Theo dòng sự kiện, cần đọc các bài trước ở đây.
Diễn biến mới của đầu tháng 3 năm 2024.
Ở diễn biến mới này, chúng ta biết các điểm chính yếu sau:
- Ở địa phương, từ sau năm 2001, người ta bắt đầu có ý thức về Luật Di sản văn hóa (bắt đầu từ 2001). Ở entry trước, tôi chủ trương rằng, mấu chốt là việc thực thi Luật trong đời sống thực tế như thế nào.
- Từ sau năm 2006 (năm mà nhóm nhà báo Trần Đức Thọ chụp ảnh toàn bộ số sắc phong đang được bảo quản tại chùa Am lúc đó) đến nay, sau gần 20 năm, là người quan sát, tôi thấy Luật chưa thực sự được thực thi nghiêm túc (dù đã có vận dụng) ở trường hợp sắc phong chùa Am.
Mong nhóm nhà báo Trần Đức Thọ tiếp tục công việc bảo vệ di sản văn hóa từ góc chuyên môn báo chí. Mong các anh có thêm các điều tra chi tiết và công bố cho bạn đọc bốn phương.
Tháng 3 năm 2024,
Giao Blog
---
Liên tục các bài viết của Văn hiến Việt Nam về “câu chuyện 41 bản sắc phong tại Chùa Am” (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đặc biệt thu hút sự quan tâm của dư luận, những người yêu trọng văn hoá ở Hà Tĩnh đều mong muốn sự việc cần phải được làm sáng tỏ để di sản quí báu của cha ông được bảo tồn và phát huy giá trị. Bên cạnh đó, cơ quan chức năng liên quan cũng đã vào cuộc để giải quyết vấn đề…
Chùa Am tại xã Hoà Lạc ngày nay
Như đã thông tin, câu chuyện bắt đầu từ một người dân quê ở xã Ân Phú (huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) được xem là “người có công phát hiện, dịch nghĩa và qui tập 41 sắc phong vua ban” được đăng tải trên một tờ báo. Qua đó, những người hiểu biết và từng được tiếp xúc với những bản sắc phong này đều đã lên tiếng, kể lại chính xác quá trình phát hiện và dịch nghĩa những di sản độc đáo này. Tuy vậy, để làm rõ hơn vấn đề và có cách nhìn toàn diện, Văn hiến Việt Nam tiếp tục có những trao đổi với cơ quan chức năng, cùng những người liên quan đến sự việc.
CƠ QUAN CHỨC NĂNG VÀO CUỘC
Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Tĩnh, ông Bùi Xuân Thập cho biết: “Sau khi có thông tin Văn hiến Việt Nam phản ánh, tôi đã làm việc với đồng chí Lĩnh (Trưởng phòng quản lý di sản – PV) và đi đến thống nhất, về chuyên môn thì chúng tôi sẽ nắm lại và soát xét một cách kĩ lưỡng. Khi có báo chí phản ánh thì mình phải tiếp thu thông tin để thực hiện công tác quản lý nhà nước được đúng với bản chất của vấn đề. Tôi trực tiếp giao nhiệm vụ và đồng chí Lĩnh cũng nhận lời”.
Đồng thời, ông Thập cũng nêu quan điểm chung với vai trò là Giám đốc Sở trực tiếp quản lý mảng này: “Về vấn đề sắc phong, tôi sẽ chỉ đạo anh em chuyên môn thu thập các tư liệu và thông tin, đặc biệt là về tư liệu, để rồi có thể dịch ra và đánh giá niên đại, nguồn gốc một cách khách quan nhất, phù hợp với giá trị lịch sử. Về công tác xử lý, trên cơ sở xem xét nguồn gốc của các bản sắc phong và báo chí đã phản ánh, chúng tôi sẽ tiến hành rà soát và điều tra lại một cách nghiêm túc”.
Về phía huyện Đức Thọ (địa bàn quản lý Chùa Am, nơi khởi nguồn của “câu chuyện 41 bản sắc phong”). Ngay sau buổi làm việc với Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ Nguyễn Thành Đồng mà Văn hiến Việt Nam đã nêu ở bài viết trước. Nhận được sự chỉ đạo của Bí thư, UBND huyện đã trực tiếp xác minh và kiểm đếm số lượng sắc phong còn lưu giữ tại Chùa Am. Đồng thời, Phó chủ tịch UBND huyện Đức Thọ, ông Hoàng Xuân Hùng chia sẻ: “Qua thông tin báo chí cũng như chúng tôi đã khảo sát, chúng tôi đã làm việc với xã Hoà Lạc và BQL Chùa Am cùng một số người thuộc thế hệ trước. Chúng tôi đã rà soát và kiểm tra lại các sắc phong thì cho đến thời điểm hiện tại, ở Chùa Am còn lưu giữ 15 bản”.
Một bản viết tay duy nhất được cho là “biên bản bàn giao” còn lưu lại Chùa Am tới thời điểm hiện tại,… Việc tìm kiếm hồ sơ, giấy tờ liên quan vụ việc này vẫn đang được các cơ quan chức năng tiếp tục thực hiện
Điều này lại không đồng nhất với buổi làm việc trước đó giữa Phóng viên Văn hiến Việt Nam với sư thầy Thích Nhẫn Nguyện – Trụ trì Chùa Am, Trụ trì Nguyện vì mới về giai đoạn năm 2019 nên không nắm rõ các bản sắc phong liệu có còn lại ở Chùa hay là đã mang đi đâu hết. Như để khẳng định cho việc ở Chùa Am còn sót lại 15 bản sắc phong, Phó chủ tịch UBND huyện Đức Thọ Hoàng Xuân Hùng nói thêm: “Sau khi báo nêu thì chúng tôi tự mình lên kiểm tra ngay nên chắc chắn là đúng sự thật, ở chùa đang còn lưu giữ 15 bản. Về biên bản bàn giao các bản sắc phong nêu trên, thì hiện tại chúng tôi chỉ biết mới có một cái biên nhận, đây coi như biên bản bàn giao 2 đạo sắc phong từ Chùa Am (xã Đức Hoà) giao cho xã Ân Phú, còn việc giao nhận trước đó nữa thì hiện tại vẫn chưa tìm ra”.
Trong việc bàn giao hai bản sắc phong mà ông Hùng cung cấp, có vỏn vẹn một tờ giấy A4 với tiêu đề là “Giấy giao nhận”, đồng thời ghi rõ việc giao nhận được diễn ra tại nhà riêng của ông Đoàn Văn Hiếu (Trưởng ban thờ tự Chùa Am lúc bấy giờ), có sự chứng kiến của ông Nguyễn Tiến Hành (thành viên ban thờ tự Chùa Am). Bên nhận là ông Phạm Quang Tùng (cán bộ xã Ân Phú) và ông Nguyễn Thế Phiệt (người dân đại diện cho nhân dân xã Ân Phú). Giấy giao nhận cũng ghi:”Các ông có thành phần trên đại diện cho hai xã tổ chức giao nhận đầy đủ hai đạo sắc đảm bảo theo thủ tục thoả thuận và chịu trách nhiệm trước trình tự theo nguyên tắc để đảm bảo tính lâu dài. Việc giao nhận vào hồi 10h30p ngày 26/4/2011”.
Đây là tờ giấy được xem là thể hiện rõ nhất cho công tác “bàn giao” những bản sắc phong từ Chùa Am về xã Ân Phú đến thời điểm hiện tại. Chưa bàn về mặt đúng sai của tờ giấy này, nhưng từ ngữ và danh xưng trong tờ giấy liệu đã phù hợp hay chưa? Khi một người tự xưng là “đại diện nhân dân xã Ân Phú” và một người ghi chung chung là “lãnh đạo xã”. Chưa kể trong câu dẫn mà Văn hiến Việt Nam vừa trích nguyên văn ở trên, vẫn chưa được rõ nghĩa.
Ông Trần Văn Thư, Bí thư đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Ân Phú trong buổi gặp gỡ, làm việc với PV Văn hiến Việt Nam
Như vậy, sau khi có sự kiểm tra của UBND huyện Đức Thọ, hiện tại Chùa Am còn lưu giữ 15 bản sắc phong, điều này so với thời điểm đoàn công tác do nhà báo Trần Đức Thọ về tìm hiểu năm 2006 là 41 bản, việc xã Ân Phú (huyện Vũ Quang) đang lưu giữ 26 bản sắc phong là hoàn toàn có cơ sở. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi tiếp tục tìm về Ân Phú và có buổi làm việc với Bí thư, Chủ tịch UBND xã Trần Văn Thư. Tại trụ sở xã, ông Thư cho biết: “Hiện tại tất cả các sắc phong đang được bảo quản ở phòng làm việc của tôi đây, toàn bộ được bỏ vào trong 3 chiếc hộp, chỉ được đưa ra khỏi tủ đựng khi rước vào Đền Vại vào ngày lễ 12/2 hàng năm. Vì là ít mở ra để kiểm đếm, chỉ mở ra vào ngày lễ trọng đại để cho người dân rước về đền cúng bái, rồi trả về cho xã nên số lượng cụ thể từng tờ thì trong đợt lễ sắp tới tôi sẽ kiểm đếm chi tiết hơn. Sau đó sẽ thông báo cụ thể với báo chí”.
TIẾNG NÓI CHÂN CHÍNH CỦA NHỮNG NGƯỜI TRỌNG THỊ VĂN HOÁ
Ngày ngày 27/2/2024 (tức 18 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại trụ sở UBND xã Hoà Lạc, chúng tôi đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Kỳ Sơn, nguyên là cán bộ văn hoá xã Đức Hoà và hiện nay đang là cán bộ văn hoá xã Hoà Lạc, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh (nay xã Đức Hoà sáp nhập với xã Đức Lạc gọi là xã Hoà Lạc). Ông Nguyễn Kỳ Sơn sinh ngày 10/10/1964, hiện sinh sống tại thôn Đông Đoài, xã Hòa Lạc, huyện Đức Thọ, là công chức văn hoá xã và là người có trình độ được đào tạo về chuyên ngành luật, là người trực tiếp tham gia giải quyết vụ việc các sắc phong từ lần đầu tiên cho đến tận sau này vào năm 2011…
Ngôi nhà của ông Đoàn Văn Hiếu ở Thôn 2 xã Đức Hoà, ông Hiếu là người trông coi Chùa Am thời kì diễn ra việc di dời các sắc phong, đây là nơi lần đầu tiên có một số người là cán bộ xã Ân Phú đến gặp để xin bàn giao sắc phong về xã Ân Phú (ảnh chụp 29/2/2024)
Làm nhiệm vụ phụ trách văn hóa của xã Hòa Lạc từ năm 2001 đến nay, ông Kỳ Sơn cởi mở chia sẻ với phóng viên Văn hiến Việt Nam: “Lần đầu tiên vào khoảng năm 2007, 2008, thì tại nhà ông Đoàn Văn Hiếu là cán bộ huyện Đức Thọ về nghỉ hưu ở thôn 2, xã Đức Hoà, khi ấy ông Hiếu về trông nom Chùa Am, có mấy người ở xã Ân Phú sang xin được đưa sắc phong về Ân Phú để lưu giữ. Trong số đó có hai người tôi biết đó là ông Dương Thế Đạt là Chủ tịch UBND xã Ân Phú và ông Phạm Quang Tùng là cán bộ xã Ân Phú (ông Tùng hiện nay là Phó Bí thư Đảng uỷ – Trưởng ban MTTQ xã Ân Phú, – PV); trong số người sang lần đầu ấy không có ông Cù Huy Chữ và ông Nguyễn Thế Phiệt. Còn về phía xã Đức Hoà lúc đó có ông Lê Minh Hồng là Chủ tịch UBND xã và ông Đoàn Văn Hiếu trông nom Chùa Am và tôi. Lần làm việc đó về phía xã Đức Hoà chúng tôi không đồng ý cho mang sắc phong đi, vì khi đó không có giấy tờ thủ tục nào về các sắc phong. Chính vì vậy ai đó ở xã Ân Phú nhận là có công phát hiện, dịch nghĩa, qui tập 41 sắc phong về Ân Phú là nhận bừa, nói sai sự thật, vì lúc đó các sắc phong đang được chúng tôi cất giữ trong Chùa Am thì phát hiện và qui tập ở đâu?”.
Ông Nguyễn Kỳ Sơn, cán bộ văn hoá xã Hoà Lạc trong buổi làm việc, cung cấp thông tin cho phóng viên ngày 27/2/2024
Ông Sơn tiếp tục cho biết: “Cuộc gặp lần tiếp theo vào khoảng năm 2009 tại trong Chùa Am, thành phần về phía xã Ân Phú vẫn có ông Dương Thế Đạt và ông Phạm Quang Tùng, lần này có thêm một ông tên là Cù Huy Chữ và ông Nguyễn Thế Phiệt; về phía xã Đức Hòa có ông Lê Minh Hồng là Chủ tịch UBND xã, ông Đoàn Văn Hiếu và tôi, trên huyện có ông Hồ Quốc Tuấn là Trưởng phòng Văn hoá huyện Đức Thọ. Nội dung xã Ân Phú vẫn tiếp tục sang xin các sắc phong đưa về Ân Phú nhưng bên phía xã Đức Hoà không đồng ý… Sau đó khoảng vài tháng, chừng tháng 5, tháng 6 năm 2009 lại có một cuộc gặp tiếp theo, thành phần cũng giống như cuộc gặp lần thứ 2 nhưng lần thứ 3 này có thêm ông Trí Sơn cán bộ thuộc Sở Văn hoá Hà Tĩnh và cán bộ huyện Vũ Quang. Lần gặp này do tôi cương quyết không đồng ý nên có người về phía đoàn của xã Ân Phú ngang ngược đòi đuổi tôi ra khỏi phòng họp tại Chùa Am. Do lần này có cán bộ của Sở Văn hoá và thấy nói có chỉ đạo cho bàn giao, tuy nhiên xã Đức Hoà chúng tôi và cán bộ văn hoá huyện Đức Thọ là ông Hồ Quốc Tuấn vẫn kiên quyết không đồng ý bàn giao sắc phong, vì bàn giao là trái với Luật Di sản, chúng tôi yêu cầu phải có quyết định của Bộ Văn hoá thì mới đồng ý cho bàn giao”.
Ông Nguyễn Kỳ Sơn tại trụ sở UBND xã Hoà Lạc trong tâm trạng trĩu buồn khi nhắc lại sự việc một người dân “đuổi” ông ra khỏi cuộc họp khi có đông đủ cán bộ xã và huyện tham dự, chỉ vì ông yêu cầu làm việc đúng pháp luật.
Những lần bàn giao đều không thành, lần tiếp theo sau cùng khi có ý kiến nào đó từ tỉnh thì dẫn đến việc bàn giao, lần giao cuối cùng vào khoảng tháng 6/2011, ông Nguyễn Kỳ Sơn cho biết thêm: “Ý kiến đồng ý cho bàn của UBND tỉnh thì chúng tôi không nắm rõ, vì cái đó ông Đoàn Văn Hiếu nắm giữ, còn như tôi biết cụ thể thì ông Nguyễn Thế Phiệt chỉ là người dân là thành phần đi theo giúp việc cho ông Cù Huy Chữ, chứ ông Phiệt không có trách nhiệm gì liên quan đến các sắc phong được bàn giao này, còn dịch nghĩa thì tôi không biết”. Cuối buổi làm việc ông Kỳ Sơn nói với thái độ trĩu buồn: “Tôi và đồng chí Hồ Quốc Tuấn là người kiên quyết phản đối việc di dời các sắc phong ra khỏi chùa. Vì tôi là người cũng nắm rất rõ Luật Di sản. Tôi biết việc làm đó là không đúng, trái với Luật Di sản, chúng tôi bị sức ép từ nhiều phía, nên phải chịu. Còn bàn giao cho xã Ân Phú thì chỉ 26 sắc phong, lần thứ nhất là 24 sắc phong có biên bản ông Hiếu giữ, lần thứ hai là 2 sắc phong có giấy viết tay đang kẹp cùng 16 sắc phong gửi trong Chùa Am. Cho nên ở xã Ân Phú nhận công lao và nói đã qui tập về 41 sắc là nói sai sự thật”.
Một góc Đền Vại ở xã Ân Phú, nơi xã Ân Phú muốn đưa sắc phong về để thờ cúng…
Theo ngọn nguồn sự việc, chúng tôi đã gặp và làm việc ông Lê Minh Hồng, nguyên Chủ tịch UBND xã Đức Hoà. Ông Hồng sinh năm 1959, hiện sinh sống tại xóm Đông Xá, xã Hoà Lạc. Khi nhắc đến chuyện bàn giao các sắc phong, ông Hồng cẩn trọng nói: “Vào thời điểm năm 2009, tôi là Chủ tịch UBND xã Đức Hoà, tại Chùa Am có cuộc gặp gồm các thành phần là về phía xã Ân phú có ông Dương Thế Đạt chủ tịch xã, và ông Phạm Quang Tùng cán bộ của xã Ân Phú, ông Cù Huy Chữ quê xã Ân Phú và ông Nguyễn Thế Phiệt người dân quê xã Ân Phú; còn về phía xã Đức Hòa có tôi là Chủ tịch UBND xã, ông Đoàn Văn Hiếu người trông coi Chùa Am, ông Nguyễn Kỳ Sơn cán bộ phụ trách văn hoá xã Đức Hoà, trên huyện có ông Hồ Quốc Tuấn là Trưởng phòng Văn hoá của UBND huyện. Về phía Sở Văn hoá trên tỉnh có ông Trí Sơn. Nội dung cuộc gặp là bên phía xã Ân Phú sang xin đưa các sắc phong về xã Ân Phú nhưng về phía bên xã Đức Hòa và huyện Đức Thọ không đồng ý. Vì không đồng ý nên phía xã Ân Phú xin mượn về để làm thủ tục khánh thành Đền Vại, tuy chỉ là mượn nhưng phía chúng tôi cũng không cho mượn. Sau đó tôi có nhận được một cuộc điện thoại can thiệp của một cán bộ trên huyện Đức Thọ nói tên là Cù Huy Dần nhưng tôi cũng không đồng ý cho mang sắc phong đi. Còn ông Nguyễn Thế Phiệt tôi khẳng định chỉ là người dân đi theo trong đoàn để giúp việc cho ông Chữ, ông Chữ sai việc gì thì ông Phiệt làm việc đó chứ ông Phiệt không biết gì và không có công lao gì gì trong việc này”.
Ông Trần Văn Điền, Chủ tịch UBND xã Hoà Lạc trong buổi làm việc với PV ngày 27/2/2024.
Còn ông Trần Văn Điền, Chủ tịch UBND xã Hòa Lạc hiện nay cho biết: “Khi đó tôi là Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Đức Hoà nên được tham gia buổi bàn giao, bàn giao cho xã Ân Phú 2 lần, lần 1 là 24 sắc phong có biên bản bàn giao, lần 2 là 2 sắc phong vào năm 2011 có giấy viết tay. Còn lại để trên chùa 16 sắc phong, anh em mới kiểm tra. Thông tin 41 sắc phong đã qui tập về Ân Phú là sai”.
Như vậy đã rõ, “câu chuyện về 41 sắc phong tại Chùa Am” không chỉ bất cập mà còn có những khuất tất, sai phạm, cần phải làm rõ để giải quyết. Để những cán bộ tâm huyết với công cuộc bảo tồn di sản văn hoá được phát huy đúng với vai trò và nhiệm vụ của họ, như ông Nguyễn Kỳ Sơn, Hồ Quốc Tuấn, Trần Văn Điền… Không chỉ khi họ còn công tác mà ngay cả khi họ đã nghỉ hưu vẫn sẽ tiếp tục đóng góp công sức của mình trong việc bảo vệ và phát triển văn hoá. Cũng như các di sản văn hoá phải được quản lý và bảo tồn theo đúng nghĩa “cần phải có những con người đủ năng lực văn hoá và trung thực với văn hoá”.
GNT-Trần Hoàng–Minh Điệp-Ngọc Trâm (Văn hiến Việt Nam khu vực Miền Trung và Tây Nguyên tại Hà Tĩnh)
https://vanhienplus.vn/chuyen-ve-41-di-san-doc-dao-tai-chua-am-ha-tinh-co-quan-chuc-nang-vao-cuoc-va-tieng-noi-chan-chinh-cua-nhung-nguoi-yeu-trong-van-hoa/104442/
..
---
CẬP NHẬT
1.
https://www.facebook.com/thephiet.nguyen.54/posts/pfbid0Dp47zD31XtajuKQtxspqsv4xHcggT2QfkmJYDSChXAWbwCEuapzx2fmyYnMm8MwRl
---
BỔ SUNG
4.
(Baohatinh.vn) - Nhiều người thường nhớ, thường nhắc về một chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm bởi tuyệt bút của Hoài Thanh nhưng có lẽ ít người biết về một danh nhân văn hóa Cù Huy Cận với mối quan hệ bền chặt, đầy nghĩa tình thủy chung cùng quê hương (Ân Phú, Vũ Quang, Hà Tĩnh), dòng tộc, từ lúc sinh ra cho đến phút cuối đời…
Nhiều người thường nhớ, thường nhắc về một chàng Huy Cận khi xưa hay sầu lắm bởi tuyệt bút của Hoài Thanh nhưng có lẽ ít người biết về một Danh nhân văn hóa Cù Huy Cận với mối quan hệ bền chặt, đầy nghĩa tình thủy chung cùng quê hương, dòng tộc, từ lúc sinh ra cho đến phút cuối đời…
Nhà thơ Huy Cận năm 21 tuổi, lúc "Lửa thiêng" ra đời (1940). Ảnh tư liệu
1. Huy Cận sinh ngày 31/5/1919 (cũng có tài liệu nói ông sinh ngày 22/1/1917) tại xã Ân Phú, thời đó thuộc huyện Hương Sơn, sau chuyển về Đức Thọ và nay là huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh.
Ân Phú tuy chật hẹp nhưng sơn thủy hữu tình, giáp ranh giữa 3 huyện Vũ Quang, Hương Sơn và Đức Thọ. Theo tư liệu của Nguyễn Thế Phiệt, một nhà Hán học mới quê Ân Phú, trước đây, cư dân chủ yếu sinh sống theo dải đất bên bờ sông gọi là Kẻ Boòng; đến cuối thế kỷ XIX có 5 làng được tách ra (làng Đông, làng Đoài, làng Bổn, làng Boòng, làng Trại Đầu); đầu thế kỷ XX lại hình thành các tên làng Thượng Đình - Trung Đình - Hạ Đình rồi làng Boòng, cách một khoảng đồng đến làng Miệu. Các tên như làng Bún, làng Bòng Phúc, xóm Dưa, làng Miệu, làng Núc, làng Vạn Nghề... có tồn tại nhưng không rõ ra đời và bị sáp nhập vào thời gian nào. Đến nay chia làm 5 thôn và hiện lại có phương án tiếp tục sáp nhập thôn, xã trong thời gian tới. Cư dân ban đầu của Ân Phú chủ yếu là của mấy họ Cù Huy, Cù Hoàng, Trần, Đặng, Nguyễn, Phùng, Trương...; có vài người họ khác đến ở rể và khoảng năm 1964-1965 có một số hộ di dân từ xã Đức Tân lên.
Ân Phú là vùng đất hiếu học, giàu truyền thống văn hóa. Ảnh: Huy Tùng
Xã đã trải qua 5 tên gọi qua các thời kỳ, từ Kẻ Boòng, Trại Đầu, Ân Phú, thôn 2 - Đồng Công, Đức Ân rồi về lại Ân Phú. Tên Ân Phú hiện cũng có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng nghĩa chung là giàu có, thịnh vượng - xuất hiện từ đầu thời Tự Đức (1847).
Vùng Trại Đầu được hình thành từ các cuộc khẩn hoang đầu thế kỷ XV của cha con Trạng Sử (Sử Hy Nhan, Sử Đức Huy) và Hoàng hậu Bạch Ngọc Trần Thị Ngọc Hào, trải hơn 600 năm, Ân Phú là vùng quê giàu truyền thống văn hóa, cách mạng. Trên địa bàn này đã từng có 3 ngôi chùa, 12 đền thờ các vị nhiên thần, nhân thần, 18 nhà thờ các dòng họ lâu đời, có 19 vị tiên hiền, trong đó có 4 trạng nguyên, 2 tiến sĩ, 3 thượng thư, bộ trưởng; hiện đã có 3 di tích được xếp hạng. Đây không chỉ là vùng đất hiếu học, giàu truyền thống văn hóa mà còn nổi tiếng về cách mạng với nhiều người tham gia các phong trào Cần vương, yêu nước, có 59 liệt sỹ qua các cuộc kháng chiến. Hiện nay, Ân Phú đang là một điểm sáng về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; đã đạt chuẩn nông thôn mới từ khá sớm…
Nhà thờ họ Cù Huy ở xã Ân Phú. Ảnh: Huy Tùng
Cùng với họ Trần và họ Nguyễn, họ Cù là một trong 3 dòng tộc đầu tiên có công khai ấp lập làng. Trong số 32 vị tiên hiền, hậu hiền được nhân dân thờ tự cho đến nay, có đến 7 vị họ Cù. Theo hồ sơ khoa học di tích lịch sử - văn hóa Đền Vại, thì ngoài dòng tộc Cù Hoàng từ Quỳnh Lưu chuyển cư vào, họ Cù Huy tôn Binh bộ Thượng thư Cù Ngọc Xán là tiên Thủy tổ. Tuấn vũ hầu Cù Ngọc Xán được nhà Lê ban quốc tính, sau được phong tước Vương, thờ tại Đền Vại với mỹ danh Tượng Sơn Cao Liệt tôn thần. Ông là phu quân của bà Ngô Thị Ngọc Điệp, sinh khoảng đầu thế kỷ XV, con gái thứ 14 của Dụ Vương Ngô Từ, hậu duệ thứ 13 của Ngô Quyền; bà cũng là chị của Ngô Thị Ngọc Dao, mẹ vua Lê Thánh Tông. Bà Ngọc Điệp là Quận Quân Á tước, được phong thần là Lê Triều Hoàng hậu, mất ngày 13/2 âm lịch tại Trại Đầu - Ân Phú và trở thành người mẹ tinh thần của vùng đất này trong suốt 600 năm qua; riêng Triều Nguyễn đã có 7 sắc phong.
Huy Cận, nhạc mẫu, thân mẫu và vợ - 1964. Ảnh tư liệu
Như vậy là sự hợp duyên giữa hai dòng tộc Cù - Ngô của vị Thủy tổ đã mang lại cho làng xã, dòng họ một sức sống bền bỉ, một truyền thống văn hóa, yêu nước xuyên suốt 5 thế kỷ. Và đến thế kỷ XX, không biết có lời “mách bảo” nào từ nguồn cội không mà hai thi sỹ chủ tướng của phong trào Thơ Mới, Cù Huy Cận - Ngô Xuân Diệu đã kết thân ngay từ buổi gặp gỡ đầu tiên trên đất Huế, tạo thành một tình bạn lớn hết sức đặc biệt trong lịch sử văn học Việt Nam.
(Thơ Huy Cận - Mai sau)
Chi nhánh họ Cù Huy có thủy tổ là Cù Thạch Khối đến Huy Cận là 8 đời. Khoảng năm 1942, họ Cù Huy lại tách thành hai cánh. Huy Cận là con trai đầu của cụ Cù Trương, từng thi Hương trúng Tam trường, sau theo học Quốc ngữ, chữ Tây, hết cấp tiểu học được bổ làm Hương sư ở Thanh Hóa một thời gian, sau về quê dạy học, cày ruộng. Mẹ là bà Bùi Thị Chi, sinh trưởng trong một gia đình có nhiều người đỗ đạt ở làng dệt lụa Hạ nổi tiếng vùng Tùng Ảnh.
Đường về Ân Phú. Ảnh: Huy Tùng
2. Đọc “Hồi ký song đôi” (Nxb Hội Nhà văn, H. 2011), ta sẽ nhận thấy quê hương Ân Phú nói riêng và Hà Tĩnh, Xứ Nghệ nói chung thực sự là mạch nguồn của rất nhiều tác phẩm văn học của Huy Cận. Xuân Diệu từng nhận xét - quê hương đã cung cấp cho Huy Cận một cái vốn đất đai gì sâu thẳm lắm như từ ruột của thời gian. Và chính Huy Cận trong bài thơ “Tôi nằm nghe đất” đã chia sẻ:
Quê hương hiện ra trong thơ Huy Cận thật cụ thể, yên bình:
Mãi sau này, trong bài thơ “Yêu đời”, ông cũng nhắc lại: Quê anh cà nhút mặn mòi/ Sinh anh muối mặn yêu đời, đó em! Khung cảnh làng quê cũng chính là thi hứng trực tiếp của những tuyệt thi như “Tràng giang”, “Ngậm ngùi” và nhiều sáng tác sau 1945.
Đặc biệt, trong sự nghiệp sáng tác của mình, ông đã để lại hai thi phẩm nổi tiếng như để tri ân quê hương - Gửi bạn người Nghệ Tĩnh đã được phổ nhạc và thành bài ca “đi cùng năm tháng” (Ai vô Xứ Nghệ) và Ngã ba Đồng Lộc - như dựng thêm một tượng đài vĩnh cửu bằng thi ca: Trong đời mỗi dân tộc cũng có những ngã ba/ Những ngã ba vận mệnh/ Những cái nút trên dặm dài lịch sử/ Gặp những ngã ba đời con sẽ nghĩ suy/ Và con ơi, muốn tìm đúng hướng đi/ Con sẽ nhớ đến Ngã ba Đồng Lộc…
Với những thành công lớn trong sự nghiệp chính trị và đặc biệt là sự nghiệp văn hóa, văn học, người đầu tiên của Việt Nam được bầu làm Viện sĩ Viện Hàn lâm thơ thế giới (2001), hoặc như nhận xét của Vũ Đình Minh - nhà thơ hoạt động chính trị, nhà văn hóa lừng danh vượt qua cả biên giới quốc gia để hòa nhập vào dòng văn hóa của thế giới - Huy Cận đã thực sự mang lại niềm vinh dự, tự hào cho dòng tộc và quê hương Hà Tĩnh.
Nhà thơ Huy Cận nói chuyện với Đoàn văn công tỉnh Hà Tĩnh tại xã Thạch Linh, tháng 2-1971. Ảnh tư liệu
3. Sinh thời, Huy Cận dành rất nhiều tâm huyết, tình cảm cho quê hương. Ngày thơ Việt Nam lần đầu tiên (2003) được Hội Nhà văn tổ chức tại Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du (Nghi Xuân), nhà thơ Huy Cận đã về dự, đánh trống khai hội và phát biểu, đọc thơ rất say sưa. Ông cũng tranh thủ mọi cơ hội để về thăm, động viên, giúp đỡ quê hương, dòng tộc.
Huy Cận đánh chuông và đọc thơ tại Lễ khánh thành tượng Nguyễn Du ở Tiên Điền (Nghi Xuân) ngày 25/2/2003. Ảnh tư liệu
Mặc dù rất bận rộn với nhiều hoạt động khác nhau nhưng ông vẫn không quên trách nhiệm của một tộc trưởng dòng họ. Ông đã trực tiếp lập gia phả, viết lời mở đầu rất thống thiết: “Chim có tổ, người có tông. Chúng ta là các lớp hậu duệ của tổ tiên xem, thuộc tộc phả để ghi lòng tạc dạ tinh thần thương yêu đùm bọc lấy nhau của cha ông, cố kết với nhau vì tình nhà nghĩa nước. Tộc phả cũng là lịch sử của họ ta, một họ tuy không đông người nhưng đã có đóng góp xứng đáng vào công việc của quê hương, làng nước. Có thuộc quá khứ mới mở mang được tương lai. Xin bà con trong họ giữ gìn và phát huy ý nghĩa, tác dụng giáo dục của bản tộc phả thiêng liêng này”.
Năm 2002, ông viết “Di chúc về vấn đề lưu niệm”, trong đó khẳng định việc được thờ tự tại quê nhà: “Vợ con tôi sẽ thờ tôi tại nhà và đất ở của tôi ở 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội và thờ tôi tại nhà thờ họ Cù Huy cánh tiểu tôn ở xã Ân Phú, tỉnh Hà Tĩnh”.
Tượng thờ nhà thơ Huy Cận tại nhà thờ họ Cù Huy xã Ân Phú (Vũ Quang).Ảnh: Huy Tùng
Sau khi ông mất (19/2/2005), nhà thờ họ Cù Huy đã được tôn tạo lại và đang làm hồ sơ xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa ngay trong dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Danh nhân văn hóa - nhà thơ Huy Cận (1919-2019). Khép lại một đời bôn ba khắp bốn phương trời, cống hiến hết mình cho đất nước, từng giữ nhiều chức vụ trọng yếu như Bộ trưởng, Thứ trưởng và đại diện cho quốc gia tại nhiều tổ chức, diễn đàn văn hóa, chính trị quốc tế, để lại cho hậu thế gần 50 đầu sách, trong đó có nhiều tác phẩm viết bằng tiếng Pháp hoặc được xuất bản ở nước ngoài, được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt đầu tiên (1996), Huân chương Sao Vàng cao quý…, nay ông đã được về với tổ tiên, dòng tộc, được bà con làng xã tri ân, thờ phụng như một nhân thần của quê hương, đất nước.
Ủy viên BTV, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Ảnh: Huy Tùng và từ nguồn ảnh tư liệu do ông Nguyễn Thế phiệt cung cấp
Thiết kế: Huy Tùng
https://baohatinh.vn/nha-tho-nha-van-hoa-huy-can-voi-que-huong-dong-toc-post173188.html
3.
Quan hệ giữa họ Trần và họ Sử qua bản gia phả họ Trần ở Ân Phú mới phát hiện
Cuối tháng 6 vừa rồi, hai ông Trần Xuân Quyền (cán bộ ở Nghệ An), Nguyễn Thế Phiệt (ở TP Hồ Chí Minh) cùng quê xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, về gặp tôi, trao đổi một số vấn đề lịch sử địa phương. Ông Quyền tặng tôi tập “Gia phả họ Trần Xuân” trong đó có bản sao chụp (photocopy) nhiều bản gia phả và tài liệu chữ Hán của họ Trần ông mới phát hiện. Ông Phiệt thì cho tôi xem nguyên bản chữ Hán tập “Văn tế của xã Ân Phú” ngày trước, mà ông vừa sưu tầm được. Với tôi, đó là những tư liệu quý để tìm hiểu thêm về họ Trần – họ Sử, về bà Lê Hoàng Hậu... thờ ở đền Vại (Ân Phú)... Trong bài này tôi chỉ đề cập tới “Mối quan hệ giữa họ Trần và họ Sử” mà lâu nay có những chỗ hiểu lầm.
I
Văn bản chữ Hán sao chụp trong “Gia phả họ Trần Ân Phú”gồm:
Phần đầu 20 tờ, có:
Biểu đồ ba dòng họ Trần - Sử – Hồ
Họ Trần Ân Phú | Họ Sử Bình Lãng | Họ Hồ Thổ Thành | |
1 | Trạng nguyên (phụ) (nhập nội hành khiển) | <---- Sử Tung <----> | Trạng nguyên Hồ Tông Đốn |
2 | Trạng nguyên (tử) Gia phúc đại phu | Trạng nguyên <---- Sử Hy Nhan ----> | Trạng nguyên Hồ Tông Thành |
3 | X | Trạng nguyên<---- Sử Đức Huy ----> | Tiến sĩ Hồ Doãn Văn |
4 | Trần Hoằng Uyên Bà Sử Thị Thuật | <--Sử Bá Khoan (?)---> | Hoàng giáp Hồ Bỉnh Quốc |
5 | Tri phủ Trần Khắc Nhượng | <---- X ----> | Thủ khoa sĩ vọng Hồ Bỉnh Quân |
http://vanhoanghean.com.vn/chi-tiet-tin-tuc/214-quan-he-giua-ho-tran-va-ho-su-qua-ban-gia-pha-ho-tran-o-an-phu-moi-phat-hien
2.
Đây là một cuốn sử về 600 năm khai cơ lập nghiệp của một ngôi làng nay ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Làng được cha con Trạng nguyên Sử Hy Nhan và Sử Đức Huy về đây cắm trại, gọi là Trại Đầu từ thập niên thứ nhất của thế kỷ XV. Bản thân tên gọi làng Ân Phú về sau này, theo tác giả cho biết, là nói gọn của bốn chữ "Dân Ân Quốc Phú" (Dân no đủ, Nước giàu có). Làng nằm trong vòng ôm của hai con sông Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, dựa lưng vào dãy Trường Sơn, hướng mặt ra biển cả. Làng nằm trên các cơ tầng địa chất đứt gãy tạo thành những huyệt đạo thiêng của trời đất. Có phải vậy chăng mà Ân Phú là một trong những nơi có thể nói là địa linh nhân kiệt của non nước xứ núi Hồng sông La?
Nguyễn Thế Phiệt bắt đầu cuốn sử làng mình bằng việc đi tìm nguồn cội từ di chỉ các tên gọi làng thời xưa đến những tộc người đã từng sinh sống trên mảnh đất này, rồi khảo sát cách tổ chức quản lý cộng đồng làng qua các thời kỳ và nói tới hai biểu tượng quê hương của làng là núi Mồng Gà và sông Ngàn Sâu. Tác giả đặc biệt ghi rõ công lao của hai vị sáng lập làng là Nhập nội hành khiển Sử Hy Nhan và Á hiệu quận quân Ngô Thị Ngọc Điệp (Chương 1).
Tiếp đến là các chương về Xã hội làng; Lệ tục làng; Trò chơi dân gian ở làng; Trí thức làng; Dòng họ trong làng; Tín ngưỡng tôn giáo ở làng; Kinh tế làng. Cuối cùng là 16 phụ lục với các tư liệu lịch sử, các bài văn tế văn cúng, các bằng sắc phong… Mỗi trang mỗi dòng anh đều muốn khắc ghi công trạng của các bậc tiền bối để nhắn gửi với con cháu người làng hôm nay. Ví như khi anh đề cao những người "trí thức làng" đã khiến cho Ân Phú trở thành một làng có học, có văn hóa. Theo tác giả: "Trí thức làng gồm những ông quan về hưu, những người chức sắc, nhiều nhất là những thầy đồ, thầy thuốc, và những học trò đệ tử của các vị ấy. Ngoài ra còn phải kể đến cả các lão nông tri điền, các ông thợ lành nghề, các bà, các chị tuy không học hành gì, nhưng đã dạy dỗ con cháu biết cách sống và biết ăn ở với trong họ ngoài làng cho phải đạo" (tr. 80). Một cách hiểu trí thức làng như thế là một cách biết ơn những người đã vun đắp cho các kiến thức sống và các giá trị nhân văn, đạo lý của con người ở làng quê.
LÀNG ÂN PHÚ
Tác giả: Nguyễn Thế Phiệt
Nhà xuất bản Đại học Vinh, 2020
Số trang: 301
Số lượng: 450
Giá bán: 150.000đ
Cuốn sách "Làng Ân Phú" là một cuốn sử làng được viết công phu với nhiều tư liệu, tranh ảnh. Đọc nó mới thấy tấm lòng của Nguyễn Thế Phiệt với làng quê mình sâu nặng thế nào và cũng tự hào biết bao đủ khiến anh bỏ nhiều thời gian, công sức tìm hiểu, khảo cứu để dựng lên được cả lịch sử xưa nay của một đơn vị làng trong cấu trúc cổ truyền xã hội nông thôn Việt Nam xưa. Và ngược lại, người dân Ân Phú cũng biết ơn Nguyễn Thế Phiệt đã cấp cho họ một cuốn sử làng cụ thể, chi tiết về làng mình để họ truyền dạy cho con cháu và giới thiệu với người ngoài. Đọc cuốn "Làng Ân Phú" người đọc sẽ biết về một cái làng Việt ở miền Trung và chắc cũng sẽ ao ước, mong muốn làng mình có một cuốn sử như vậy. Nhiều làng đã có những cuốn sử của làng mình. Và khi mỗi làng đều có sử làng thì mỗi người dân làng đều biết sử làng và từ đó biết sử nước.
Ở làng Ân Phú có ba nhân vật nổi tiếng được Nguyễn Thế Phiệt kể đến trong sách. Người thứ nhất là nhà sử học Sử Hy Nhan (? – 1421). Ông đã phục vụ dưới ba triều vua: Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông và làm quan đến chức Nhập Nội Hành Khiển. Khi nhà Minh xâm lược nước ta, ông cùng con trai đã không theo giặc làm quan mà tìm về khai khẩn mảnh đất nay là làng Ân Phú. Ông có để lại bài "Trảm xà kiếm phú" nổi tiếng (có ở phần phụ lục sách) với tư tưởng "đề cao đường lối vương đạo – cai trị bằng lòng nhân ái, hòa phục, mà phê phán lối cai trị bằng bá đạo – lấy vũ lực làm phương tiện. Tư tưởng ấy của ông so với đương thời và cả trường kỳ lịch sử quả thực rất táo bạo, tiến bộ, mang đậm tính chất nhân đạo" (tr. 215).
Người thứ hai bà Ngô Thị Ngọc Điệp (1410 – 1490) với tước hiệu Lê triều Hoàng hậu Ngô Thị Quận Quân, con Dụ Vương Ngô Từ - Khai quốc công thần nhà Hậu Lê. Bà được tôn là người lập ra làng Ân Phú cùng với Sử Hy Nhan. Lịch sử gia đình bà được tác giả để ở Phụ lục 2.
Người thứ ba là nhà thơ Huy Cận (1919 – 2005). Ông họ Cù, một dòng họ lâu đời ở làng Ân Phú. Nguyễn Thế Phiệt đã để khá nhiều trang cho người con vẻ vang thời hiện đại của làng mình. Chương 9 dành riêng cho Huy Cận nói về hoạt động, gia đình, sáng tác, danh hiệu và mấy bài thơ gắn với quê hương của nhà thơ. Phụ lục 16 mang tên "Người Ân Phú nói về Huy Cận" thực chất là bài viết đưa ra một số nhận định, đánh giá của Nguyễn Thế Phiệt về nhà thơ đồng làng. "Người ta có thể đã tôn Huy Cận lên tận trời xanh, so sánh Huy Cận với Lý Bạch, với Đỗ Phủ… trong chén rượu sầu, với Thôi Hiệu trong "Hoàng hạc lâu". Những hình ảnh của "Lớp lớp mây cao đùn núi bạc", hay "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp" đã ẩn náu đâu đó trong Đường thi ngàn năm trước. Nhưng tôi không nghĩ như thế; đấy là hình ảnh trời mây sau núi Mồng Gà trước cơn mưa, là sóng cả của sông Ngàn Sâu khi mùa lũ đến… để "bèo dạt về đâu hàng nối hàng" (tr. 298). Kể ra tự hào với làng và người con nổi tiếng quốc gia và quốc tế của làng cũng là điều đáng tự hào! Mấy bài thơ của Huy Cận gắn với quê hương được Nguyễn Thế Phiệt đưa vào sách đều ở dạng chép tay, có lẽ đó là thủ bản của nhà thơ. Trong đó có bài "Mẹ ơi" ông viết cho em trai và các cháu ngày 16/9/2000 khi xây mộ mẹ ở quê:
"Mẹ yên giấc mẹ nhé! Đây lưng núi Mồng Ga
Đầu gối núi sau một đời vất vả
Ngoảnh nhìn về quê mẹ bến Tam Soa
Thời con gái mẹ dệt bền lụa Hạ" (tr. 199)
Nhà thơ viết đúng cách nói của người Hà Tĩnh gọi "Gà" là "Ga".
Như thế, viết "Làng Ân Phú" Nguyễn Thế Phiệt đã trả được món nợ lời nguyền đối với quê hương, như ở bài thơ để đầu sách anh đã viết: "Ta vẫn nợ đời chép sử sáu trăm năm / Dựng lại miếu thờ Tiên hiền mở cõi / Hỡi anh linh ngàn năm cố quận / Cho lòng con thương, được thanh thản mỗi chiều về" (tr 12).
Người đàn ông tuổi đã ngoại sáu mươi này hiện sống ở Sài Gòn nhưng vẫn luôn trở về quê hương, vẫn miệt mài tìm trong từng trang sử trang văn dấu quê và hồn quê. Từ quê mình làng Ân Phú, anh còn mở rộng đến cả một vùng núi non Hương Sơn, Hương Khê, căn cứ địa của Phan Đình Phùng năm xưa mà cái tên Vũ Quang đã trở thành tên gọi cuộc khởi nghĩa. Anh viết sử làng vì yêu quê, hẳn rồi, nhưng còn là để cho các thế hệ về sau không quên quê, mất quê. Tôi nghĩ cuốn sách "Làng Ân Phú" có thể dùng làm sách dạy sử cho các lớp học ở chính làng quê ấy. Và nếu mỗi trường học ở vùng quê nào cũng có một cuốn sử của chính nơi đó như cuốn này, và nhiều cuốn khác tương tự, thì sẽ rất có ích cho việc nuôi dưỡng tình quê hương đất nước trong mỗi học sinh.
Hẹn bạn lần tới với một cuốn sách mới khác.
Hà Nội 10/9/2020
https://danviet.vn/doc-sach-cung-ban-dan-an-quoc-phu-20200910215358546.htm
Nằm lặng lẽ dưới chân núi Mồng Gà, cạnh điểm cuối của dòng Ngàn Sâu, xã Ân Phú (Vũ Quang) không có được vẻ trù mật của một làng quê ven sông nhưng lại trầm tích nhiều giá trị văn hoá – lịch sử. Trong rất nhiều vị thần được nhân dân thờ cúng có nhiều vị được các vua nhà Lê, nhà Nguyễn phong sắc. Hiện nay, Ân Phú còn lưu giữ 41 sắc phong quý của các triều vua ban tặng cho các nhân thần, nhiên thần hộ quốc giúp dân. Báo Hà Tĩnh trích đăng một số sắc phong cùng nội dung dịch nghĩa....
Ông Trần Văn Thư, Bí thư, Chủ tịch UBND xã Ân Phú (bên trái) và ông Nguyễn Thế Phiệt, xã Ân Phú (Vũ Quang) - người có công phát hiện, dịch nghĩa và quy tập 41 sắc phong vua ban
Sắc Cảnh Hưng năm thứ 44 - nhà Lê (1785)
Dịch nghĩa:
Ban thần Kê Quan đại vương thần núi Mồng Gà là đấng trời sinh đã giáng hạ có nhiều công lớn, nay gia tặng danh dự, ban cho xã Trại Đầu đã theo lệ trước phụng sự vị theo lễ thờ tự cho sự trang nghiêm. Ngày 25/7/1785
Sắc Cảnh Thịnh năm thứ 4 - Tây Sơn (1796)
Dịch nghĩa:
Ban cho xã Trại Đầu đã theo lệ trước phụng sự vị thần Kê Quan sơn thần. Nay ban sắc tặng và gia phong danh dự, theo lễ thờ tự cho sự trang nghiêm. Ngày 21/5/1796.
Sắc Minh Mệnh năm thứ 5 (1825)
Dịch nghĩa:
Ban thần Kê Quan Đại vương gia tặng lăng vọng, nhân Thánh Tổ Hoàng đế thống nhất thiên hạ, ban cho xã Trại Đầu đã theo lệ trước phụng sự vị theo lễ thờ tự cho sự trang nghiêm. Ngày 21/8/1825
Sắc Thiệu Trị năm thứ 3 (1843)
Dịch nghĩa:
Sắc Thiệu Trị năm thứ 3, ban cho xã Trại Đầu đã theo lệ trước phụng sự vị thần Kê Quan Đại vương nhân Thánh Tổ Hoàng Đế ngũ tuần đại khánh. Nay ban sắc tặng, theo lế thờ tự cho sự trang nghiêm. Ngày 4/11/1843
Sắc Thiệu Trị năm thứ 6 (1846)
Dịch nghĩa:
Ban cho xã Trại Đầu đã theo lệ trước phụng sự vị thần Lê Triều Hoàng Hậu nhân Thánh Tổ Hoàng Đế ngũ tuần đại khánh. Nay ban sắc tặng, theo lễ thờ tự cho sự trang nghiêm. Ngày 16/4/1846
Sắc Tự Đức năm thứ 3 (1850)
Dịch nghĩa:
Ban thần Kê Quan Đại vương hộ quốc che chở cho dân, nay gia tặng dực bảo trung hưng, ban cho xã Trại Đầu đã theo lệ trước phụng sự vị. Nay ban sắc tặng, theo lễ thờ tự cho sự trang nghiêm. Ngày 15/11/1850.
Sắc Tự Đức năm thứ 3 (1850)
Dịch nghĩa:
Ban cho xã Trại Đầu đã phụng sự thần Lê Triều Hoàng Hậu. Nay ban sắc tặng, theo lễ thờ tự cho sự trang nghiêm. Ngày 3/7/1850.
Sắc Tự Đức năm thứ 33 (1870)
Dịch nghĩa:
Ban cho xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã theo lệ trước phụng sự vị thần Kê Quan Đại vương nhân 33 năm lên ngôi và ngũ tuần đại khánh, nay ban sắc tặng, theo lễ thờ tự cho sự trang nghiêm. Ngày 4/11/1870.
Sắc Đồng Khánh năm thứ 2 (1887)
Dịch nghĩa:
Ban thần Kê Quan Đại vương hộ quốc che chở cho dân nay gia tặng dực bảo trung hưng, ban cho xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã theo lệ trước phụng sự vị. Nay ban sắc tặng, theo lễ thờ tự cho sự trang nghiêm. Ngày 1/7/1887
Sắc Thành Thái năm thứ 2 (1890)
Dịch nghĩa:
Ban cho xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã theo lệ trước phụng sự vị thần Thổ Sơn, nay ban sắc tặng, theo lễ thờ tự cho sự trang nghiêm. Ngày 12/2/1890
Sắc Duy Tân năm thứ 3 (1909)
Dịch nghĩa:
Ban cho xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã theo lệ trước phụng sự vị thần Lê Triều Hoàng hậu Ngọc Nữ Công chúa, Sơn Tinh Công chúa. Nhân quốc khánh, nay ban sắc tặng, theo lễ thờ tự cho sự trang nghiêm. Ngày 11/8/1909
Sắc Khải Định năm thứ 2 (1917)
Dịch nghĩa:
Ban cho xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã theo lệ trước phụng sự vị thần Trạng nguyên Trần Tướng công. Nay ban sắc tặng, theo lễ thờ tự cho sự trang nghiêm. Ngày 18/3/1917
Sắc Khải Định năm thứ 9 (1924)
Dịch nghĩa:
Ban cho xã Ân Phú đã theo lệ trước phụng sự vị thần tiền kê quan đại vương nhân tứ tuần đại khánh. Nay ban sắc tặng, theo lễ thờ tự cho sự trang nghiêm. Ngày 15/7/1924
Sắc Khải Định năm thứ 10 (1925)
Dịch nghĩa:
Ban cho xã Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh đã theo lệ trước phụng sự vị thần Lê triều Đô chỉ huy sứ Lê Ngọc Xán. Nay ban sắc tặng, theo lễ thờ tự cho sự trang nghiêm. Ngày 16/6/1925
https://baohatinh.vn/kham-pha-41-sac-phong-vua-ban-cho-mot-xa-o-ha-tinh-post178697.html
..
Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi tiếp tục tìm về Ân Phú và có buổi làm việc với Bí thư, Chủ tịch UBND xã Trần Văn Thư. Tại trụ sở xã, ông Thư cho biết: “Hiện tại tất cả các sắc phong đang được bảo quản ở phòng làm việc của tôi đây, toàn bộ được bỏ vào trong 3 chiếc hộp, chỉ được đưa ra khỏi tủ đựng khi rước vào Đền Vại vào ngày lễ 12/2 hàng năm. Vì là ít mở ra để kiểm đếm, chỉ mở ra vào ngày lễ trọng đại để cho người dân rước về đền cúng bái, rồi trả về cho xã nên số lượng cụ thể từng tờ thì trong đợt lễ sắp tới tôi sẽ kiểm đếm chi tiết hơn. Sau đó sẽ thông báo cụ thể với báo chí”.
Trả lờiXóaNhững lần bàn giao đều không thành, lần tiếp theo sau cùng khi có ý kiến nào đó từ tỉnh thì dẫn đến việc bàn giao, lần giao cuối cùng vào khoảng tháng 6/2011, ông Nguyễn Kỳ Sơn cho biết thêm: “Ý kiến đồng ý cho bàn của UBND tỉnh thì chúng tôi không nắm rõ, vì cái đó ông Đoàn Văn Hiếu nắm giữ, còn như tôi biết cụ thể thì ông Nguyễn Thế Phiệt chỉ là người dân là thành phần đi theo giúp việc cho ông Cù Huy Chữ, chứ ông Phiệt không có trách nhiệm gì liên quan đến các sắc phong được bàn giao này, còn dịch nghĩa thì tôi không biết”. Cuối buổi làm việc ông Kỳ Sơn nói với thái độ trĩu buồn: “Tôi và đồng chí Hồ Quốc Tuấn là người kiên quyết phản đối việc di dời các sắc phong ra khỏi chùa. Vì tôi là người cũng nắm rất rõ Luật Di sản. Tôi biết việc làm đó là không đúng, trái với Luật Di sản, chúng tôi bị sức ép từ nhiều phía, nên phải chịu. Còn bàn giao cho xã Ân Phú thì chỉ 26 sắc phong, lần thứ nhất là 24 sắc phong có biên bản ông Hiếu giữ, lần thứ hai là 2 sắc phong có giấy viết tay đang kẹp cùng 16 sắc phong gửi trong Chùa Am. Cho nên ở xã Ân Phú nhận công lao và nói đã qui tập về 41 sắc là nói sai sự thật”.
Trả lờiXóaTheo ngọn nguồn sự việc, chúng tôi đã gặp và làm việc ông Lê Minh Hồng, nguyên Chủ tịch UBND xã Đức Hoà. Ông Hồng sinh năm 1959, hiện sinh sống tại xóm Đông Xá, xã Hoà Lạc. Khi nhắc đến chuyện bàn giao các sắc phong, ông Hồng cẩn trọng nói: “Vào thời điểm năm 2009, tôi là Chủ tịch UBND xã Đức Hoà, tại Chùa Am có cuộc gặp gồm các thành phần là về phía xã Ân phú có ông Dương Thế Đạt chủ tịch xã, và ông Phạm Quang Tùng cán bộ của xã Ân Phú, ông Cù Huy Chữ quê xã Ân Phú và ông Nguyễn Thế Phiệt người dân quê xã Ân Phú; còn về phía xã Đức Hòa có tôi là Chủ tịch UBND xã, ông Đoàn Văn Hiếu người trông coi Chùa Am, ông Nguyễn Kỳ Sơn cán bộ phụ trách văn hoá xã Đức Hoà, trên huyện có ông Hồ Quốc Tuấn là Trưởng phòng Văn hoá của UBND huyện. Về phía Sở Văn hoá trên tỉnh có ông Trí Sơn. Nội dung cuộc gặp là bên phía xã Ân Phú sang xin đưa các sắc phong về xã Ân Phú nhưng về phía bên xã Đức Hòa và huyện Đức Thọ không đồng ý. Vì không đồng ý nên phía xã Ân Phú xin mượn về để làm thủ tục khánh thành Đền Vại, tuy chỉ là mượn nhưng phía chúng tôi cũng không cho mượn. Sau đó tôi có nhận được một cuộc điện thoại can thiệp của một cán bộ trên huyện Đức Thọ nói tên là Cù Huy Dần nhưng tôi cũng không đồng ý cho mang sắc phong đi. Còn ông Nguyễn Thế Phiệt tôi khẳng định chỉ là người dân đi theo trong đoàn để giúp việc cho ông Chữ, ông Chữ sai việc gì thì ông Phiệt làm việc đó chứ ông Phiệt không biết gì và không có công lao gì gì trong việc này”.
Trả lờiXóaCòn ông Trần Văn Điền, Chủ tịch UBND xã Hòa Lạc hiện nay cho biết: “Khi đó tôi là Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã Đức Hoà nên được tham gia buổi bàn giao, bàn giao cho xã Ân Phú 2 lần, lần 1 là 24 sắc phong có biên bản bàn giao, lần 2 là 2 sắc phong vào năm 2011 có giấy viết tay. Còn lại để trên chùa 16 sắc phong, anh em mới kiểm tra. Thông tin 41 sắc phong đã qui tập về Ân Phú là sai”.
Trả lờiXóa- Tằng tằng (Đúng ra phải viết “Cao”) tổ tiền triều thí trúng Trạng nguyên phụ vi Kim tử vinh lộc đại phu, Nhập nội hành khiền Thái tử tri tân khách, tri kinh diên, đại kỷ trượng nhập triều, tứ Kim ngư đại, Thượng nghị quân. (Vị này còn có hai đạo sắc phong thần đề năm Khải định thứ 2 và thứ 9 hiện lưu ở chùa Am, Đức Hoà mà trước đây, tôi cũng như nhiều nhà nghiên cứu lầm là của Sử Hy Nhan. Tôi đã đưa bản sao chụp đạo sắc năm Khải định thứ 2 vào sách “Các nhà khoa bảng Hà Tĩnh” (Hội VHNT HT, 2004) và chú thích là “Sắc phong thần của Trạng nguyên Trần (Sử) Hy Nhan”).
Trả lờiXóaNói chuyện với Phan Văn Thắng về sắc phong ở chùa Am.
Trả lờiXóaAi cũng biết, chùa Am tức là Diên Quang tự được lập trên núi Am, do Bạch Ngọc Hoàng Hậu dựng lên từ đầu đời Hậu Lê, khoảng 1428 đến 1433; đời vua Lê Thái tổ và được duy trì đến ngày nay. Chùa Am cũng là cơ sở tôn giáo, nằm trong những nơi thờ Phật/ thánh/ thần/… gọi chung là chùa/ đền/miếu mạo… được dựng lên và tồn tại ở khu vực 3 xã Đức Hòa, Đức Lạc (nay là Hòa Lạc) và Ân Phú mà trong khoảng từ năm 1946 đến 1955 gọi là xã Đồng Công.
Một sự kiện lịch sử quan trọng là tại sao tại chùa Am có nhiều sắc phong; tôi biết chính xác là có 50 bản sắc phong chính và 1 bản sắc sao.