Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

22/08/2024

Đền Bà Kiệu - từ sau ngày 21 tháng 8 năm 2024

Mở đầu là tin tức của báo chí chính thống về cuộc đối thoại ngày 21/8/2024.

Tên đầy đủ của cuộc đối thoại là "Hội nghị Đối thoại đối với tổ chức và các hộ dân nằm trong mốc giới thu hồi đất thực hiện dự án giải phóng mặt bằng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh di tích đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm.".

Cuộc đối thoại có sự tham gia của các cơ quan báo chí, nên sau đó, thông tin đã được đưa lên mạng.

Entry này sẽ cập nhật tình hình từ sau ngày 21/8/2024. 

Các cập nhật và bổ sung sẽ được dán dần ở bên dưới như mọi khi.

Tháng 8 năm 2024,

Giao Blog










---


TPO - Phản hồi ý kiến của các hộ dân nằm trong mốc giới thu hồi đất để thực hiện cải tạo di tích đền Bà Kiệu, đại diện Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội khẳng định: Khu vực 1 là khu vực bất khả xâm phạm, tức là phải bảo vệ nguyên trạng. Do vậy, việc gia đình đề nghị xây dựng các hạng mục phụ trợ là không phù hợp.

Chiều 21/8, UBND quận Hoàn Kiếm - Hà Nội tổ chức Hội nghị Đối thoại đối với tổ chức và các hộ dân nằm trong mốc giới thu hồi đất thực hiện dự án giải phóng mặt bằng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh di tích đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm.

Chủ tịch UBND phường Lý Thái Tổ Vũ Bích Hiền cho biết, thực hiện chủ trương của UBND thành phố Hà Nội về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện Dự án Giải phóng mặt bằng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh di tích đền Bà Kiệu, quận Hoàn Kiếm. Ngày 14/8/2024, UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành các Quyết định về việc cưỡng chế thu hồi đất đối với 7 hộ dân và 1 tổ chức thuộc dự án. Thời gian thực hiện: từ ngày 14/8/2024 đến ngày 30/9/2024.

Quận Hoàn Kiếm đối thoại người dân bị thu hồi đất tại di tích đền Bà Kiệu ảnh 1

Khu vực GPMB quanh di tích đền Bà Kiệu

Thực hiện theo Điểm b Khoản 4 Điều 89 Luật Đất đai 2024, Ban cưỡng chế thu hồi đất tiến hành tổ chức buổi đối thoại đối với 7 hộ dân và 1 tổ chức thuộc dự án để một lần nữa trả lời các kiến nghị, đồng thời vận động thuyết phục các chủ sử dụng đất ủng hộ, chấp hành di chuyển và bàn giao mặt bằng trước ngày tổ chức cưỡng chế thu hồi đất.

Ông Nguyễn Trung Kiên - Phó tổng Giám đốc Công ty cổ phần Mỹ thuật và vật phẩm văn hóa Hà Nội cho biết, quan điểm nhất quán của công ty là ủng hộ chủ trương của thành phố để trả lại đất tôn tại di tích đền Bà Kiệu. Tuy nhiên, quá trình bồi thường hỗ trợ, công ty đề nghị chủ đầu tư lưu ý hỗ trợ thêm cho công ty theo công văn đã gửi UBND quận.

Tại hội nghị, 5/7 hộ dân đã có ý kiến xung quanh các vấn đề: Xác định công trình phụ trợ của di tích; Công khai dự án bằng cách treo pano trước dự án để người dân được biết; xin đất ngoại thành thay vì bố trí nhà chung cư...

Căn cứ biên bản và bản đồ khoanh vùng bảo vệ lập ngày 12/12/1992 thì Đền Bà Kiệu chỉ khu vực bảo vệ I, bao gồm khu kiến trúc, vườn hoa bao quanh và Tam quan. Hiện tại, trong khu vực này còn tồn tại 1 tổ chức là Công ty cổ phần Mỹ thuật và vật phẩm văn hóa Hà Nội và 7 hộ dân đang sinh sống và kinh doanh tại địa điểm này.

Dự án gìn giữ phát huy giá trị di tích

Giải thích về việc công trình thuộc diện GPMB có nằm trong phạm vi di tích hay không, đại diện Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội cho biết, theo quy định của Luật Di sản văn hóa và theo hướng dẫn của Nghị định 166, Nghị định 98, Thông tư 15 về tu bổ, phục hồi di tích. Trong đó, điều 15 Nghị định 98 xác định khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích đã ghi rõ khu vực 1 là khu vực có yếu tố gốc cấu thành di tích bao gồm bản thân kiến trúc chính, sân vườn ao và các công trình thuộc di tích đó.

Vị này đưa ví dụ như đền Bà Kiệu kiến trúc chính, nhà Tiền đế, Trung cung, Hậu cung và kiến trúc chính để tạo nên di tích gồm có sân, vườn, ao, tam quan. Còn đối với công trình phụ trợ là công trình không phải công trình để ở mà phục vụ cho bảo vệ và phát huy giá trị di tích.

Quận Hoàn Kiếm đối thoại người dân bị thu hồi đất tại di tích đền Bà Kiệu ảnh 2

Đại diện Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội trao đổi tại Hội nghị

Theo quy định tại Nghị định 166 và Nghị định 98 về việc hướng dẫn thi hành Luật Di sản văn hóa thì khu vực 1 là khu vực có các yếu tố cấu thành di tích. Trường hợp này giữ nguyên hiện trạng. Còn trường hợp muốn xây dựng các hạng mục trong công trình phục vụ cho việc bảo vệ di tích thường xây dựng ở khu vực bảo vệ 2.

Đại diện Sở Văn hóa Thể thao khẳng định: Khu vực 1 là khu vực bất khả xâm phạm, tức là phải bảo vệ nguyên trạng. Do vậy việc xây dựng các công trình trong khu vực 1 phải được phép của các cấp có thẩm quyền. Luật quy định các công trình phục vụ cho việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích thuộc khu vực bảo vệ 2 (khu vực được xây dựng các hạng mục) vẫn phải được sự chấp thuận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. "Do vậy, việc các hộ gia đình đề nghị xây dựng các hạng mục phụ trợ là không phù hợp", đại diện Sở khẳng định.

Vị này thông tin thêm: Sau khi có mặt bằng sạch, việc xây dựng các công trình nào ở trong đó thì chủ đầu tư sẽ báo cáo UBND TP, TP có văn bản gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chấp thuận phương án. Nếu Bộ VHTTDL thấy phù hợp với không gian, cảnh quan di tích, quy hoạch chung của khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận thì công trình đó mới được chấp thuận. Lúc đó chủ đầu tư mới được thực hiện.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Trịnh Hoàng Tùng cho biết sẽ tổng hợp các nội dung báo cáo UBND TP, với các nội dung người dân kiến nghị phù hợp quận sẽ báo cáo UBND TP để tiếp thu và trả lời người dân.

Sau triển khai dự án, quận Hoàn Kiếm sẽ bàn giao lại để Sở VHTT tiếp nhận, trình thành phố để có một dự án đầu tư tôn tạo tổng thể. Phó Chủ tịch UBND quận bày tỏ mong muốn các hộ dân đồng hành với quận, vì mục đích chung là bảo tồn và phát huy giá trị di tích. "Về phương án, tôi khẳng định mục tiêu là gìn giữ phát huy giá trị di tích, không có một mục đích nào khác", ông Tùng khẳng định.

https://tienphong.vn/quan-hoan-kiem-doi-thoai-nguoi-dan-bi-thu-hoi-dat-tai-di-tich-den-ba-kieu-post1665755.tpo



..




Công Thọ 

Kinhtedothi - Chiều 21/8, UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức Hội nghị đối thoại với tổ chức và các hộ dân nằm trong mốc giới thu hồi đất thực hiện dự án giải phóng mặt bằng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh di tích đền Bà Kiệu.

Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Trịnh Hoàng Tùng phát biểu tại hội nghị.
Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Trịnh Hoàng Tùng phát biểu tại hội nghị.

UBND quận Hoàn Kiếm thông tin, di tích đền Bà Kiệu nằm tại số 59 phố Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm và đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia tại Quyết định số 226/VH-QĐ ngày 05/02/1994 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch).

Đây là dự án đầu tư công thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa - lịch sử của di tích, phục vụ tốt hơn như cầu tín ngưỡng, tham quan du lịch của người dân Thủ đô và cả nước.

Dự án giải phóng mặt bằng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh Di tích đền Bà Kiệu kết hợp dự án cải tạo vườn hoa Bà Kiệu sẽ góp phần đảm bảo cảnh quan, văn minh đô thị, vệ sinh môi trường tạo nên một không gian xanh sạch đẹp, đồng thời tạo sự kết nối đồng bộ giữa đền Bà Kiệu với quần thể di tích đền Ngọc Sơn và Hồ Hoàn Kiếm.

Đại diện Sở Văn hoá Thể thao - đơn vị quản lý theo phân cấp của UBND TP Hà Nội giải thích một số nội dung còn vướng mắc.
Đại diện Sở Văn hoá Thể thao - đơn vị quản lý theo phân cấp của UBND TP Hà Nội giải thích một số nội dung còn vướng mắc.

Theo UBND quận Hoàn Kiếm, quá trình triển khai thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, UBND quận Hoàn Kiếm đã thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại 7 hộ dân và 1 tổ chức không chấp hành quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ tái định cư, không nhận tiền bồi thường hỗ trợ và di chuyển bàn giao mặt bằng dù đã được tuyên truyền, vận động.

Quảng cáo

Ngày 14/8/2024, UBND quận Hoàn Kiếm đã ban hành các Quyết định từ số 2063/QĐ-UBND đến số 2070/QĐ-UBND về việc cưỡng chế thu hồi đất đối với 7 hộ dân và 1 tổ chức để thực hiện Dự án Giải phóng mặt bằng, cải tạo hạ tầng kỹ thuật khu vực xung quanh Di tích đền Bà Kiệu.

UBND quận Hoàn Kiếm cho biết thêm, dự án đang được thực hiện theo cơ chế bồi thường, hỗ trợ về đất, về nhà và bố trí tái định cư tại quỹ nhà NO15B phường Thượng Thanh, quận Long Biên. Đây là quỹ nhà tái định cư nằm trên đường Lý Sơn, tại khu vực trung tâm phường Thượng Thanh, quận Long Biên.

Đại diện hộ dân nêu kiến nghị.
Đại diện hộ dân nêu kiến nghị.

Tại hội nghị đối thoại, Ban cưỡng chế thu hồi đất mong muốn nhận được sự đồng tình, ủng hộ, chấp hành của các hộ dân và tổ chức đưa dự án về đích đúng tiến độ và người dân sớm ổn định cuộc sống. Đại diện 1 tổ chức cho biết sẽ chấp hành quyết định thu hồi và sớm bàn giao mặt bằng. Đại diện Sở Văn hoá Thể thao - đơn vị quản lý theo phân cấp của UBND TP Hà Nội đã giải thích một số vấn đề liên quan đến các công trình phụ trợ của di tích.

Đại diện các hộ dân cũng nêu những kiến nghị, vướng mắc còn tồn tại. Đại diện các phòng ban ngành của quận đã lắng nghe; Hội đồng Bồi thường hỗ trợ & tái định cư của quận đã giải đáp những khúc mắc của người dân.

Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Trịnh Hoàng Tùng cho biết, quận sẽ tiếp tục lắng nghe, tiếp thu và giải đáp toàn bộ ý kiến của các hộ dân và tổ chức trên cơ sở quy định hiện hành của pháp luật. Đồng thời mong rằng các hộ dân và tổ chức nằm trong mốc giới thu hồi đất hiểu, ủng hộ chủ trương dự án, đồng thuận với phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư, di chuyển bàn giao mặt bằng để tạo điều kiện cho dự án được hoàn thành đảm bảo tiến độ.

https://kinhtedothi.vn/tiep-tuc-doi-thoai-voi-cac-ho-dan-thuoc-dien-thu-hoi-dat-den-ba-kieu.html

..

---

CẬP NHẬT


..


---

BỔ SUNG


1. Tháng 10 năm 2023

Nơi ở, kinh doanh của 7 hộ dân vừa bị kiểm đếm để thu hồi cải tạo di tích cạnh hồ Gươm

 Thứ năm, ngày 26/10/2023 09:31 AM (GMT+7)
UBND quận Hoàn Kiếm, Hà Nội vừa thực hiện kiểm đếm bắt buộc đối với 7 chủ sử dụng nhà, đất tại số 59 Đinh Tiên Hoàng để thực hiện dự án giải phóng mặt bằng, cải tạo khu vực xung quanh di tích đền Bà Kiệu.
Current Time0:47
/
Duration0:47
HD
auto

Video: Nơi 7 hộ dân vừa bị kiểm đếm để thu hồi cải tạo di tích cạnh hồ Gươm, Hà Nội.

 - Ảnh 1.

Di tích đền Bà Kiệu nằm tại vị trí số 59 phố Đinh Tiên Hoàng, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

 - Ảnh 2.

Theo UBND quận Hoàn Kiếm, để cải tạo, chỉnh trang đền Bà Kiệu, UBND quận chuẩn bị triển khai giải phóng mặt bằng, đưa các hộ dân, tổ chức ra khỏi khu vực khoanh vùng bảo vệ của di tích đền Bà Kiệu.

 - Ảnh 3.

Việc này nhằm hoàn trả lại không gian cảnh quan, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa – lịch sử của di tích, phục vụ tốt hơn nhu cầu tín ngưỡng, tham quan du lịch của người dân Thủ đô và cả nước.

Hình ảnh nơi 7 hộ dân vừa bị kiểm đếm để thu hồi cải tạo di tích cạnh hồ Gươm - Ảnh 4.

Do 7 chủ sử dụng nhà, đất không phối hợp trong việc thực hiện kiểm đếm bắt buộc tại địa chỉ số 59 Đinh Tiên Hoàng (phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm), nên trước đó sáng ngày 20/10, tổ công tác đã tiến hành điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm diện tích nhà, đất đối với 7 chủ sử dụng nhà, đất nằm trong mốc giới thu hồi tại thửa đất số 03 thuộc tờ bản đồ số 7H-H-48 tại phường Lý Thái Tổ để cả tạo di tích đền Bà Kiệu.

 - Ảnh 4.

Theo ghi nhận của PV Dân Việt, sau khi thực hiện kiểm đếm bắt buộc, nhiều hộ dân tại đây vẫn hoạt động kinh doanh.

 - Ảnh 5.

Khu vực đằng sau tiếp giáp với đền Bà Kiệu kinh doanh quán cà phê và tour du lịch.

Hình ảnh nơi 7 hộ dân vừa bị kiểm đếm để thu hồi cải tạo di tích cạnh hồ Gươm - Ảnh 7.

Một số ít hộ kinh doanh trong khu vực đã đóng cửa.

 - Ảnh 6.

Theo UBND quận Hoàn Kiếm, để cải tạo, chỉnh trang đền Bà Kiệu, UBND quận chuẩn bị triển khai giải phóng mặt bằng, đưa các hộ dân, tổ chức ra khỏi khu vực khoanh vùng bảo vệ của di tích đền Bà Kiệu.

 - Ảnh 8.

Khu vực đền Bà Kiệu nằm cạnh tượng đài "Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh".

 - Ảnh 9.

Nhìn từ hướng tượng đài, có thể thấy rõ một số hộ dân xây dựng cao vượt đền Bà Kiệu.

 - Ảnh 10.

Đây cũng là khu vực nằm đối diện đền Ngọc Sơn và hồ Gươm, thu hút rất đông khách du lịch.

Phạm Hưng

..

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.