Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng-Uyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Quảng-Uyên. Hiển thị tất cả bài đăng

26/10/2017

Những người thợ rèn Nùng An còn sót lại ở Tây Nguyên

Đầu tiên là từ tỉnh Đắc Lắc - một trong những cứ điểm quan trọng trên đường di cư của người Nùng An nói riêng, và người Tày Nùng nói chung, sau năm 1975, từ vùng Đông Bắc xuống phía Nam tổ quốc.

Người Nùng An khu vực xã Phúc Sen (Quảng Uyên, Cao Bằng) đi tới đâu, là mang tới đó kĩ thuật rèn riêng có của họ. Đầu tiên, ở đây, là tình hình một địa bàn nhỏ ở tỉnh Đắc Lắc.

17/10/2017

Dao thép thực sự của người Nùng An : anh em làng rèn đứng lên, thành lập HTX

Gọi là dao xịn. Tức là khác với các loại dao (hay sản phầm rèn) đang mạo danh là "dao Phúc Sen" hay "dao Nùng An".

Anh em ở dưới quê đã đứng lên, thành lập Hợp tác xã. Hợp tác xã kiểu mới của người Nùng An sau Đổi Mới, so sánh với Hợp tác xã kiểu cũ, thì mình đã trình bày từ nhiều năm trước.

10/10/2017

Mùa gặt năm 2017, trên quê hương biên viễn

Một năm chỉ có thể canh tác một vụ lúa: cấy vào độ tháng 6 dương lịch, và thu hoạch vào tháng 10. Bây giờ chủ yếu thu hoạch bằng máy, không còn thủ công như hồi cuối thế kỉ 20 và những năm đầu thế kỉ 21 nữa.

Sát với biên giới Việt Trung, nên máy móc cơ giới các loại chủ yếu mua lẻ từ Trung Quốc sang. Dĩ nhiên có nhiều thứ xuất khẩu tiểu ngạch sang đó.

09/10/2017

Ngược thành phố Cao Bằng lên mạn bắc 80 cây số, Hạ Lang gần mà xa (kí sự của Mai Thanh Hải)

Đường lên Hạ Lang đến bây giờ, năm 2017, nhìn chung vẫn là khó hơn so với một số tuyến, như thấy trong kí sự đầu năm nay của Mai Thanh Hải (xem toàn văn ở dưới đây). Huống chi là mấy trăm năm trước, khi nhà Mạc còn thực quyền cai quản Cao Bằng từ khoảng năm 1600 đến khoảng năm 1680, gần một thế kỉ.

Mình thì thường đóng đô ở Quảng Uyên, và tranh thủ đi các huyện khác. Có khi đi rong ruổi, xuyên huyện nọ sang huyện kia. Nên với mình, Hạ Lang chỉ có một chút khó đi mà thôi. Cảm giác của mình khác với cảm giác của cánh nhà báo.

03/05/2017

Dao rèn thủ công Phúc Sen ra Hà Nội, và lên mạng xã hội

Dao rèn thủ công là sản phẩm của người Nùng An ở xã Phúc Sen (huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng).

Mấy năm nay, nhờ có Fb và blog, nhất là ứng dụng của điện thoại thông minh, dao Phúc Sen có thêm một kênh tiêu thụ hoàn toàn mới: qua mạng.

26/04/2017

Vụ án mạng ở khu chợ Cách Linh, của 90 năm về trước

Hôm trước, lúc du lãng đã ghé thăm đôi chuông Đà Quận (chùa Viên Minh). Xem thông tin liên quan ở đâyở đây.

Cũng trong thời gian đó, nghe rất nhiều câu chuyện linh dị ở trong vùng. Trong đó, có cụ Ph. (cựu chủ tịch ngày trước) nhắc đến vụ án mạng ở khu chợ Cách Linh. Tưởng đâu tới cả 90 năm hay một thế kỉ trước ! 

Chỉ biết nghe thế.

Nhưng bây giờ, thì thấy luôn bài báo năm 1927, tức đúng 90 trước, về đúng vụ án mạng đó.

06/04/2017

Nông thôn mới trên quê hương cũ

Hôm nay, trời nắng tiếp, như hôm qua.

Nhưng hôm kia, thì cả một ngày, mưa rả rích từ sáng sớm đến tận chiều tối.

Thiên nhiên không ưu đãi với dịp đáng ghi nhớ của quê hương. Bởi đã mưa cả ngày trong một ngày lẽ ra không nên có một giọt mưa nào. 

20/09/2016

Người Kinh hóa Tày, trường hợp dòng họ Mai Trung Lâm

Đôi khi, tại blog này, đã nhắc chuyện đến nhân vật Mai Trung Lâm (tức Ma Kiên Kiện). Một nhân vật người Tày nổi tiếng ở vùng Quảng Uyên và Khu tự trị Việt Bắc trước đây (là một trong 34 chiến sĩ đầu tiên của quân đội Việt Nam).

Thực ra, nhóm họ Ma ở vùng đó, theo các đối chiếu trong khoảng 30 năm nay, thì là gốc họ Mạc người Kinh.

Kinh đã hóa thổ.

13/06/2016

Lại là bác Hoàng Quảng Uyên : "mặt trời Pác Bó" có kết là "chuồng gà"

Tự nhiên lại thấy "nổi lên" vụ xây chuồng gà của ông nhà văn Hoàng Quảng Uyên.

Cách đây khoảng 1 năm, vào tháng 5/2015, blog tôi đã bàn luận về việc sửa nhà của bác nhà văn này, ở đây. Khi đó, các bác Thợ Cạo, Salam, Đinh Rỉ và Thiên Lý rôm rả luận bàn. Chưa có kết luận về vụ đó. 

Nhưng vụ xây chuồng gà vào tháng 6 năm 2016 này, có thể xem là một kết luận cho vụ "mặt trời Pác Bó" lần trước.

Vẫn là vụ "mặt trời Pác Bó" kéo dài mà thôi.

Tôi đã nhìn thấy mối liên hệ giữa những chuyện chuồng gà như thế này của bác Hoàng Quảng Uyên với những gì bác viết về Nhật kí trong tù nhiều năm nay. Các cụ Phong Lê, Song Thành cũng đã có một số dự cảm từ trước (ví dụ ở đây).

14/03/2016

25/11/2015

Thấm thoắt đã một năm qua đi : đền Nùng Trí Cao ở huyện Quảng Uyên

Năm ngoái, khoảng giờ này, huyện đã khánh thành đền mới (trùng tu và mở rộng) cho vị vua cũ ngày xưa Nùng Trí Cao.

Bẵng cái, đã 1 năm đi qua. 

Chỗ này là rất gần với nhà của hoa hậu Triệu Thị Hà. 

Cũng gần một quán nhỏ của chủ quán bị lòa mắt bẩm sinh nhưng vô cùng thông tuệ (một người rất hiếm thấy). Đó cũng là người chăm đi lễ đền cụ Nùng Trí Cao và kể dần dần, năm nay qua năm khác, cho tôi nghe những câu chuyện linh thiêng từ hơn 20 năm về trước.

18/11/2015

Chuyện về Tô Thị ở Cao Bằng (tên thật của nàng là Tô Thị Hoạn)

Chuyện kể của vùng Bằng Ca.

Chữ "Bằng Ca" hóa ra là tên tiếng Pháp. Quân Pháp tiến đánh vùng này, rồi khi thôn tính được, đặt tên như vậy. Tên cũ của khu ấy, các cụ nói với mình là Bản Khà. 

Ngay nay có chợ Bản Khà. Từ đó, đi vào đất Trung Quốc cũng không xa.