Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn gia-long. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn gia-long. Hiển thị tất cả bài đăng

26/04/2022

Góc nhìn văn hóa sử : sự thực lịch sử và thực hành văn hóa đương đại, qua sự kiện bà Phi Yến ở Côn Đảo

Một sự kiện khá thú vị, cung cấp cho luận giải văn hóa sử của tôi một ví dụ xác đáng, nhưng lại rất bất ngờ.

Giọt nước làm tràn li là bà Phi Yến bỗng nhiên được xem là một bà phi của vua Gia Long, rồi lễ hội về bà được ghi danh vào danh mục văn hóa phi vật thể quốc gia.

24/04/2019

Nhà in Việt Nam hồi thế kỉ 19 : hiệu "Hải Học Đường" của trấn thủ Trần Công Hiến ở Thành Đông (Hải Dương)

Vẫn thấy một số bản in khắc gỗ có ghi "Hải Học Đường", cũng nghe loáng thoáng "Hải Học Đường" ở chỗ này chỗ kia, nhưng quả thực là chưa rõ lắm về nội dung cụ thể của danh xưng ấy.

Theo nghiên cứu của Lưu Y Đức đã công bố mấy năm trước, thì tạm hiểu được rằng, đó là một nhà in sách ở vùng Hải Dương (tức Thành Đông hay Xứ Đông nhìn từ Hà Nội) do quan trấn thủ Trần Công Hiến sáng lập. 

Hải Học Đường có thể ra đời vào thập niên 1810, thời vua Gia Long (bản thân Trần Công Hiến thì mất năm 1817, nên nhà in này hoạt động được khoảng 10 năm). 

Mà ông quan trấn thủ ấy lại là người Quảng Ngãi, được triều đình nhà Nguyễn cử ra trông coi Thành Đông. Ông cũng tự trở thành người trông coi nhà in Hải Học Đường.

Sau này, Phạm Phú Thứ có dựng lại Hải Học Đường vào thập niên 1870 khi họ Phạm được cử giữ chức tổng đốc Hải Dương.

07/03/2018

Văn của Nguyễn Ái Quốc cũng được biên tập hay cắt sửa, như thường

Văn của Tran Dan Tien trong cuốn Hồ Chí Minh truyện đã được biên tập khá nhiều sau năm 1954. Điều đó đã nói cụ thể chỉ một chút xíu, ở đây hay ở đây.

Hồ Chí Minh truyện thì đã thuộc thập niên 1940 (và 1950).

13/06/2017

Về tư duy của người Việt qua sáng tạo chữ Nôm, góc nhìn đương đại (của Brian Wu)

Liên quan đến tư duy sáng tạo chữ Nôm, tôi đã bàn ở đâyở đây (trong hội thảo tháng 8 năm 2016). Bản đưa lên mạng của hội thảo đến hiện tại (tháng 6 năm 2017), mới chỉ là bản thoát cảo đầu tiên, chưa phải cuối cùng.

Khi nào có bản cuối cùng (đã chỉnh sửa nhiều so với bản đầu tiên vào tháng 8 năm 2016), thì sẽ bổ sung.

Trước tháng 8 năm 2016, đã nói nhanh ở đây (tháng 1/2015).

Bây giờ thì xem một bàn luận của một bạn tạm gọi là bình dân (có kiến thức về Hán Nôm). Đó là bạn Brian Wu - một người Việt đang sinh sống tại Hoa Kì.

29/10/2013

Thủ cấp của anh hùng Nguyễn Huệ và các huynh đệ ở đâu, còn tìm thấy được không (1)

Đầu tiên, thử đọc lại một đoạn văn của một nhà nghiên cứu viết về sự phân kì lịch sử Việt Nam chưa từng có của đồng chí Trường Chinh vào năm 1943, như sau: "Quang Trung – Nguyễn Huệ, lãnh tụ của phong trào Tây Sơn, là tập đại thành của tinh hoa, trí tuệ, văn hóa dân tộc trong thế kỷ XVIII và có thể nói của cả ba thế kỷ liên tiếp của thời kỳ Trung đại (TK XVI, TK XVII và TK XVIII), thời kỳ mà không gian sinh tồn và hoạt động của dân tộc đã vượt qua dãy núi Hải Vân để phát triển tới tận Cà Mau, Phú Quốc. Đáng tiếc ông chỉ sống tới tuổi bốn mươi (1792), nếu không lịch sử phát triển của dân tộc có cơ may diễn theo nhịp điệu khác. Hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà bản Đề cương văn hóa Việt Nam (1943) của Đảng do đồng chí Trường Chinh khởi thảo lại phân kỳ lịch sử văn hóa nước nhà một thời kỳ dài từ cổ đại đến thực dân làm hai giai đoạn: Trước Quang Trungsau Quang Trung. Có thể nói đây là sự đánh giá rất cao, rất tuyệt vời và thú vị của Đảng ta cũng như của Cố Tổng Bí thư Trường Chinh đối với người anh hùng dân tộc Quang Trung va triều đại Tây Sơn." (Hà Nội, 2003, nguồn xem tiếp ở dưới).