Đàn em đó chính là Trần Đĩnh, và tôi đã nhắc thông tin đó từ năm 2014 ngay khi cuốn Đèn cù của cụ Trần vừa ra mắt (xem ở đây).
Ngày xưa, cụ Trường Chinh đã trực tiếp nhờ đàn em chân truyền của mình là Trần Đĩnh viết hồi kí Trường Chinh (đọc Đèn cũ của Trần Đính thì sẽ rõ). Nên đàn anh sẽ kể lại đời mình, để đàn em ghi lại.
Ngày xưa, cụ Trường Chinh đã trực tiếp nhờ đàn em chân truyền của mình là Trần Đĩnh viết hồi kí Trường Chinh (đọc Đèn cũ của Trần Đính thì sẽ rõ). Nên đàn anh sẽ kể lại đời mình, để đàn em ghi lại.
Dưới đây, vẫn nhân dịp sinh nhật cụ Phan Đăng Lưu (5/5/1902), chỉ là nhắc lại mà thôi.
Rõ ràng, qua ghi chép của đàn em, chúng ta thấy, bản thân cụ Trường Chinh cũng tự đánh giá về vai trò trọng yếu của Hội nghị Trung ương 7 và Hội nghị Trung ương 8. Trọng yếu với cả cách mạng Việt Nam, và trọng yếu với cả cá nhân đàn anh Trường Chinh.
1. Hội nghị Trung ương 7 vào năm 1940, tại làng Đình Bảng (Bắc Ninh), do Phan Đăng Lưu - là người duy nhất còn lại của Trung ương Đảng chưa bị bắt - triệu tập và chủ trì. Còn Hội nghị Trung ương 8 vào năm 1941, tại Cao Bằng, do Nguyễn Ái Quốc - vừa trở về từ nước ngoài - triệu tập và chủ trì.
2. Không có Hội nghị Trung ương 7 với đề cử vượt cấp của Phan Đăng Lưu, thì sẽ không có Tổng Bí thư lâm thời Trường Chinh. Rồi sau đó, tới Hội nghị Trung ương 8, do mới ở nước ngoài về, nên Nguyễn Ái Quốc tôn trọng phong trào cùng nhân sự trong nước, mà như phê chuẩn chức Tổng Bí thư của Trường Chinh.
Trong khi kể cho đàn em, thì đàn anh nói: (tại Hội nghị Trung ương 8 do Nguyễn Ái Quốc triệu tập) "anh mới chính thức là tổng bí thư". Xem trong tư liệu ở bên dưới.
Đọc thêm ở đây.
Đọc thêm ở đây.
3. Có thể nói ngắn gọn lại nữa, năm 1940 là năm bản lề trong cuộc đời cách mạng của cụ Trường Chinh. Bản thân cụ cũng xác nhận rất rõ điều này. Đàn em thân cận là Trần Đĩnh cũng ghi nhớ rất rõ điều đàn anh truyền thụ đó.
Tư liệu cũ nhắc lại (bản đưa lần đầu tiên ở đây). Trong tư liệu này, đàn anh Trường Chinh kể cho đàn em rằng, Phan Đăng Lưu từ Nam ra với tình hình rất vội vàng. Thú vị là xuất hiện cả chữ "Cao Biền dậy non".
Một ghi nhận quan trọng của Trường Chinh là: tại Hội nghị Trung ương 7, do bận với Nam Bộ, mà Phan Đăng Lưu "đã không nhận vị trí này" (tức là chỉ chỉ vị trí Quyền Tổng Bí thư). Thế cho nên mới "quyết định anh Chinh quyền tổng bí thư".
Một ghi nhận quan trọng của Trường Chinh là: tại Hội nghị Trung ương 7, do bận với Nam Bộ, mà Phan Đăng Lưu "đã không nhận vị trí này" (tức là chỉ chỉ vị trí Quyền Tổng Bí thư). Thế cho nên mới "quyết định anh Chinh quyền tổng bí thư".
Tư liệu đây:
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.
LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.
Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.