Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vân-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Vân-Nam. Hiển thị tất cả bài đăng

16/01/2020

Sách chuyên khảo về văn hóa Việt Nam bằng tiếng Trung Quốc của học giả Nguyễn Chí Kiên (Bền)

Tên chính thức là Nguyễn Chí Bền (với một số bút danh như Nguyễn Phương Thảo, Nguyễn Nhị Hà). Các dịch giả người Trung Quốc đã dịch nghĩa chữ "Bền"  (vững bền) sang chữ Hán là "Kiên" (vững chắc), nên viết đầy đủ bằng chữ Hán là: Nguyễn Chí Kiên 阮志坚.

Chữ "Bền" có thể viết được bằng chữ Nôm, nhưng không viết được bằng chữ Hán, nên các dịch giả đã linh hoạt dịch nghĩa.

Ở một trường hợp khác, là tên của bà Nguyễn Thị Doan (nguyên Phó Chủ tịch nước), thì được phía Trung Quốc viết thành âm gần giống là Nguyễn Thị Duyên. Tạm gọi là dịch âm.

Đại khái sách của học giả Nguyễn Chí Kiên (Bền) được xuất bản bởi Nhà xuất bản Nhân dân Vân Nam, vào năm 2012, như dưới đây.

15/05/2019

Dẫn hồn về Mạc Tư Khoa của Tư Đại Lâm (chứ không phải theo Phật tổ về Tây Phương)

Mạc Tư Khoa vốn là một miền cực lạc trong nhân sinh quan và vũ trụ quan của những lớp chí sĩ cách mạng vô sản thời kì đầu tiên. Mà đại diện tiêu biểu chính là cụ Nguyễn Ái Quốc (sau này là Hồ Chí Minh) thời thập niên 1930 - 1940.

Mạc Tư Khoa nhé. "Lão nằm mơ nước Nga". Mạc Tư Khoa là thủ đô của nước Nga. Mà nước Nga với Mạc Tư Khoa đó là của Tư Đại Lâm (tức Stalin).

Mạc Tư Khoa vốn được xem là thiên đường của dòng giống Lạc Hồng, là nơi hạnh phúc, là chốn thần tiên.

Chứ không phải Tây Phương cực lạc của Phật tổ Thích Đạt Đa đâu.

Tư liệu cho biết điều đó đã nằm sẵn từ lâu trên Giao Blog. Tư liệu do chính lớp chĩ sĩ lớp đầu tiên đó xác nhận.

15/05/2017

Phí Hiếu Thông với Đại học Vân Nam, và chức vụ trong Đảng

Đàn anh của mình là đệ tử lớp cuối cùng của cụ Phí. Mùa hè năm 2000, tại Bắc Kinh, trên diễn đàn Hội nghị giữa kì của Hiệp hội Nhân loại học Thế giới, cụ Phí có đọc một báo cáo/diễn văn.

Lúc đó, cụ thay mặt giới Dân tộc học - Nhân loại học Trung Quốc trình bày một báo cáo đề dẫn. Do tuổi cao sức yếu, cụ chỉ đọc khoảng 1 trang đầu tiên, rồi sau đó gọi đệ tử (tức đàn anh) lên đọc thay phần còn lại.

14/09/2014

Về thổ ngữ Văn Sơn (Vân Nam) trong phương ngữ Nam Choang ở Trung Quốc (bản dịch Hà Hữu Nga)

Bất ngờ là bài này đã được bác Hà Hữu Nga dịch ra tiếng Việt từ năm 2013. Tuy bản dịch có một số chỗ cần chỉnh lại chút xíu. Chẳng hạn: "Ung Nam" mà không phải "Dung Nam". Chữ "Ung" trong "châu Ung" và "châu Khiêm" đã thành phổ biến trong tiếng Việt từ lâu rồi, nói "châu Dung" là hơi khó. 

09/08/2014

Hát Phưn của người Nùng ở Yên Bái

Đã có một cuốn sách chuyên đề của tác giả quen biết Triệu Thị Mai. Sách đồng dạng như vậy ở Quảng Tây và Vân Nam, mấy năm gần đây, được xuất bản nhiều.

31/05/2014

Động đất lớn ở Vân Nam (30/5/2014), quân đội Trung Quốc vào cuộc cứu trợ nhân dân

Vân Nam là một tỉnh vùng Tây Nam của Trung Quốc, có đường biên giới chung với Việt Nam ở khu vực tỉnh Lào Cai - tỉnh có ông đại biểu quốc hội Phạm Văn Cường vừa mới lên diễn đàn than rằng (23/5/2014): "ngày hôm kia Trung Quốc đã ép người dân khi nhập cảnh trở lại Việt Nam phải ký vào bản đồ thừa nhận Hoàng sa của Trung Quốc mới cho qua" và "thế mới khó các đồng chí, Trung Quốc thâm nho tới mức độ cực kỳ. Cố tình làm mất uy tín của dân tộc và sỉ nhục mình mới cho về" (hiện nay, chưa cơ quan nào đứng ra xác nhận và công bố kết quả về điều ông đại biểu này phát ngôn).

08/02/2014

Nguyễn Ái Quốc năm 1940 cầu nguyện cho linh hồn dân Việt Nam được tiếp dẫn tới Mạc Tư Khoa của Stalin

Tính xác thực của bài sớ ứng khẩu dưới đây đã được các nhân chứng, cũng như các nhà nghiên cứu về cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam xác nhận.

Đó là năm 1940, tại Vân Nam (Trung Quốc). Quân đội Nhật đã gây thảm sát (ném bom vào khu dân thường), trong đó, có tới mấy chục mạng Việt kiều. Nguyễn Ái Quốc và Phùng Chí Kiên đã trực tiếp trở thành hai thầy cúng (đạo sĩ) làm ma cho họ.

21/01/2014

Chuyện vãn trên đường du lãng : Xem lại chùm ảnh cũ nhân lúc dừng lại ở nhà ga xe lửa Mông Tự (Vân Nam)

Mông Tự là tên một huyện ở tỉnh Vân Nam, nằm trên đường biên chung với tỉnh Lào Cai của Việt Nam. Hai bên đi qua lại nhau bằng cửa Hà Khẩu. Tuyến đường sắt Hà Nội - Côn Minh chạy qua đó từ thời Pháp thuộc.

Chúng tôi đi Mông Tự lần này theo chỉ dẫn của tư liệu cũ. Tới chỗ vừa in dấu bàn chân của các lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và Phùng Chí Kiên, lại cũng có in dấu bàn tay của các lãnh tự Nguyễn Hải Thần và Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh). Nhất Linh đã từng viết khá chi tiết về Mông Tự trong Giòng sông Thanh Thủy

Nhưng không phải để tìm những dấu bàn chân và dấu bàn tay ấy. Mà là tìm bước chân của một nữ thần Việt đã xuất ngoại dẫn lối cho các nhà cách mạng giải phóng dân tộc. Bà đã đi tiên phong, sớm hơn lúc Nguyễn Ái Quốc hay Vũ Hồng Khanh đến đó hoạt động tới cả nhiều chục năm.

19/08/2013

Trần Đại Sỹ và tác phẩm : 2 - Hảo Liên/Hao Ling gắn với tên tuổi ông Trần trong giới thiệu của công ty Pháp

Trong trang giới thiệu sản phẩm của một công ty chuyên kinh doanh trà của Pháp, có phần dành cho Hảo Liên/Hao Ling

Trong đó, ông Trần (tức Trần Đại Sỹ) được ghi nhận là Giám đốc của ARMA (một hội nghiên cứu y dược phương Đông, chắc nên gọi tắt là Hội Á y), đã lãnh đạo một nhóm y bác sĩ tiến hành điều tra công dụng của trà Hảo Liên trong phạm vi người sử dụng châu Âu.

Loại trà Hảo Liên/Hao Ling phải đun sôi 90 phút