Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn stalin. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn stalin. Hiển thị tất cả bài đăng

26/02/2022

Tháng 2 năm 2022, cùng với bệnh dịch là chiến tranh bùng phát

Chiến tranh đã bùng lên ở khu vực Nga - Ucraina.

1. Gần đây, mình có phát biểu về dân tộc tự quyết. Bài học thuật đã in năm 2020, ở đây. Bài vốn viết nháp lần đầu vào năm 2015, bản thảo hoàn chỉnh có từ năm 2017.

Dân tộc tự quyết là một trong những vấn đề cơ bản về văn hóa xã hội trong học thuyết Mác - Lênin. Lênin đã khởi xướng "dân tộc tự quyết" ở đầu thế kỉ XX tại nước Nga Xô-viết. Tranh luận về "dân tộc tự quyết" đã bắt đầu từ đó. Lênin cho phép các ý kiến được phát biểu tự do, không bắt buộc theo một đường hướng cứng rắn.

Stalin đã kế thừa và phát triển tư tưởng "dân tộc tự quyết" của Lênin, nhưng ấn đính đường hướng cứng rắn cho nó. Định nghĩa về "dân tộc" đã được Stalin đề ra trong quá trình đó.

22/04/2020

Đọc lại Lê-nin và về Lê-nin, trong đại dịch Cô Vy

2020, hạ tuần tháng 4, nhiều nơi đang có những hoạt động kỉ niệm dành cho lãnh tụ Lê-nin. Bản thân mình, thì đầu năm 2020, có một bài in trong sách chung mới ra, mà trong đó, mình bàn đến khái niệm "dân tộc tự quyết" do Lê-nin đưa ra (đã điểm tin ở đây).

Bây giờ thì đọc một ít tư liêu liên quan, mà bài đầu tiên là của Phan Khôi viết năm 1930 (đăng trên tờ Trung Lập thời đó).

18/02/2020

Bài mới trong sách mới vừa ra lò : về Lã Văn Lô với dân tộc học Nga - Xô

Thật ra bài đã có từ 2017 (đọc lại ở đây).

Bây giờ thì sách mới ra, sau một quá trình hoàn thiện bản thảo tới mấy năm.

Hiện sách đang còn trên đường phát nhanh đến chỗ mình. Đến tối ngày 18/2 mới nhận được biên lai bưu điện gửi tới từ chủ biên qua e-mail.

Bởi vậy, tạm thời sử dụng mấy tấm ảnh đi mượn về để sử dụng ở mục 2.

15/05/2019

Dẫn hồn về Mạc Tư Khoa của Tư Đại Lâm (chứ không phải theo Phật tổ về Tây Phương)

Mạc Tư Khoa vốn là một miền cực lạc trong nhân sinh quan và vũ trụ quan của những lớp chí sĩ cách mạng vô sản thời kì đầu tiên. Mà đại diện tiêu biểu chính là cụ Nguyễn Ái Quốc (sau này là Hồ Chí Minh) thời thập niên 1930 - 1940.

Mạc Tư Khoa nhé. "Lão nằm mơ nước Nga". Mạc Tư Khoa là thủ đô của nước Nga. Mà nước Nga với Mạc Tư Khoa đó là của Tư Đại Lâm (tức Stalin).

Mạc Tư Khoa vốn được xem là thiên đường của dòng giống Lạc Hồng, là nơi hạnh phúc, là chốn thần tiên.

Chứ không phải Tây Phương cực lạc của Phật tổ Thích Đạt Đa đâu.

Tư liệu cho biết điều đó đã nằm sẵn từ lâu trên Giao Blog. Tư liệu do chính lớp chĩ sĩ lớp đầu tiên đó xác nhận.

26/02/2019

Đồng chí Kim Nhật Thành - người được lãnh tụ Stalin lựa chọn

Có một số nhân vật (sau trở thành lãnh tụ ở các quốc gia cùng hệ thống) vốn không được Stalin lựa chọn.

Có một số lãnh tụ ở các quốc gia cùng hệ thống thì vốn được Stalin lựa chọn từ đầu. Trong số đó, có đồng chí Kim Nhật Thành của Triều Tiên.

Về từ "đồng chí" thì có thể đọc ở đây (năm 2017).

Tư liệu do bác Phan Việt Hùng vừa đưa lên, ngày hôm nay - 26/2/2019, cháu nội của đồng chí Kim Nhật Thành vừa đặt chân lần đầu tiên tới Việt Nam.

03/11/2017

Các "đồng chí" (tоварищи) và món "mộc tồn", chuyện hậu trường kỉ niệm Cách mạng Tháng Mười

Cách mạng Tháng Mười (1917-2017) tròn 100 năm. Thật ra, theo lịch Tây thì là Cách mạng Tháng Mười Một mới đúng (lịch của Nga lúc đó lệch một chút)

Đồng chí Ngô Thế Long ở Viện Thông tin Khoa học Xã hội sẽ kể một chuyện hậu trường về mối quan hệ giữa "đồng chí" (có đồng chí Ivan) và "mộc tồn".

19/06/2017

Ảnh hưởng của dân tộc học Nga - Xô đối với học thuật Việt Nam : tọa đàm ngày mai

Thông tin về tọa đàm này, đã đưa ở đây (đầu tháng 4/2017).

Ngày mai, 20/6, là ngày tọa đàm, tại khuôn viên trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước (nay là Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Tôi trình bày về nhà dân tộc học lớp tiên phong của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là cụ Lã Văn Lô (1909-1993, nguyên Tri châu Hữu Lũng tỉnh Bắc Giang trước 1945, nguyên trưởng nhóm nghiên cứu của Ủy ban Dân tộc Trung ương thời kì đầu tiên).

06/05/2017

Các sử gia Việt Nam hiện đại và vấn đề dân tộc (bài Liam, bản lược dịch Nguyễn Hồng Phúc)

Một số điểm mà Liam triển khai thì cùng loại với một công bố năm 2015 của mình.

Sắp tới, sẽ nói kĩ hơn với trường hợp Lã Văn Lô, ở tọa đàm tháng 6 tới (đã đưa tin tọa đàm ở đây, hồi kí Lã Văn Lô thì đọc ở đây). Trở lại thời kì "bộ tộc" với "dân tộc", nhiều thú vị.

Bản lược dịch ở trên.