Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn luật-tôn-giáo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn luật-tôn-giáo. Hiển thị tất cả bài đăng

22/08/2024

Đền Bà Kiệu - từ sau ngày 21 tháng 8 năm 2024

Mở đầu là tin tức của báo chí chính thống về cuộc đối thoại ngày 21/8/2024.

Tên đầy đủ của cuộc đối thoại là "Hội nghị Đối thoại đối với tổ chức và các hộ dân nằm trong mốc giới thu hồi đất thực hiện dự án giải phóng mặt bằng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh di tích đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm.".

Cuộc đối thoại có sự tham gia của các cơ quan báo chí, nên sau đó, thông tin đã được đưa lên mạng.

17/05/2024

Tính thời sự của "kinh nghiệm tôn giáo" qua chuỗi sự kiện "người đàn ông" Thích Minh Tuệ 2024

"Kinh nghiệm tôn giáo" và "cái tuyệt đối" là hai điểm cốt tử của tôn giáo.

Mở một entry này để quan sát từ hôm nay (17/5/2024) chuỗi sự kiện về "người đàn ông" đang trên đường  khất thực có tên Thích Minh Tuệ từ góc nhìn "kinh nghiệm tôn giáo".

Chuỗi sự kiện này bắt đầu từ "kinh nghiệm tôn giáo" của một cá nhân, đang từ từ dần dần phát triển thành "kinh nghiệm tôn giáo" của rất nhiều người, thậm chí đã tới tầm "quốc dân" và "quốc gia".

Quốc gia và quốc dân Việt Nam đang cùng nhau trải qua một "kinh nghiệm tôn giáo" thú vị, là hiện tượng "thầy Minh Tuệ" vào năm 2024. 

Hôm nay, phía Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ban Tôn giáo Chính phủ đều đã có công văn về hiện tượng thầy Minh Tuệ. Mở đầu là bằng hai công văn này. Công văn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì sử dụng từ "người đàn ông".

07/01/2024

Câu chuyện "xá lợi tóc" ở chùa Ba Vàng 2023-2024

Bắt đầu quan sát sự kiện này từ ngày 7 tháng 1 năm 2024.

Liên quan đến chùa Ba Vàng (nhà sư Thích Trúc Thái Minh, bà vãi Phạm Thị Yến), trên Giao Blog, có thể xem lại ở đây (cuối năm 2017), ở đây (tháng 3 năm 2019).

11/09/2022

Kiến giải của học giả Nhật Bản về luật tôn giáo Nhật Bản hiện hành - thầy Shimazono bàn về Giáo hội Thống Nhất

Thầy Shimazono là một trong những tâc giả mà chủ nhân Giao Blog thích đọc, thích trích dẫn, và có giao lưu ở ngoài đời thực.

Thầy Shimazono (sinh năm 1948) xuất thân trong một gia đình có truyền thống Y học, nhưng ông đã chọn con đường khoa học xã hội (văn hóa dân gian, văn học dân gian, tôn giáo học). Ông nguyên là Giáo sư của Đại học Tokyo (chuyên ngành Tôn giáo học - Lịch sử Tôn giáo thuộc Khoa Văn học), hiện là Giáo sư của Đại học Sophia (Khoa Thần học).

Nhân sự kiện nguyên thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị ám sát bởi một phần tử có liên quan đến tôn giáo mới (gọi là Giáo hội Thống nhất), thầy Shimazono đã đưa ra quan điểm của mình với tư cách một nhà tôn giáo học.

23/03/2019

Một nhánh hóa tà giáo của Phật giáo Nhật Bản : mãi năm ngoái, giáo tổ mới thực sự chịu tử hình

Tà giáo do giáo tổ Asahara sáng lập cuối thập niên 1980 ở Nhật Bản được gọi là Aum Chân lí giáo. Hồi tôi lần đầu tiên tới Nhật Bản thì là lúc truyền thông rộ lên các thông tin về hai nhánh tà giáo trong Phật giáo Nhật Bản lúc đó, mà một trong đó là Chân lí giáo của Asahara. Lúc đó, về cơ bản là qua báo giấy và ti-vi mà thôi. Mạng toàn cầu đã phát triển ở Nhật Bản, nhưng chưa bùng nổ như bây giờ.

Giáo tổ của Chân lí giáo đã bị bắt và giam giữ tới 20 năm.

Mãi tới tháng 7 năm 2018, án tử hình đối với vị giáo tổ này mới được thi hành (khi đó, ông 63 tuổi). Xem cụ thể hơn ở đây.

Asahara và các đệ tử thì khẳng định rằng tôn giáo của mình là chính pháp, là chân lí. Bởi vậy, mới là Chân lí giáo. Hiện nay, tại một số nước Đông Âu vẫn có tín đồ theo Chân lí giáo của Asahara.