Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-1930s. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-1930s. Hiển thị tất cả bài đăng

26/04/2023

Chúng tôi du lãng xứ Nam : ghi chú về "tổng Vụ Bản" (vốn là "Thiên Bản") ở huyện Bình Lục, không phải "huyện Vụ Bản"

Chúng tôi nhận được câu hỏi sau của người ở xứ Nam, trên đường du lãng, rằng:

- Cái địa danh "Vụ Bản" hình như không chỉ có ở tỉnh Nam Định ?

- "Vụ Bản" (vốn có tên cũ là "Thiên Bản") hình như không chỉ có tỉnh Nam Định ?

Câu hỏi, thật ra, là rất thú vị. Tôi đã trả lời nhanh:

1. Đúng là "Vụ Bản" thì không phải chỉ có ở tỉnh Nam Định thật ! "Vụ Bản" mà gắn với người Mường, nằm trong tỉnh Hòa Bình, thì trên Giao Blog có thể đọc lại ở đây. Xem ra ở Vụ Bản thuộc tỉnh Hòa Bình ngày nay cũng có nhiều truyền thuyết về việc tái sinh (đầu thai).

19/10/2020

Bác sĩ Tôn Thất Tùng và cư sĩ Tôn Thất Tùng có phải là một người ?

Có một số tài liệu ở cuối thập niên 1930 ghi rõ tên "cư sĩ Tôn Thất Tùng". Cư sĩ này có liên quan đến các học giả Phật giáo thời đó, như Thích Mật Thể hay Lê Đình Thám.

Bản thân học giả Phật giáo khởi xướng chấn hưng Phật giáo ở miền Trung là Lê Đình Thám, thì cũng là một bác sĩ. Bác sĩ Lê Đình Thám.

Nên hiện còn chưa biết cư sĩ Tôn Thất Tùng có phải là bác sĩ Tôn Thất Tùng (thân phụ bác sĩ Tôn Thất Bách) hay không.

15/08/2020

Các nơi lập "thể môn" chào đón và "hương án" vái lạy (chuyến tuần du ra Bắc của vua Bảo Đại năm 1933)

Đó là năm 1933, cách nay tới gần 90 năm.

Năm 1933 là gần ngang với năm sinh của nhà văn Duyên Anh (1935-1997), năm sinh của học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020), năm sinh của cụ nguyên tổng bí thư Lê Khả Phiêu (1931-2020).

Năm 1933 ấy, nhà vua Bảo Đại từ Huế ra thăm Hà Nội, Hòn Gai, Hải Dương,...Gọi là chuyến Bắc tuần của ngài. Đại khái, như tổng kết của nhà Mai Lĩnh lúc đó, thì ngài có 12 ngày trên đất Bắc.

Các nơi mà ngài tới, phía quan Nam (Nam triều) và quan Tây (chính quyền bảo hộ của Pháp) đều chuẩn bị đón rước linh đình.

Người ta dựng các thể môn. Từ quen dùng của thời đó, có vẻ xa lạ với người đầu thế kỉ XXI rồi. Đại khái là cổng chào bây giờ. Nhưng chỉ là cổng chào tạm thời thôi, xong việc là sẽ dọn đi, chứ không chôn chặt một chỗ.

Người ta lại dựng các hương án ở các điểm trên đường ngài Bảo Đại tới, dân chúng sẽ tới đó mà vái lạy.

22/04/2020

Đọc lại Lê-nin và về Lê-nin, trong đại dịch Cô Vy

2020, hạ tuần tháng 4, nhiều nơi đang có những hoạt động kỉ niệm dành cho lãnh tụ Lê-nin. Bản thân mình, thì đầu năm 2020, có một bài in trong sách chung mới ra, mà trong đó, mình bàn đến khái niệm "dân tộc tự quyết" do Lê-nin đưa ra (đã điểm tin ở đây).

Bây giờ thì đọc một ít tư liêu liên quan, mà bài đầu tiên là của Phan Khôi viết năm 1930 (đăng trên tờ Trung Lập thời đó).

13/04/2019

Khoa học Việt Nam trong lòng nước Pháp thời 1930s : vở ghi chép bài giảng của sinh viên Nguyễn Văn Huyên

Mấy năm nay, trên không gian mạng xuất hiện trang Fb về Bảo tàng Nguyễn Văn Huyên. Nguyễn Văn Huyên là học giả Việt Nam thời thuộc Pháp, nhà dân tộc học thời kì đầu tiên, sau này là Bộ trưởng Bộ Giáo dục trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa suốt một thời gian rất dài.

Có thể xem trang đó như là một trang riêng của người con trai cụ Huyên - là học giả Nguyễn Văn Huy (cũng là một nhà dân tộc học, nguyên Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam).

25/03/2019

Tạp chí KHOA HỌC và học giả Nguyễn Công Tiễu

Khoảng mười mấy năm nay, đôi khi tôi sử dụng các tư liệu đã xuất bản thời 1930s trên tạp chí Khoa học này trong việc nghiên cứu về phong tục tập quán, hay một nhân vật nào đó.

Gần đây nhất là sử dụng một mẩu tin của tạp chí Khoa học viết về lễ khánh thành bia tưởng niệm Nguyễn Công Trứ ở huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình vào năm 1939. Bia đó do Tổng đốc Thái Bình là Nguyễn Bá Tiệp soạn (đã ghi nhanh ở đây).

30/06/2018

Nguyễn Văn Huyên năm 1938 (trả lời phỏng vấn của Thế Lữ) - bài Đăng Thành

Năm 1938.

Tức cách nay tới tận 80 năm rồi.

Mở đầu là một bài báo của Thế Lữ (phỏng vẫn Nguyễn Văn Huyên). Theo tìm hiểu của Đăng Thành, lúc đó Nguyễn Văn Huyên chưa vào làm chính thức trong Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội.

09/10/2017

Phan Bội Châu nổi cáu khi nói về "đấu tranh giai cấp", và buồn lòng trước việc Nhật Bản mở rộng xâm lược châu Á

Đó là năm 1938, khi cụ Phan bị chính quyền Pháp giam lỏng ở Bến Ngự (Huế). Chính xác là một buổi chiều ngày 22 tháng 9 năm đó.

Nguyên văn cụ nói về vấn đề đấu tranh giai cấp: "Hô hào đấu tranh giai cấp ở xứ này là một việc cực ngu".

07/06/2016

80 năm trước, vua hề Sác-lô trả lời phỏng vấn một tờ báo tiếng Việt

Vua hề sống mãi đến năm 1977 (sinh năm 1889). Đúng 80 năm trước, vào năm 1936, vua có sang xứ An Nam chơi. Nghe mấy anh em nhà ông Nhất Linh đồn thổi như vậy, ngay từ hồi năm 1936.

Một tờ báo hài của An Nam khi đó đã cử phóng viên tới phỏng vấn vua hề.

13/04/2016

80 năm trước, sau khi được phiếu cao, anh Khuất Duy Tiến liền bị tống giam

Khuất Duy Tiến (1909-1984) là một chiến sĩ cách mạng vô sản. Ngày nay, tên ông được đặt cho một con đường ở Hà Nội.

Đại khái thì vào các năm 1936 -1938 ông nổi tiếng với việc được ra tù, rồi ứng cử ở thành phố Hà Nội, được phiếu cao, nhưng ngay sau đó thì bị nhà đương cục hủy kết quả rồi bị đưa luôn đi... tù trở lại.

Đại khái: "Năm 1938 Đảng Cộng sản Đông dương cử ông ra ứng cử Nghị viên Thành phố Hà nội và đạt số phiếu cao, nhưng thực dân Pháp hủy kết quả, đưa ông quản thúc ở quê.".

21/04/2015

Hà Nội liếc nhanh (3) : thời 1930s, đàn bà Hà Thành vùng lên cưỡi sư tử Hà Đông

Vẫn trong mục liếc nhanh.

Về khoảng giữa thập niên 1930, khắp nơi, phong trào phụ nữ bình quyền lên cao. Sách vở báo chí có xuất hiện nhiều hình cổ võ tinh thần này.

13/12/2013

L’Annam Nouveau (tuần báo "Nước Nam mới" từ 1931) : Hãy đọc Nguyễn Văn Vĩnh

Hồi đầu thập niên 1930, ở Hà Nội, cụ Phan Khôi từng đánh cược với hai cụ khác - cùng là đại trí thức Tây học thời đó, là Phạm Quỳnh và Nguyễn Văn Vĩnh - rằng (viết lại ý cụ cho vui): nước Nam mình từ hồi có báo chí, chưa có tờ bằng tiếng Pháp nào cho ra hồn, bây giờ hai bác rao rằng chúng tớ sắp ra, mỗi tớ một tờ, nhưng Phan Khôi tôi chửa dám tin.
  





Cụ Nguyễn Văn Vĩnh ra tờ L’Annam Nouveau (Nước Nam mới) đúng như đã rao.

11/12/2013

Dưới xóm tàu bay (1939) : Các quan và cô đầu chui gậm giường trốn

Bây giờ, tôi đang du lãng ở khu vực ngõ Sầm Công ngày trước. Nên post nhanh.

Xóm tàu bay ở Hà Nội hồi thập niên 1930 là để chỉ những chỗ sau (xem tư liệu dán lại ở phía dưới): Hàng Giấy, Bạch Mai, Khâm Thiên, Thái Hà, Sầm Công.

Hà Nội 1939

08/12/2013

Câu đố chưa giải được, suốt từ 1939 đến 2013

Quả thực câu đố chưa được giải, trong suốt hơn nửa thế kỉ qua.

Câu hỏi thế này (bằng hình), trên báo năm 1939:



Bạn nào có thể trả lời chính xác đây ?

07/12/2013

Võ Nguyên Giáp (Tú tài văn chương) : Danh sách giáo viên trường Thăng Long năm 1936

Nhà trường đăng quảng cáo trên nhiều tờ báo lớn của thời đó. Đại khái như sau:



Như vậy, có thể thấy các vị sau trong danh sách giáo viên của trường: Bùi Kỷ, Hoàng Minh Giám, Đặng Thai Mai, Vũ Đình Hòe, Võ Nguyên Giáp, Vũ Đình Liên, Nguyễn Cao Luyện,...

Mê muội vốn luôn thắng văn minh (tranh dạng cổ động năm 1935, Hà Nội muốn diệt trừ đồng bóng)

Có một bìa tạp chí xuất bản năm 1935, vẽ tấm hình lớn (choán toàn bộ trang bìa). Đừng đổ mọi tội lỗi cho vô thần sau năm 1945. Trước Cách mạng Tháng Tám, đồng bóng cũng từng bị các ngài đốc lí xua đuổi. Hệt đuổi lũ ăn mày.

Bấm con trỏ để xem hình lớn hơn


Cánh nhà báo thời 1930s cũng mất lương tâm. Chúng bịa chuyện, dựng chuyện, có một thì xít ra khoảng một trăm hay một ngàn, như bây giờ (2010s) ! Cốt làm sao đề ngài đốc lí vui, và bọn đồng cốt thì hết đường sinh sống.

Mà đồng cốt đến giờ thì vẫn sống khỏe !