theo nghiệp kinh doanh thịt chó, mà làm những lĩnh vực khác. Bà không tin vào chuyện đen đủi do sát hại chó, nhưng có một điều bà nhận thấy, là nhiều gia đình trở nên lục đục, không có hậu khi làm nghề này.
Nỗi sợ hãi nghề sát sinh loài vật thân thiết với con người sẽ không có hậu bao trùm các gia đình kinh doanh thịt chó ở Nhật Tân, nên hễ nhà nào làm ăn khá giả, có đủ vốn, là họ đóng cửa quán, đi làm thứ khác.
Rời nhà bà Xìu, tôi tạt vào quán nước của bà Minh, cách quán thịt chó Anh Tú Béo không xa. Quả thực, những bà chủ quán nước là cái túi đựng thông tin kiểu truyền miệng quanh vùng.
Chủ quán thịt chó Trần Mục đã đóng cửa quán và chuyển nghề khác. |
Bà Minh khoe rằng, bà đã bán hàng nước ở con phố thịt chó này được ngót 20 năm, từ khi quán Trần Mục và Anh Tú Béo mở ra, rồi cả đoạn đê thành phố thịt chó. Giờ các quán đã phá sản, đóng cửa hàng loạt, chỉ còn mỗi quán Anh Tú Béo vắng teo khách, bà vẫn kiên trì ngồi bán hàng nước, dù khách chẳng còn mấy. Quán thịt chó đóng cửa sạch sẽ, khách không đến nữa, thu nhập của bà cũng giảm.
Tôi hỏi: “Bác có biết vì sao các quán thịt chó ở Nhật Tân đóng cửa hết không ạ?”. Bà Minh oang oang: “Trời ạ, làm cái nghề giết chóc ghê rợn ấy thì làm sao mà có hậu được hả cậu? Mấy gia đình kinh doanh thịt chó không gặp chuyện nọ, thì cũng vướng chuyện kia. Dù họ có nhiều tiền như nước thì cuối cùng cũng hết sạch thôi. Của thiên trả địa mà. Cũng có nhiều gia đình giàu lên nhanh chóng, nhưng lục đục lắm, vợ chồng đánh lộn, con cái hư hỏng cả”.
Bà Minh bấm đốt ngón tay từng gia đình kinh doanh thịt chó, như ông M., bà K., anh V., chị H.,... Mỗi gia đình bà đều kể vanh vách từ khi mở quán, ăn nên làm ra hay phá sản, đóng cửa ra sao.
Bên trong quán thịt chó Trần Mục. |
Trong mấy chục gia đình kinh doanh thịt chó không có hậu, tôi ấn tượng với câu chuyện về ông S., chủ quán thịt chó A.X. một thời làm ăn thịnh vượng ở phố Nhật Tân.
Nếu so về thương hiệu, thâm niên, thì quán thịt chó A.X. không nổi tiếng bằng Trần Mục và Anh Tú Béo.
Ông chủ quán là người làng Trung Hòa, trước kinh doanh cá sông, gà đồi. Thấy mấy nhà hàng thịt chó ở Nhật Tân phục vụ khách không xuể, ông này đóng cửa nhà hàng ở Trung Hòa, thuê địa điểm rồi mở quán thịt chó ở Nhật Tân.
Do có kinh nghiệm chế biến thịt chó, địa điểm quán lại đẹp, nên quán thịt chó A.X. nhanh chóng thu hút thực khách, làm giàu nhanh chóng. Ông này thuê tiếp địa điểm và mở quán thứ hai cũng với thương hiệu đó.
Tuy nhiên, đúng lúc công việc kinh doanh thịt chó phất lên, thì vận rủi liên tiếp đổ xuống gia đình ông. Đầu tiên là chuyện xảy ra với người con trai lớn của ông, là người ông hướng theo nghề, tiếp tục nối nghiệp cha quản lý, kinh doanh thịt chó.
Để có chó xịn, thịt ngon, nhiều khi anh này phải lên tận Phú Thọ, Sơn La để chọn chó từ những lái buôn. Những con chó được làm thịt chỉ là chó dé, lông vàng, nặng trên dưới 10kg, sống ở vùng trung du, miền núi phía Bắc.
Thịt loài chó này nạc, ngọt, mềm, thơm. Chính sự cầu kỳ đó mà quán A.X., sinh sau đẻ muộn, song lại hút khách không kém.
Vào năm 2000, khi người con trai của ông chủ này đang tóm con chó từ lồng ra để đập chết, làm thịt, thì vô tình bị con chó này cắn vào tay. Vết cắn xước nhẹ nên anh này chẳng thèm để tâm.
Chuyện nhân viên giết mổ chó bị chó cắn thường ngày, chẳng ai đi tiêm phòng. Thế nhưng, thật đen đủi, khi con chó cắn anh ta lại là chó dại.
Chừng tháng sau, anh này lên cơn, sùi bọt mép và chết trong bệnh viện nổi tiếng ở Singapore. Dù ông bố đã đổ ra cả đống tiền, đưa con ra nước ngoài điều trị, song vẫn không cứu được con.
Vận hạn tiếp theo đổ lên gia đình ông, là bà vợ bị tai biến, nằm liệt. Mặc dù chuyện bệnh tật là đen đủi, vận hạn, nhưng nghe nhiều người can dán, ông đã đóng cửa vĩnh viễn cả 2 quán thịt chó A.X ở Nhật Tân. Bao năm nay, ông chủ quán thịt chó A.X. thay vì giết chó, thì chú tâm đi chùa, giải nghiệp.
Cũng theo bà chủ quán nước tên Minh, thì rất nhiều gia đình kinh doanh thịt chó ở đây không có hậu. Phần lớn là phá sản, thất bại về tiền bạc.
Có gia đình con cái dính vào lô đề, cá cược, cờ bạc, nghiện ngập, nên dù làm ra bạc tỉ cũng trắng tay. Nhiều gia đình bỏ xứ trốn đi nơi khác vì bị bọn giang hồ tróc nợ.
Có gia đình cũng vì nỗi sợ hãi nghiệp sát sinh, như ông G., bà D., đã đóng cửa quán, rồi đầu tư vào bất động sản. Tuy nhiên, mấy năm nay đất cát xuống giá thảm hại, nên không những họ đều trắng tay, mà thành con nợ.
Bà Nguyễn Thị Xìu, chủ thương hiệu thịt chó Trần Mục cũng bảo: “Dù tôi nghỉ đã mấy năm nay, nhưng vẫn thường xuyên nhận điện thoại đặt hàng của khách. Kinh doanh thịt chó rất có lãi, nên dù ít khách hơn xưa, nhưng chắc chắn không lỗ được. Tuy nhiên, ai cũng sợ hãi nghiệp báo sát sinh nên không dám tiếp tục kinh doanh thịt chó nữa”.
Như vậy đã rõ, vì nỗi sợ hãi vô hình, liên quan đến nghiệp báo, sát sinh trong thuyết giáo nhà Phật, mà mấy chục quán thịt chó Nhật Tân bỗng dưng biến mất.
(Theo VTC News)
Làng ăn thịt chó mùng 4 Tết ở Hà Nội
Thịt chó thường chỉ được ăn vào cuối tháng, kiêng kỵ ngày đầu tháng đầu năm vì sợ đen đủi nhưng người dân Chương Mỹ, Hà Nội lại ăn thịt chó vào mùng 4 Tết Mậu Tuất.
Ngôi làng ở Hà Nội ăn 4 tấn thịt chó trong ngày Tết
Cứ mùng 4 Tết Nguyên đán hàng năm người dân thôn Yên Trường, xã Yên Trường, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội cùng nhau mở tiệc thịt... chó.
Chủ hàng thịt chó - trùm buôn xe gian xuyên quốc gia
Ông chủ lò mổ chó với chiếc xe máy Dream cũ, đầy đủ gương chiếu hậu và mũ bảo hiểm, khẩu trang, hàng ngày đều đặn vượt mấy chục cây số từ thị xã Sơn Tây về huyện Thanh Trì để điều hành hoạt động.
Sự thật ít biết khiến dân nhậu thịt chó khiếp sợ
Nếu biết sự thật này thì dân nhậu sẽ khiếp vía, liệu có còn dám ăn thịt chó.
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/giai-ma-pho-thit-cho-nhat-tan-bien-mat-bi-an-476953.html
3.
Phan Hậu
phanhautn@gmail.com
2.
Hà Nội sẽ có lộ trình hạn chế hoạt động giết mổ chó, mèo làm thực phẩm, tiến tới không kinh doanh, buôn bán giết mổ chó, mèo. Đến năm 2021, khu vực nội thành không kinh doanh thịt chó, mèo.
Như Báo Thanh Niên đưa tin, UBND TP.Hà Nội vừa có văn bản gửi các sở, ngành và chính quyến các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý nuôi, giết mổ, kinh doanh và sử dụng thịt chó, mèo trên địa bàn thành phố.
[VIDEO] Cấm ăn thịt chó - Bạn nghĩ sao?
|
Tuyên truyền người dân không ăn thịt chó
Ngoài yêu cầu chính quyền các địa phương triển khai ngay việc cập nhật thông tin và lập sổ quản lý về chó nuôi; tổ chức ký cam kết thực hiện việc khai báo nuôi chó, mèo và chấp hành các quy định về phòng, chống bệnh dịch, UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu các địa phương tuyên truyền về nguy cơ và tác hại mắc bệnh truyền nhiễm khi sử dụng thịt chó, mèo để người dân nhận thức được và từ bỏ thói quen sử dụng thịt chó, mèo làm thực phẩm.
TIN LIÊN QUAN
Chiều nay, 12.9, trao đổi với Thanh Niên, ông Đoàn Hồng Phong, Chi cục phó Chi cục Thú y Hà Nội (Sở NN-PTNT Hà Nội), cho biết văn bản nêu trên được UBND TP.Hà Nội ban hành ngày 10.9, xuất phát từ nội dung tham mưu, đề xuất của cơ quan thú y, ngành nông nghiệp thành phố.
Theo ông Phong, đây là cũng là chủ trương của UBND TP.Hà Nội trong kiểm soát chặt chẽ đàn chó, mèo nuôi và các điểm giết mổ, kinh doanh để phòng ngừa bệnh dại.
Giải thích về cơ sở của những đề xuất đã được chính quyền UBND Hà Nội thông qua, ông Phong cho rằng, những năm gần đây, việc kinh doanh, giết mổ chó, mèo; sử dụng thịt chó, mèo đã tạo ra những phản cảm đối với khách du lịch, nhất là du khách quốc tế, người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Hà Nội.
Bên cạnh đó, chó mèo nếu không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, tiêm phòng đầy đủ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm như bệnh dại, bệnh tả… Những người tham gia quá trình kinh doanh, giết mổ chó, mèo hoặc sử dụng thịt chó, mèo còn tiềm ẩn nguy cơ bị mắc các bệnh truyền nhiễm…
Theo thống kê của Chi cục Thú y Hà Nội, hiện tổng đàn chó, mèo trên địa bàn có khoảng 493.000 con, trong đó nuôi giữ nhà khoảng 87,5%, số còn lại là nuôi làm cảnh, hoặc làm thực phẩm.
Từ đầu năm 2018 đến nay, Chi cục Thú y Hà Nội ghi nhận có 3 trường hợp tử vong vì bệnh dại ở các huyện Phú Xuyên, Phúc Thọ và Sóc Sơn. Qua xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, cơ quan thú y xác định có 2 mẫu lấy tại quận Hoàng Mai và quận Bắc Từ Liêm dương tính với bệnh dại.
Trong 5 tháng đầu năm 2018, Hà Nội ghi nhận 5.098 người bị súc vật cắn phải điều trị dự phòng. Trong đó, số người bị chó cắn nhiều nhất, chiếm 87%; số người bị mèo cắn chiếm 11,7%; số người bị dơi, chuột, khỉ... cắn chỉ chiếm 1,3%.
Cũng theo thống kê, Hà Nội hiện có 1.013 điểm kinh doanh chó, mèo thương phẩm; giết mổ chó mèo; 15 cơ sở kinh doanh chó, mèo làm cảnh. Tuy nhiên, theo ông Đoàn Hồng Phong, công tác quản lý giết mổ, an toàn thực phẩm đối với thịt chó, thịt mèo hiện gặp rất nhiều khó khăn do thiếu cơ chế về pháp lý.
“Trên thực tế, các điểm giết mổ chó, mèo không hình thành những cơ sở lớn như lò mổ, mà chỉ tồn tại ở các cửa hàng nhỏ lẻ, rất khó kiểm tra, kiểm soát. Cơ quan cấp trên là Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) chưa ban hành được quy trình kiểm soát giết mổ chó, mèo nên địa phương không biết dựa vào đâu để kiểm tra”, ông Phong nói.
Kiên trì vận động, người dân sẽ đồng thuận, ủng hộ
Đại diện Chi cục Thú y Hà Nội cũng cho hay, theo chỉ đạo của UBND thành phố, các quận, huyện, thị xã phải xây dựng lộ trình hạn chế giết mổ chó, mèo thương phẩm. Đối với các quận nội thành, nội thị địa phương, sẽ hạn chế các cơ sở kinh doanh thịt chó, mèo.
Đến năm 2021, ở các quận nội thành sẽ không kinh doanh thịt chó, mèo. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng vận động, tuyên truyền cho người dân từ bỏ tập quán, thói quen sử dụng thịt chó, mèo.
“Theo quan sát của tôi, trong giai đoạn hiện nay, người dân không có nhiều nhu cầu sử dụng thịt chó như trước nữa. Việc vận động người dân từ bỏ thói quen ăn thịt chó và đối xử nhân đạo với con vật nếu làm kiên trì sẽ được người dân đồng thuận, ủng hộ”, ông Phong nói.
TIN LIÊN QUAN
Cũng theo văn bản của UBND TP.Hà Nội, Sở NN- PTNT Hà Nội sẽ là cơ quan phối hợp với các tổ chức về động vật như Hiệp hội Bản năng sống, Tổ chức Soi Dog… triển khai chương trình hợp tác về phòng chống bệnh dại.
Bên cạnh đó, Sở này cũng sẽ phối hợp với các cơ quan, tổ chức thành lập Trạm kiểm nghiệm bệnh vật nuôi và quản lý tiếp nhận chó, mèo thả rông.
https://thanhnien.vn/doi-song/den-nam-2021-ha-noi-se-khong-kinh-doanh-thit-cho-o-noi-thanh-1002560.html
2.
Ám ảnh khiến 'trùm' thịt chó Trần Mục - Nhật Tân bỏ nghề khi tiền vào như nước
15/09/2018 08:09 GMT+7
Thịt chó Nhật Tân là thương hiệu không chỉ nổi tiếng tại Hà Nội mà khi nhắc đến thịt chó, người dân cả nước đều nhớ đến nó. Nhưng vì sao thương hiệu thịt chó Nhật Tân biến mất là câu hỏi nhiều người quan tâm.
“Đại gia thịt chó” Trần Mục đóng cửa
Phố thịt chó Nhật Tân (Hà Nội), với 50 nhà hàng, tấp nập khách nhậu ngày đêm giờ chỉ còn duy nhất một nhà hàng hoạt động cầm chừng vì vắng khách. Vì sao thương hiệu thịt chó Nhật Tân biến mất là câu hỏi nhiều người quan tâm.
Tôi vòng đi vòng lại mấy lần phố Nhật Tân, tìm quán thịt chó Trần Mục, nơi mà dân nhậu Hà thành không ai không biết, vì nó là thương hiệu quá nổi tiếng, nhưng không thấy đâu cả.
Thịt chó Trần Mục nổi tiếng một thời. |
Hỏi chị bán hàng nước, chị chỉ ngôi nhà ngay cạnh bảo: “Trần Mục thịt chó đây anh này”.
Đó là ngôi nhà 2 tầng với vách tôn, mái tôn, cổng rả đóng kín, bụi phủ trắng nhợt, thậm chí cỏ mọc thành bụi từ những kẽ nứt trước nhà. Chị bán hàng nước bảo: “Cả phố Nhật Tân chỉ còn mỗi quán Anh Tú Béo thôi, không có quán nào khác cho anh lựa chọn nữa đâu”.
Tôi hỏi lý do vì sao quán thịt chó Trần Mục quá nổi tiếng, mà lại đóng cửa, chị bán nước bảo: “Mấy chục quán thịt chó ở đây đều phá sản hết anh ạ. Dù họ giàu có cỡ nào, nhưng làm công việc sát sinh, mà lại giết hại con vật nuôi yêu quý của con người, nên đều không có kết cục tốt. Bà Xìu chủ quán Trần Mục chuyển nghề rồi, giờ buôn bán bất động sản”.
Phố Nhật Tân giờ không còn thịt chó. |
Chị chủ quán nước chỉ tòa nhà màu vàng bên kia đường và bảo đó chính là nhà bà Nguyễn Thị Xìu, vốn là chủ quán thịt chó Trần Mục.
Tòa nhà lớn ngay mặt đê quả là trụ sở một doanh nghiệp, chuyên môi giới bất động sản.
Người đàn bà độ ngoài 60 tuổi, dáng vẻ chậm rãi, khuôn mặt phúc hậu, miệng hay cười tiếp đón niềm nở. Bà vồn vã mời tôi vào phòng khách, pha nước, mà không hỏi là ai, đến có việc gì, như phần lớn gia chủ khác khi có khách lạ đến gặp. Đó chính là tính cách thân thiện của người Hà Nội gốc.
Khi tôi hỏi chuyện vì sao thương hiệu thịt chó Nhật Tân biến mất, bà Nguyễn Thị Xìu không vào ngay chuyện. Bà nhớ lại một thời vàng son của Trần Mục quán, cùng phố thịt chó Nhật Tân thơm lừng thịt chó, mắm tôm.
Theo bà Xìu, thịt chó Trần Mục chính là quán đầu tiên của phố Nhật Tân. Vào khoảng đầu những năm 90 của thế kỷ trước, khi đó, vùng đất ngoài đê sông Hồng còn hoang vu, cỏ cây lau lách, dân cư thưa thớt. Chồng bà, ông Trần Mục đã cắm một mảnh đất ven đê, dựng mái lều tranh, viết tên mình gắn với món thịt chó lên cái mẹt, rồi cắm triền đê. Không ngờ, quán lá ven sông giữa bốn bề lau lách, lại hấp dẫn thực khách đến vậy.
Khách tìm đến quán thịt chó Trần Mục ngày càng đông. Người Hà Nội tìm ta tận ngoại thành để hưởng hương đồng gió nội. Khách tỉnh xa qua cầu Thăng Long cũng dừng lại triền đê thưởng thức thịt chó Trần Mục, hít thở gió sông Hồng.
Công việc kinh doanh ngày càng phát đạt, nên ông Trần Mục phá căn lều nhỏ, dựng ngôi nhà hai tầng, rộng mấy trăm mét vuông.
Thời vàng son kéo dài suốt hai chục năm. Mỗi ngày quán Trần Mục đón 600 – 1.000 thực khách. Ông Mục phải thuê tới 50 nhân viên, làm việc từ 4h sáng đến 23 giờ đêm để phục vụ khách.
Để có thể đáp ứng nhu cầu thực khách, mỗi ngày quán giết mổ từ 100 đến 150 con chó.
Bà Xìu nhớ lại: “Quán Trần Mục đông đến nỗi, nhà hàng rộng vậy mà không đáp ứng nổi. Những ngày cuối tháng, quán chỉ nhận phục vụ những khách đặt trước. Chuông điện thoại đặt hàng reo inh ỏi suốt ngày, đến nỗi tôi phải rút điện thoại ra, để khỏi phải nghe nữa”.
Thấy nhà hàng Trần Mục quá đông khách, kiếm bộn tiền, hàng loạt nhà hàng thịt chó dọc con đê mọc lên. Thời cao điểm, vào năm 1995 đến 2005, khu vực ngoài đê Nhật Tân có tới 50 quán thịt chó.
Cứ chiều xuống, con phố lại chìm trong làn khói mờ ảo của những lò thui chó, những xiên chả nướng chó. Nhưng đó là chuyện của vài năm trước. Giờ thì cả con đê Nhật Tân, chỉ còn lại mỗi quán Anh Tú Béo.
Tôi cắt ngang hồi tưởng của bà Xìu bằng câu hỏi: “Nghe đồn bà đóng cửa quán vì sợ sát sinh loài vật thân thiết với con người?”. Bà Xìu bảo, bà không tin vào chuyện mê tín, nhưng chuyện bà đóng cửa quán, nghỉ bán thịt chó, cũng có phần lớn là vì nỗi sợ hãi vô hình đó.
Quán thịt chó Trần Mục đóng cửa vì sợ bị báo oán. |
Theo lời bà Xìu, chính chồng bà, ông Trần Mục là người gây dựng nên thương hiệu thịt chó Trần Mục nói riêng và thịt chó Nhật Tân nói chung, tuy nhiên, khi quán hoạt động được vài năm, đúng lúc thịnh vượng, thì ông Mục đòi đóng cửa quán, không làm công việc sát sinh này nữa.
Ông Mục bảo rằng, không ai làm giàu nhờ sát sinh được, nhất là làm giàu trên sự chết chóc của loài chó. Tuy nhiên, khi đó, việc kinh doanh thịt chó đang rất thịnh vượng, mang lại tiền bạc như nước, nên bà Xìu không chấp nhận đóng cửa quán.
Không thuyết phục được vợ, ông Mục bỏ mặc quán cho vợ quản lý, còn ở nhà trông cháu, chăm sóc cây cối vui tuổi già. Mình bà Xìu phải vật lộn với việc quản lýquán thịt chó. Bà phải tự tay pha chế thịt chó mới đảm bảo chất lượng.
Nghe chồng nói nhiều về chuyện không có hậu trong nghề kinh doanh thịt chó, rồi bà chứng kiến nhiều người làm nghề giết mổ và đón nhận kết cục không tốt đẹp, nên bà Xìu cũng hoang mang.
(Theo VTC News)
Ngôi làng ở Hà Nội ăn 4 tấn thịt chó trong ngày Tết
Cứ mùng 4 Tết Nguyên đán hàng năm người dân thôn Yên Trường, xã Yên Trường, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội cùng nhau mở tiệc thịt... chó.
Chủ hàng thịt chó - trùm buôn xe gian xuyên quốc gia
Ông chủ lò mổ chó với chiếc xe máy Dream cũ, đầy đủ gương chiếu hậu và mũ bảo hiểm, khẩu trang, hàng ngày đều đặn vượt mấy chục cây số từ thị xã Sơn Tây về huyện Thanh Trì để điều hành hoạt động.
Sự thật ít biết khiến dân nhậu thịt chó khiếp sợ
Nếu biết sự thật này thì dân nhậu sẽ khiếp vía, liệu có còn dám ăn thịt chó.
Chuyện đáng sợ ở làng thịt chó lớn nhất Thủ đô
Thịt chó vốn là món khoái khẩu được nhiều người Việt yêu thích, tuy nhiên hiện nay việc giết mổ chó lấy thịt diễn ra chủ yếu dưới hình thức tự phát, không tuân theo các quy định VSATTP dẫn đến thịt chó rất dễ nhiễm khuẩn độc
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/vi-sao-pho-thit-cho-nhat-tan-bien-mat-476952.html
1.
"
Tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương của TP Hà Nội vận động người dân hạn chế ăn thịt chó và tiến tới chấm dút việc này.
Những ai từng là " tín đồ" của thịt chó hẳn còn nhớ vào những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước, dọc con đường Nhật Tân có không biết bao nhiêu quán thịt chó, và con phố có cái tên rất hay ấy trở thành " phố chó"... Vào dịp cuối tháng, cuối năm, các quán thịt chó ở đây đông nghìn nghịt...Có quán thịt chó mỗi ngày giết tới hơn trăm con... Khói quạt chả bay mù mịt và mùi thơm tỏa ra nức mũi...Nhưng có một sự thật không phải mấy người đã biết là xương chó thì lại được thu gom, chở ngược lên Điện Biên, Lai Châu, Sơn La ... rồi trở thành " cao hổ cốt".
Ăn thịt chó ngày ấy là thú vui, là thứ khoái khẩu của rất nhiều người... Những địa danh " phố chó Nhật Tân"; " Tam giác quỷ dốc Hàng Than"; "Thịt chó Hàng Mành"... nổi tiếng hơn cả những khách sản, nhà hàng sang trọng...
Còn ở nhiều vùng quê, thì giỗ chạp, cưới xin... cũng đều ăn thịt chó. Thậm chí, ở Bắc Giang, Bắc Ninh, ngày mùng 1 Tết cũng vẫn ăn thịt chó.
Nhưng chỉ khoảng 10 năm trở lại đây, " phong trào" ăn thịt chó bỗng " nguội" dần. " Phố chó Nhật Tân" nay đã biến mất; những quán bia hơi -thịt chó tấp nập ở " dốc Hàng Than" cũng dần dà thưa vắng... Còn ở nông thôn, chuyện cưới xin, giỗ chạp dùng thịt chó cũng ít hẳn.
Điều đó nói lên nhiều người ngày càng yêu quý con chó và trân trọng tình cảm của chó.
Việc Hà Nội vận động người dân không ăn thịt chó là rất hay. Một Thủ đô văn minh, thanh lịch thì rất không nên có những sạp bày hàng chụ con chó thui vàng, nhe răng trắng nhởn, mà bất cứ du khách Tây nào cũng khiếp.
Vận động không ăn thịt chó thì hay rồi. Nhưng " Cấm" thì lại không nên...bởi vì, xét cho cùng, con chó cũng chỉ là một loài động vật mà con người sử dụng làm thực phẩm bao đời nay. Mặc dù , con chó động vật gắn bó với con người lâu đời nhất. Là " Khuyển mã chi tình"; là " Con không chê nhà khó, chó không chê chủ nghèo".
Chó là bè bạn, là tôi tớ, là vệ sĩ trung thành, là giống vật chung thủy bậc nhật với con người. Chó tôn thờ chủ, yêu thương chủ bằng một tình cảm không bao giờ có tính hai mặt...
Mà tình cảm đó, hiếm có được giữa Con Người với Con Người!
Tôi, một người từng mê thịt chó và cũng không thể nhớ được trong những năm quân ngũ, tôi đã thịt bao nhiêu con chó...Nhưng mấy năm nay, tôi cũng không ăn thịt chó nữa.
Khi viết những dòng này, tôi lại thấy như hiện lên trước mắt hình ảnh con chó tên là Xôm Xây - Tiếng Lào là Hoan hô. Năm ấy, tôi có nuôi một con chó và đặt tên Xôm Xây. Có lần, đội văn công sư đoàn 530 chúng tôi biểu diễn, khi hát bài " Chiến thắng Nậm Bạc", anh em hô " Xôm Xây", chú chó từ dưới lao vút lên và hứng chí sủa vang... Những đêm rét cắt da, cắt thịt ở cánh đồng Chum, chăn đắp không đủ ấm, tôi cho con Xôm Xây lên ngủ cùng để có thêm hơi ấm...
Ấy vậy mà khi có một đồng ngũ được về Việt Nam, để liên hoan, chúng tôi đã thịt con Xôm Xây...Khi bị trói, mắt con Xôm Xây mở to nhìn tôi, ngạc nhiên " Sao lại thế... sao nỡ thế !" Và cũng không hiểu tại sao con người ác với con chó như thế
Thôi, đừng ăn thịt chó nữa, các bạn ạ!
"
https://www.facebook.com/kim.trieu.90813/posts/556313971471567?__tn__=K-R
.
Bây giờ , chỉ thuần tuý nói đến khía cạnh ẩm thực thôi . Trừ những người ăn chay ra , mời tất cả những người kêu gọi tẩy chay thịt chó ngồi ăn ,nhưng đừng nói cho họ biết đó là thịt chó , xong bảo họ phát biểu ý kiến về món ăn này xem sao , ngon dở thế nào? Làm nhiều lần , nhiều nơi , nhiều người , và tổng kết!. Còn về những khía cạnh khác , thì ta tìm cách khéo léo , tế nhị , kín đáo , có tổ chức , quản lý nghiêm , thêm bớt v.v.... Ví dụ , muốn dẹp bỏ nạn cẩu tặc , thì tổ chức những trại chăn nuôi thương phẩm kiểu như gà ,vịt ,heo v.v..., có thú y kiểm dịch đàng hoàng ; buộc các cửa hàng lấy thịt chó ở dó với giá mà cẩu tặc 0 cạnh tranh đươc,xử lý nghiêm cẩu tặc . Nếu dẹp được cẩu tặc thì đâu có phải ăn thịt chó nhà đâu , ăn chó thương phẩm thôi ....hoặc là v/đ đạo đức , thì đừng quảng cáo tùm lum , cứ im lìm ngta cũng biết . Cũng chỉ vì phô trương hình ảnh , rồi thì trưng bày hiện vật công khai mới có chuyện .. Tôi bây giờ cũng bỏ thịt chó rồi, nhưng cũng phải công nhận một điều là không có món thịt con vật nào qua con chó , chất đậm cao , ăn mãi không ớn
Trả lờiXóaCác làng quê từ xưa đến nay, vào dịp giỗ họ (chi, cành, đại tộc,...) rất hay tổ chức cỗ lấy món thịt chó làm trung tâm bác ạ. Một vật thể mà chế được đến mười mấy món. Quá tiện lợi ! Lại rất dễ làm, dễ ăn, dễ chia tiền đóng góp !
XóaĐấy là thực tế vẫn đang diễn ra như vậy bác ạ.