Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn lã-văn-lô. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn lã-văn-lô. Hiển thị tất cả bài đăng

02/09/2023

Cách mạng Tháng Tám và Ủy ban Hành chính thời kì đầu ở xứ Lạng - chuyện về nhà văn Xích Điểu

Kỉ niệm 78 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 năm 2023, báo Lạng Sơn đăng tải bài viết về nhà báo - nhà văn Xích Điểu (1910-2003; có tư liệu ghi sinh năm 1913). Cụ tên thật là Trần Minh Tước, là Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Hành chính tỉnh Lạng Sơn (1946-1947).

Cùng thế hệ với Trần Minh Tước, là nhà dân tộc học Lã Văn Lô, cũng tham gia chính quyền cách mạng ở thời điểm Cách mạng Tháng Tám 1945. 

Gần đây, tôi có viết về nhà dân tộc học Lã Văn Lô (1909-1993) - cụ vốn là tri châu Hữu Lũng ở xứ Lạng, đi theo cách mạng, rồi sau này chuyên về dân tộc học. Trên Giao Blog, có thể xem lại ở đây (viết và phát biểu năm 2017; in năm 2020). 

24/09/2021

Hôn lễ theo nghi thức Công giáo và Phật giáo ở Huế (ghi chép của Phan Thị Hương Thủy)

Đến gần đây, tôi mới biết luật sư Phan Thị Hương Thủy là con gái của nhà dân tộc học Phan Hữu Dật - người Việt Nam đầu tiên học dân tộc học một cách bài bản tại Liên Xô cũ, sau này là Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 

Trong hệ phả dân tộc học Việt Nam, thì tôi xếp Phan Hữu Dật là thế hệ thứ hai của dân tộc học Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - thế hệ thứ nhất là Lã Văn Lô (người học lí luận dân tộc học của Liên Xô gián tiếp qua sách vở và thư từ, chưa có điều kiện tới Liên Xô học trực tiếp --- đọc bài về Lã Văn Lô mới công bố của tôi, ở đây).

18/02/2020

Bài mới trong sách mới vừa ra lò : về Lã Văn Lô với dân tộc học Nga - Xô

Thật ra bài đã có từ 2017 (đọc lại ở đây).

Bây giờ thì sách mới ra, sau một quá trình hoàn thiện bản thảo tới mấy năm.

Hiện sách đang còn trên đường phát nhanh đến chỗ mình. Đến tối ngày 18/2 mới nhận được biên lai bưu điện gửi tới từ chủ biên qua e-mail.

Bởi vậy, tạm thời sử dụng mấy tấm ảnh đi mượn về để sử dụng ở mục 2.

31/10/2019

Những người Nga Xô-viết gần gũi với khoa học miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa

Khoa học ở đây chỉ hạn vào các chuyên ngành cụ thể trong khoa học xã hội và nhân văn, của thời kì đầu xây dựng miền Bắc Xã hội Chủ nghĩa. Sau năm 1954 lân sang những năm đầu thập niên 1960.

Những năm tháng trong núi rừng Việt Bắc, người Nga đã tới và để lại những thước phim vô giá ở đây (đã đưa lên Giao Blog vào tháng 5 năm 2014).

23/12/2018

Nhìn lên Lóng Luông (Vân Hồ) : người Mông muốn nhập vào Tết Nguyên Đán

Hồi trước, lúc du lãng ở vùng Lóng Luông, chúng tôi đã tham dự một cái Tết theo phong tục người Mông. Mà mở đầu, là ngẫu nhiên gặp vị Chủ tịch Quốc hội lúc đó đi thăm bà con. Tức là thăm bà con ăn Tết cổ truyền của họ. Đã đi ở đây (viết tháng 1 năm 2012).

Bao giờ đặt bút viết về những cái Tết như vậy, mình sẽ chỉ ra sự diễn của bà con. Đang nhớ đến những cảnh, đại loại: đoàn công tác của bác Chủ tịch Quốc hội vừa rời đi, thì bà con liền nháo nhào cởi áo dân tộc, bỏ quần dân tộc đang mặc cho vào bao tải. Mấy em gái cũng không ngần ngại tụt luôn lớp áo váy dân tộc ở bên ngoài cho vào bao tải, khi mà mình đang đứng trước mặt.

14/11/2018

Nhà dân tộc học Antonina Leskinen (Tố Nga) của nước Nga nghiên cứu về Việt Nam (qua lời kể của Võ Xuân Quế & Bùi Việt Hoa)

Một cái tên không xa lạ, nhưng cũng không thật thân quen, với ngành dân tộc học Việt Nam.

Bà đã đến Việt Nam từ thập niên 1960, học hỏi và giao lưu với nhóm các nhà dân tộc học mở đường của Việt Nam: Lã Văn Lô, Đặng Nghiêm Vạn, Mạc Đường,...

19/06/2017

Ảnh hưởng của dân tộc học Nga - Xô đối với học thuật Việt Nam : tọa đàm ngày mai

Thông tin về tọa đàm này, đã đưa ở đây (đầu tháng 4/2017).

Ngày mai, 20/6, là ngày tọa đàm, tại khuôn viên trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước (nay là Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Tôi trình bày về nhà dân tộc học lớp tiên phong của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là cụ Lã Văn Lô (1909-1993, nguyên Tri châu Hữu Lũng tỉnh Bắc Giang trước 1945, nguyên trưởng nhóm nghiên cứu của Ủy ban Dân tộc Trung ương thời kì đầu tiên).

06/05/2017

Các sử gia Việt Nam hiện đại và vấn đề dân tộc (bài Liam, bản lược dịch Nguyễn Hồng Phúc)

Một số điểm mà Liam triển khai thì cùng loại với một công bố năm 2015 của mình.

Sắp tới, sẽ nói kĩ hơn với trường hợp Lã Văn Lô, ở tọa đàm tháng 6 tới (đã đưa tin tọa đàm ở đây, hồi kí Lã Văn Lô thì đọc ở đây). Trở lại thời kì "bộ tộc" với "dân tộc", nhiều thú vị.

Bản lược dịch ở trên.

01/05/2017

02/02/2015

17/08/2014

Cha con nhà Thục Phán An Dương Vương đi đâu, chưa tìm thấy ở Cao Bằng (Trình Năng Chung, 2010s)

Con thì là Thục Phán (tức An Dương Vương). Bố thì là Thục Chế. Theo ngọc phả đền Hùng thì, Thục Phán đã được Hùng Vương đời 18 truyền ngôi cho. Và nhờ thế, Thục Phán đã lập đền thờ các Hùng Vương. Chứ không có đánh nhau như ghi chép trong Lĩnh Nam chích quái (xem lại ở đây).