Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đảng-cộng-sản-VN. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đảng-cộng-sản-VN. Hiển thị tất cả bài đăng

22/05/2024

Đền Cửa Ông (Cẩm Phả) và chi bộ Đảng trong Ban Quản lí Di tích Đền Cửa Ông

Về đền Cửa Ông, trên Giao Blog, có thể đọc ở đây hay ở đây.

Bây giờ là các sưu tầm về BQLDT Đền Cửa Ông, đặc biệt là chi bộ Đảng trong BQL.

Mở đầu là bài trên cổng thông tin của thành phố Cẩm Phả.

01/07/2022

Việt Á - lớp lớp những ông trùm bà trùm và hệ thống tham nhũng (cập nhật từ 1/7/2022)

Những ông trùm và bà trùm mang tính lớp lang (cấp bậc và liên đới cấp bậc) của sự kiện Việt Á thường là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hiện rõ nhất là hai ông Nguyễn Thành Long (cựu Bộ trưởng Bộ Y tế) và ông Chu Ngọc Anh (cựu Chủ tịch Thành phố Hà Nội, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ). 

Nhân vật Phan Quốc Việt thì hiện chưa rõ có là đảng viên hay không (đọc nhanh trên Giao Blog ở đây hay ở đây).

Đến thời điểm ngày 1 tháng 7 năm 2022, trùm cuối của sự kiện chưa được lộ diện.

Nguồn hàng của Việt Á từ đâu đến, được làm ảo thuật như thế nào, hiện cũng chưa rõ.

25/01/2021

Khách mời (guest) của Đại hội XIII

Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc vào ngày hôm nay, Thứ Hai ngày 25/1/2021. Những con phố trong thành phố thủ đô rực rỡ sắc cờ tổ quốc. Loa phát thanh của tổ dân phố chúng tôi đã nhắc việc treo cờ tổ quốc trong dịp Đại hội Đảng từ nhiều hôm trước. Tổ dân phố bên cạnh do tổ trưởng là một trung niên nên thạo công nghệ, mà có lợi ích nhãn tiền, thông báo việc treo cờ và nhắc lại, đều qua mang zalo của tổ dân phố. 

Tính sang âm lịch, hôm nay là ngày 13 tháng Chạp năm Canh Tí.

Trận mưa nhè nhẹ đêm 24/1 cũng đủ làm ướt các con phố nho nhỏ. Nhiệt độ trong phòng lên tới khoảng 21-22.5 độ. Lúc này, 23h thì là 22.5 độ. Có cảm giác ấm và khá ẩm. Gió lặng nên loạt cờ treo ở con ngõ chạy trước cửa nhà cũng chỉ lặng yên.

05/10/2020

Học tập và làm theo : Khai trương Trang tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam - Đại hội XIII

Học tập và làm theo ở đây, có nghĩa trực tiếp là rập khuôn y như cách làm của phía Trung Quốc. Tháng 10 năm 2017, tức là 3 năm trước, Trung Quốc đã tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc toàn quốc lần thứ XIX; trước đó, họ đã lập Trang điện tử Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tôi đã điểm tin cập nhật ngay lúc đó, xem lại ở đây (trang đó, hiện còn trên lưới trời, ở đây).

Đáng chú ý là, năm 2017 đó, trang điện tử của phía Trung Quốc có tới 14 thứ tiếng, nhưng không có Tiếng Việt. Tôi đã nói rõ lúc đó.

Còn bây giờ, tháng 10 năm 2020, trang điện tử của phía Việt Nam có 6 thứ tiếng. Trong 6 thứ tiếng, thì rõ ràng có tiếng Trung Quốc. Đọc các tin ở bên dưới.

Nói cho gọn: Trung Quốc tổ chức đại hội thì không lập phần tiếng Việt cho trang điện tử của họ (năm 2017), còn khi Việt Nam tổ chức đại hội thì có phần tiếng Trung cho trang điện tử vừa khai trương (2020).

05/05/2020

Nhớ lại chuyện cũ Phan Đăng Lưu - Trường Chinh, nhân chuyện ông Phạm Xuân Thệ

Hôm nay, ngày 5 tháng 5, là ngày sinh của Phan Đăng Lưu (1902-1941). Địa phương và trung ương vẫn thường tổ chức kỉ niệm ngày sinh của cụ (ví dụ năm 2017 thì xem ở đây).

Đợt này, nhân chuyện ông Phạm Xuân Thệ cố tình nhận vơ hết công của toàn bộ đồng đội thành riêng công của mình vào thời điểm buổi trưa ngày 30/4/1975, phớt lờ luôn cả vai trò trọng yếu của một đồng đội khác là Bùi Văn Tùng (đang đi tiếp ở đây), thì:

08/02/2020

Một ca bệnh đặc biệt trong đại dịch : từ Mác đến hậu duệ 200 năm

Sắp tới, đúng chuyên môn hẹp, mình sẽ có một nhóm làm việc trong khuôn khổ giáo dục khai phóng, cùng nhau luận bàn về chủ đề "Cha đẻ ngành Văn hóa Dân gian Nhật Bản với các đồ đệ là phái theo chủ nghĩa Mác".

Các đồ đệ vốn là đảng viên Đảng Cộng sản Nhật Bản sau này đã bị hấp dẫn bởi một cây đại thụ về Văn hóa Dân gian. Họ đã đến bái sư làm đệ tử. Đúng hơn thì ông đã hút các đồ đệ ấy về bên mình. Ông đã che chở cho họ về mặt tinh thần, như là một gà mẹ xòe cánh ôm lấy lũ con lúc trời đổ mưa và bất đầu sấm chớp.

Một mối lương duyên kì lạ và thú vị.

Các thứ đó sẽ đề cập đến sau. 

Bây giờ, trong đại dịch Cô Vi 2020 (n-CoV) thì một ca bệnh đặc biệt đã được phát hiện, là chủ nghĩa Mác với hậu duệ mặt trời ở Đại Việt sau 200 năm. Trực tiếp là những thảo luận xung quanh "đảng" và "dân tộc" liên quan đến bài báo mở màn năm mới của cây lí luận lão thành đại diện cho Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay là Nhị Lê.

03/02/2020

Trùng hợp đặc biệt : học sinh thủ đô được nghỉ 1 tuần đúng từ ngày 3/2/2020

Ngày 3 tháng 2 năm 2020 là ngày kỉ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2020).

Trùng hợp ngẫu nhiên và đặc biệt: từ ngày 3/2/2020, học sinh thủ đô Hà Nội được phép nghỉ 1 tuần (từ 3 đến hết 9/2, tức từ Thứ Hai đến hết Chủ Nhật), để tránh đại dịch toàn cầu Corona.

Về ngày 3 tháng 2 năm 1930, thì đọc lại ở đây hay ở đây.

08/03/2019

Sau một năm "cảnh cáo", là quyết định "khai trừ" (học giả Trần Đức Anh Sơn)

Tháng 2 năm 2018, cùng với 4 vị khác của Đà Nẵng, học giả Trần Đức Anh Sơn bị tổ chức "cảnh cáo" (đọc lại ở đây).

Bây giờ là quyết định khai trừ. Trước đó, còn nghe tin bác nhà văn Văn Công Hùng của Tây Nguyên cũng đã bị khai trừ (xác nhận sau). Còn trước đó nữa, vào tháng 11 năm 2018, là ông Chu Hảo.

18/05/2017

Quan điểm chính thống đến năm 2015 : bút danh "Trần Dân Tiên" vẫn chưa rõ được dùng vào thời điểm và bối cảnh cụ thể nào

Quan điểm này được đưa lên trang của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 10 năm 2015. Nguyên văn là:

"175. Trần Dân Tiên. Gần đây các nhà nghiên cứu và sưu tầm cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dùng bí danh hoặc bút danh này, tuy nhiên vẫn chưa rõ được dùng vào thời điểm và bối cảnh cụ thể nào.".

07/06/2015

Đồng chí Nosaka viết về đồng chí Hồ Chí Minh, năm 1969, trên Cờ Đỏ

Đồng chí Nosaka (1892-1993, thọ 101 tuổi) là Chủ tịch của Đảng Cộng sản Nhật Bản trong một thời gian dài. Là lớp trước của đồng chí Bất Phá (xem lại ở đây).

Hội đàm chính thức đầu tiên của hai chính đảng là vào năm 1966, khi đó không có người phiên dịch Nhật - Việt trực tiếp (cả hai bên đều không tìm được người), nên phải sử dụng trùng dịch qua tiếng Trung Quốc (tư liệu do đồng chí Bất Phá  mới kể lại).

3 năm sau, năm 1969, đồng chí Nosaka đã dẫn đoàn đại biểu của Đảng Cộng sản Nhật Bản viếng Hồ Chủ tịch trong lễ quốc tang (có thể thấy hình ảnh của Nosaka trong video sản xuất năm 1969 bởi truyền hình Nhật Bản lúc đó, tại đây).