Câu chuyện cần nghe thông tin tư nhiều phía (thông tin của nhóm nhà báo Trần Đức Thọ đã thấy nhóm sắc phong vào năm 2006 và có chụp ảnh kĩ thuật số; thông tin của nhóm nhà báo Phan Văn Thắng đã thấy nhóm sắc phong vào đầu thập niên 1990 và có chụp ảnh bằng kĩ thuật cũ; thông tin từ địa phương,...).
1. Phán đoán bước đầu của tôi: đây là nhóm sắc phong của nhiều nơi (nhiều làng xã) ở xung quanh chùa Am, mà có thể không phải của chính chùa Am, đã được qui tập về sau năm 1954 - trước năm 1986. Sở dĩ nói 1954-1986, vì giai đoạn đó, sắc phong từ đình đền miếu hay nhà thờ đã phải gửi vào chùa lưu giữ giúp (sau này, sau Đổi Mới, nhiều nơi đi xin lại). Chùa giữ hộ sắc phong của cả một vùng vào thời kì 1954-1986 là câu chuyện chúng tôi thường xuyên thấy trên thực địa.
2. Chùa Am cũng đã được xếp hạng di tích quốc gia đầu thập niên 1990, nên chắc Bảo tàng hay Sở Văn hóa đã có hồ sơ di tích --- những hồ sơ này, như kinh nghiệm xem trực tiếp tại xứ Nghệ những năm qua, thì tùy từng nơi, có nơi làm tốt, có nơi làm sơ sài. Ví dụ, hồ sơ Đền Cờn (Quỳnh Lưu, Nghệ An) thì làm tương đối cẩn thận, có ảnh chụp và bản vẽ kèm theo,...
3. Việc hoàn trả (từ phía nhà chùa) hay xin lại (từ phía các địa phương) tư liệu cũ (bao gồm cả sắc phong) sau Đổi Mới là điều hoàn toàn dể hiểu, thấy ở nhiều nơi.
Dĩ nhiên, sau năm 2001, Việt Nam đã có Luật Di sản văn hóa, thì việc hoàn trả hay xin lại đều cần làm theo luật và các nghị định liên quan.
4. Đi vào cụ thể hơn, qua đọc nhanh 3 bài báo vừa lên trên tạp chí mạng Văn Hiến Việt Nam (TBT Nguyễn Thế Khoa), lại trao đổi nhanh với một trong các nhân chứng phát hiện ra nhóm hơn 40 đạo sắc phong vào năm 2006, thì hiện tôi đã tạm biết được mạch chuyện đại khái như sau của nhóm nhà báo này.