Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tố-hữu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tố-hữu. Hiển thị tất cả bài đăng

15/05/2022

Người tham gia viết tiểu sử các lãnh tụ (Hồ Chí Minh, Trường Chinh) vừa qua đời : học giả Trần Đĩnh (1930-2022)

Với góc nhìn của tôi, cụ Trần Đĩnh là một học giả. Con người học giả bên trong ông, với tôi, được nhận ra sau những danh xưng "nhà báo Trần Đĩnh", "nhà văn Trần Đĩnh", "nhà dịch thuật Trần Đĩnh",...

Cụ vừa rời cõi tạm tại nhà riêng tại Tp. Hồ Chí Minh.

Trần Đĩnh đã tham gia viết tiểu sử lãnh tụ Hồ Chí Minh vào năm 1960 trong nhóm làm việc mà Tố Hữu đứng đầu (đọc lại trên Giao Blog ở đây).

Trần Đĩnh đã viết xong một bản nháp hồi kí của lãnh tụ Trường Chinh vào năm 1951 (đọc lại trên Giao Blog ở đây).

05/05/2022

Sinh nhật lần thứ 120 của chí sĩ Phan Đăng Lưu (1902-2022) và chuyện nhanh về thanh niên xe ôm cùng quê

Hôm nay, ngày 5 tháng 5, là sinh nhật của cụ Phan Đăng Lưu (trên Giao Blog đã nói nhanh ở đây). Tối ngày hôm qua, các con cháu đã nhắn nhau qua zalo rằng:

"20h10 ngày 4/5/2022, VTV1 phát sóng bộ phim tài liệu "Đồng chí Phan Đăng Lưu- Nhà Cách mạng tiền bối xuất sắc của Đảng và cách mạng Việt Nam".

Minh đã xem chương trình trên VTV1 vào lúc hơn 8 h tối qua. 

Nhưng hôm nay, muốn ghi nhanh về chuyện người thanh niên cùng quê với cụ Phan Đăng Lưu đang chạy xe ôm ở khu vực các quận Thanh Xuân và Cầu Giấy mà mình mới gặp ngẫu nhiên trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay.

1. Đầu tiên, mới biết là cùng huyện Yên Thành. Rồi lúc sau, biết là cùng xã luôn. Tức đầy đủ là xã Hoa Thành huyện Yên Thành. Địa danh khu đó, từ xưa đã có nhiều chữ "Thành", như Tràng Thành, Đông Thành, Hoa Thành,...

17/11/2021

Cán bộ công đoàn vùng mỏ Võ Huy Tâm viết về thợ mỏ (bản thảo đầu tiên qua lời kể Tô Hoài)

Gần đây, lúc du lãng xứ Quảng Yên ngày xưa (vùng mỏ Quảng Ninh ngày nay), chúng tôi đã đến thăm nhà thơ Trần Nhuận Minh tại tư gia (đã nói nhanh ở đây). Hôm đó, trong không khí vui vẻ đang nói về văn hóa vùng mỏ và văn hóa thợ mỏ, bác Trần kể nhanh một số kỉ niệm về nhà văn Võ Huy Tâm.

Bác Trần gợi ý cho chúng tôi chú ý đến mối quan hệ thân tình giữa nhà văn Võ Huy Tâm (trong tư cách người thợ mỏ và cán bộ công đoàn vùng mỏ) với ông Lành (tức nhà thơ chính trị gia Tố Hữu). Sẽ ghi lại cụ thể ở một dịp khác.

Bây giờ, thì đọc nhanh lời kể của nhà văn Tô Hoài, mới biết công lao rất lớn trong đào tạo Võ Huy Tâm của nhà văn đàn anh Nguyễn Huy Tưởng. Ông có cách đào tạo người thật hay, cách này đến nay vẫn thật sự có giá trị trong giáo dục. Chắc bác Trần Nhuận Minh mới chỉ biết đến vai trò của ông Lanh, mà chưa biết đến công đào tạo của Nguyễn Huy Tưởng trong tiểu thuyết Vùng mỏ.

07/05/2019

Chiến thắng Điện Biên Phủ : bài thơ sớm nhất, vẫn là của C.B mục "Nói mà nghe"

Từ nhiều năm nay, Giao Blog đã có mục Nói lại mà nghe (ví dụ ở đây hay ở đây). Là phỏng theo Nói mà nghe của nhà báo C.B.

Hôm nay, ngày 7 tháng 5 năm 2019, kỉ niệm 65 năm chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, thì qua phát hiện của nhà sưu tập Tạ Thu Phong quen biết của cộng đồng mạng, mới vỡ lẽ:

- Bài thơ sớm nhất mừng chiến thắng long trời lở đất này, không ai khác, là của chính nhà báo C.B. 

- Mà đó là bài viết cho mục quen biết Nói mà nghe !

26/01/2019

100 năm Cách mạng Tháng Mười vĩ đại : bây giờ, là gái Nga sang Việt Nam bán dâm

"Lão nằm mơ nước Nga". Cách mạng Tháng Mười vĩ đại năm 1917 (đọc lại ở đây hay ở đây).

Tự nhiên như nhiên, một thời, chúng ta mơ nước Nga một cách kinh điển như vậy. Nằm ở Đại Việt và mộng tưởng nước Nga. Dĩ nhiên, nước Nga thì có các cô gái Nga.

Bây giờ, ở Việt Nam, có những cô gái Nga sang bán dâm và tổ chức bán dâm (cho người Việt Nam). Không chỉ ở Việt Nam đâu, du lãng đông tây trong khoảng 20 năm nay, thấy rõ hiện tượng "gái Nga" như vậy. Có tính chất "toàn cầu".

23/10/2018

Cậu học trò của cụ Đinh Gia Khánh : từ sinh viên Khoa Ngữ Văn đến Bí thư Thành uỷ Hà Nội

Thầy Đinh Gia Khánh (1924-2003) vốn ở một tổ bộ môn trực thuộc Khoa Ngữ Văn của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, mà tổ này có tên gọi dân dã là Tổ Cổ cận dân. Tức là tổ về các môn "Văn học cổ Việt Nam", "Văn học Cận đại Việt Nam", và "Văn học Dân gian Việt Nam".

11/10/2018

Gió lạnh đầu mùa, hiện lên rõ ràng là hình ảnh chị lao công gần nhà lưu niệm Tố Hữu

Buổi sáng của những ngày đầu tiên có gió lạnh ở Hà Nội, đưa trẻ con đi học và từ đó trở ra, thì hình ảnh nổi bật, hóa ra là các chị lao công trên các con đường góc phố.

Các chị bỗng nổi bật so với thường ngày.

Là bởi gió làm xào xạc lá, rác không tĩnh lặng như mấy hôm chưa có heo may mà cứ bay bay tứ tung. Vẫn những cái chổi tre ấy, độ một tuần trước, còn chưa chú ý, thì hôm nay cứ khua lên tứ tung. Người đi bộ, người cưỡi xe, qua lại, hầu như không làm các chị phải vướng bận gì với những cú khua lên tứ phía ấy. Rác từ dưới đất bay cả vào mặt người ta, cũng không hay.

Chổi tre chắc vẫn cứ thế từ hồi cụ Tố Hữu.

05/05/2018

Một người nữa sinh ngày 5 tháng 5 : một cụ Phan nữa là đồ Nghệ

Cụ Mác thường được nhắc đến trong ngày sinh nhật mùng 5 tháng 5. Có một danh nhân nước Việt sinh trùng ngày đó.

Người đó là cụ Phan Đăng Lưu (1902-1941). Hồi nhỏ, được học chữ Hán theo lối cử tử ở gia đình, nên sau này dù đã Tây học, đi hoạt động cách mạng, nhưng trước sau vẫn là một anh chàng "đồ Nghệ" chính hãng. Phan nổi tiếng cả một vùng bởi viết bút lông tuyệt giỏi, trí nhớ siêu phàm, thông kinh bác sử.

17/10/2015

Văn nghệ Thứ Bảy : Một hội thảo về Tố Hữu - nhà thơ 95 tuổi

Hội thảo do nhóm của ông Hoàng Chương tổ chức. Nguyên văn lời ông:

"chịu khó tập trung, đừng nói chuyện, đừng bỏ ra về, bỏ về là có tội với tiền nhân. Tôi sức khỏe như thế này không bao giờ đau ốm vì tôi thờ các vị tiền nhân hết mình, các vị tiền nhân luôn phù hộ tôi".

01/10/2014

Thơ Tố Hữu : "Cho thịt da em lại nở trắng ngần"

Lớp trẻ có lẽ rất ít người biết đến nữ anh hùng Trần Thị Lý (người Điện Bàn, Quảng Nam). 

Nhà thơ Tố Hữu đã viết tặng nữ anh hùng Trần Thị Lý những vần thơ như thế.

Khổ thơ đó như sau (lấy từ website huyện Điện Bàn):