Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn dân-chủ-hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dân-chủ-hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

25/11/2019

Tin nhanh Hồng Kông 2019 : mảnh đất tiếp tục tiên phong

Hạ tuần tháng 11 năm 2019, ở Hương Cảng - xứ cảng thơm, gắn bó nhân duyên với nhiều lớp người Việt Nam từ nhiều thế kỉ nay, riêng với đầu thế kỉ XX thì có thể xem lại ở đây hay ở đây.

Mấy năm trước, năm 2014, phong trào dù vàng, thì trên Giao Blog, có thể đọc lại ở đây hay ở đây.

10/10/2017

"Các bác hãy cho anh xã nhà em tiếp tục làm việc, phục vụ đất nước"

Hôm trước, đã thấy con trai của cựu thủ tưởng Nhật Bản diễn thuyết ngoài phố (xem lại ở đây).

Hôm nay, là hình ảnh của phu nhân đương kim thủ tướng Abe diễn thuyết, kêu gọi mọi người ủng hộ chồng mình. Công khai giữa thanh thiên bạch nhật.

04/08/2017

Phúc Trạch Dụ Cát (1835-1901) nói về tình trạng bi đát của người Nhật trước và đầu thời Minh Trị

Phúc Trạch Dụ Cát là tên quen dùng ở Việt Nam của nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi 福澤諭吉. Ông là nhà giáo dục, nhà tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất ở Nhật Bản trong hơn một trăm năm qua. 

Ông sinh cuối thời Edo, vào năm Thiên Bảo 5 (1835), và mất vào năm Minh Trị 34 (1901). Năm Minh Trị 34 là sớm hơn vài năm so với thời điểm các chí sĩ Phan Bội Châu - Tăng Bạt Hổ lần đầu tiên đến Nhật, mở ra phong trào Đông Du. Chính nhóm chí sĩ Đông Du đã quen gọi Fukuzawa là Phúc Trạch theo cách đọc Hán Việt. Các lớp hậu học sau này và hiện nay vì thế cũng quen theo.

28/07/2017

Báo Tuổi Trẻ đưa tin về lễ "hải táng" Lưu Hiểu Ba

Tờ Tuổi trẻ có lẽ là báo tiếng Việt chính thống trong nước duy nhất (hoặc rất hiếm hoi) đưa tin về sự kiện Lưu Hiểu Ba qua đời và các hoạt động liên quan vào tháng 7 năm 2017.

Chữ "hải táng" (rải tro ra biển) đã chính thức xuất hiện trên báo chí hải ngoại (ngoài Trung Quốc) từ ngày 15/7/2017. Báo chí Nhật thì dẫn theo nguồn tin từ một đoàn thể ở Hương Cảng. Xem cập nhật ở đây, tin về "hải táng" ở mục 7. Hải táng đã được thực hiện ngày 15/7.

20/07/2017

Truy điệu Lưu Hiểu Ba (bài Shibata, ngày 20/7/2017)

Bài của Shibata 柴田 ở Học viện Aichi 愛知学院大学 (Nhật Bản), vừa lên mạng.

Shibata là người đã có thâm niên trong nghiên cứu các nhà hoạt động dân chủ ở Trung Quốc. Ông chỉ ra những chỗ độc đáo của Lưu Hiểu Ba khác với các nhà hoạt động khác. Đồng thời, Shibata cũng chỉ ra hạn chế của Hiến chương 08 do nhóm Lưu khởi xướng.

14/07/2017

Lưu Hiểu Ba, những vần thơ viết năm 1999 : Khát vọng cao chạy xa bay

"vứt bỏ đi những tuẫn nạn do mình tự tạo ra một cách hư ảo
anh muốn ngả người nằm xuống dưới đôi chân em
đó là khi ngoài một nhiệm vụ duy nhất
liên quan đến cái sống và cái chết
con tim anh như tấm gương sáng
hạnh phúc dài lâu"

(Lưu Hiểu Ba, 12/8/1999)

20/03/2016

Sưu tập tháng 3 năm 2016 : vận động tự ứng cử quốc hội

Sưu tập này là tiếp cho sưu tập tháng 2 (ở đây). Sưu tập tháng 2 kết thúc ở việc nhiều ứng cử viên tự do đã qua vòng hiệp thương thứ hai. Nói vui là qua vòng gửi xe.

Sắp tới, là những vòng tiếp theo.

10/11/2015

Suu Kyi từng có 1 năm nghiên cứu ở Nhật Bản (hình ảnh hồi cố từ Nhật)

Đúng như một người họ xa của Suu Kyi đã nói trực tiếp với mình nhiều năm trước: bà Suu từng đến Nhật nghiên cứu trước năm 1990. Hôm nay thì đã biết, bà đến Đại học Kyoto trong các năm 1985 - 1986, với tư cách là nghiên cứu viên.

Tức là trước khi bà chính thức hiến thân cho con đường dân chủ của tổ quốc mình (tính từ năm 1988).

Tư liệu cũ vừa được truyền thông Nhật loan.

Phụ nữ Đông Nam Á : bà Suu Kyi của Miến Điện (loạt ảnh 2015)

Bề nổi thì có chị gái Khâu Anh Lạc ở Thái Lan.

Nhưng bây giờ, mọi ánh mắt đang đổ dồn về quí bà Suu Kyi ở Miến Điện.

mợ Su Chi nước Miến (bài Lý Toét)


09/11/2015

Ghi chép về Miến Điện trước và sau năm 2010 (bài Phạm Thị Hoài)

Lấy mốc 2010, là bởi đó là năm mà bà Suu Kyi được trả tự do. Chuyện trước năm 2010, bằng trải nghiệm cá nhân của mình, tôi sẽ viết dần dần sau.

Sau năm 2010, Phạm Thị Hoài đã tới Miến Điện để mục kích sở thị về một nhà nước mới. 

Về lại Đức, bà có đưa một bản ghi chép.

Nhưng bản ghi chép ấy chỉ đến giữa chừng thì đứt đoạn. 

Bà Aung San Suu Kyi và ngọn cờ đỏ NLD ở Miến Điện mới

Tin cập nhật về tình hình bầu cử dân chủ đầu tiên ở Miến Điện: bà Suu Kyi sẽ không trở thành Tổng thống được, bởi lẽ cả 2 người con của bà hiện đang mang quốc tịch nước ngoài. 

Đồng thời, đã có tố cáo rằng, đảng NLD (Liên minh Dân chủ Quốc dân) của bà có những gian lận trong bỏ phiếu (chỉ mang tính cục bộ).

Nhìn toàn cục, đảng NLD đang ở thế thắng. Bản thân bà Suu Kyi thì mới trả lời báo chí đại khái rằng: khi đoạt được chính quyền từ tay giới quân sự, bà muốn mình là nhân vật có ý nghĩa ở trên cả Tổng thống.

Đảng NLD của Suu Kyi là đảng đối lập lớn nhất ở Miến Điện hiện nay.