Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhật-Tảo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Nhật-Tảo. Hiển thị tất cả bài đăng

15/03/2024

Thăm quê hương Ngô Quyền và Giang Văn Minh, tham dự hội thảo về Ngô Quyền

Ngày thứ Năm (14/3/2024), chúng tôi thăm quê hương của vua Ngô Quyền và thám hóa Giang Văn Minh - đó là quần thể làng cổ Đường Lâm (mà không phải "làng cổ Đường Lâm" như cách nói quen dùng hiện nay; học giả Nguyễn Tùng - một chuyên gia về làng xã Việt Nam trong đó có làng Mông Phụ - đã đề xuất cách gọi đúng là "quần thể làng cổ Đường Lâm").

Ngày thứ Sáu (15/3), chúng tôi đi dự hội thảo về Ngô Quyền tại Tam Nông (Phú Thọ).

Nguyễn Tùng đã viết rõ: xã Đường Lâm hiện nay có 9 làng xã cũ hợp nhất lại, trong đó, không phải tất cả đều là làng cổ, mà chỉ có một số mà thôi (tiêu biểu nhất là Mông Phụ). Nguyễn Tùng đưa ra các giả thiết về quê hương của vua Ngô Quyền, như đã biết trong học giới, nhưng ông không theo thuyết nào. Quan tâm của ông là "làng cổ" mà không phải quê hương của các vị vua.

Truyền thuyết dân gian thì cho biết: vua Ngô Quyền đã từng hành quân qua huyện Tam Nông (có thị trấn Hưng Hóa, tỉnh Phú Thọ ngày nay).

18/05/2020

Những mảnh vỡ còn lại của thời kì Bắc thuộc ngàn năm : chuông đồng niên đại 948 ở làng Nhật Tảo (Hà Nội)

Hôm trước, đã nói về bia xá lị mang niên đại 601 (thời thuộc Tùy) ở Bắc Ninh. Đọc lại ở đây.

Hôm nay, sẽ giới thiệu về chiếc chuông đồng đúc năm 948, dù đã thuộc thời Ngô nhưng không có niên hiệu nhà Ngô, mà mang niên hiệu Càn Hòa của nhà Nam Hán (đóng đô ở Quảng Châu). Chuông này hiện được bảo quản ở làng Nhật Tảo (Hà Nội).

Một thời kì dài, dù đã độc lập khỏi ách đô hộ của người Hán đến từ phương Bắc, trở thành một quốc gia tự chủ, nhưng chưa hề có quốc hiệu hay niên hiệu. Phải tới tận năm 970, Đinh Tiên Hoàng mới đặt niên hiệu Thái Bình.

Đại khái trong khoảng từ năm 938 đến năm 970, chưa rõ tên nước, chưa rõ niên hiệu của vua. 

Chuông đồng Nhật Tảo đã được chỉ định là Bảo vật Quốc gia từ ngày 15/1/2020.