Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

20/03/2016

Thành nhà Mạc ở huyện Phục Hòa (gần UBND thị trấn Hòa Thuận)

Mấy thông tin trên đường du lãng (có một vài cái là của tư liệu cũ).

Đưa lên dần dần.

---

3.


2. Năm 2014





Thứ sáu 18/04/2014 09:00
Ngày 17/4 (tức ngày 18/3 âm lịch), tại thị trấn Hòa Thuận (Phục Hòa) diễn ra lễ hội cổ truyền dân tộc huyện Phục Hòa. Đồng chí Trần Hùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các ban, ngành của tỉnh và huyện Phục Hòa đến dự.
    Lễ tế thần linh tại đền Vua Lê.
    Theo sử sách ghi lại, năm 1592, nhà Mạc lên Cao Bằng. Năm 1594, xưng vua là Càn Thống, đặt vương phủ ở Cao Bình - Nà Lữ. Trước tình cảnh đất nước bị chia cắt, Vua Lê đã cử tướng Đinh Văn Tả, một vị tướng tài giỏi của triều Lê mở cuộc tấn công lên Cao Bằng đánh chiếm thành Na Lữ, quân Mạc thất thủ chạy về Phục Hòa củng cố quân cơ, xây đắp thành lũy tiếp tục chống lại nhà Lê, lúc đó vua Mạc là Kính Vũ. Sau 8 năm bị vây hãm, quân Mạc quy thuận nhà Lê, thành Phục Hòa thất thủ, giang sơn thu về một mối. Nhớ ơn công đức vua Lê nên nhân dân đã lập đền thờ, tạc tượng coi vua Lê là vị thánh cứu nhân độ thế. Từ đó, ngày 18/3 âm lịch hằng năm trở thành ngày lễ hội lớn nhất của huyện Phục Hòa. Theo các cụ cao niên kể lại, từ thời xa xưa đến thời Pháp thuộc, lễ hội được tổ chức rất chu đáo với các trò chơi dân gian như: tranh đầu pháo hoa, chơi cờ tướng, múa rồng, múa kỳ lân...
    Toàn cảnh lễ hội.
    Lễ hội cổ truyền dân tộc huyện Phục Hòa được tổ chức hằng năm vào ngày 18/3 âm lịch. Lễ hội gồm 2 phần: Phần lễ, phần hội.
    Từ 7 giờ sáng ngày 18/3 âm lịch, tổ chức rước ảnh Bác Hồ, đoàn múa rồng, múa kỳ lân đến tế lễ (lễ vật gồm 1 con lợn quay, mâm xôi gà, mâm hoa quả) tại đền Vua Lê ở phố Phục Hòa cầu cho mưa thuận gió hòa, nhân dân hăng hái lao động sản xuất, mọi nhà ấm no hạnh phúc. Phần hội được tổ chức với chương trình văn nghệ đặc sắc với những màn múa hát giao duyên của đồng bào các dân tộc trong vùng, các điệu sli, lượn, hà lều và nhiều trò chơi dân gian: múa rồng, múa kỳ lân... và các hoạt động thi đấu thể thao: bóng chuyền, cầu lông, các trò chơi dân gian: đẩy gậy, cờ tướng, nhảy bao bố...
    Lễ hội cổ truyền dân tộc huyện Phục Hòa là lễ hội lớn nhất của huyện, lễ hội đã tồn tại từ lâu trong tâm thức nhiều thế hệ người dân Phục Hòa, trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương. Lễ hội diễn ra nhằm khuyến khích, gìn giữ các loại hình sinh hoạt văn hóa, văn nghệ dân gian truyền thống, các trò chơi, các môn thể thao cổ truyền, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương.
    Một số hình ảnh tại lễ hội:
    Tiết mục văn nghệ đặc sắc của đoàn Long Châu (Trung Quốc).
    Biểu diễn điệu hát hà lều truyền thống.
    Múa rồng mừng ngày hội.
    Giao hữu bóng chuyền tại ngày hội.
    Trò chơi nhảy bao bố, ném bóng vào rổ thu hút nhiều người chơi.

    Công Hải

    http://www.baocaobang.vn/Van-hoa/Le-hoi-co-truyen-dan-toc-huyen-Phuc-Hoa/24920.bcb



    1. Năm 2011



    14:40, 29/08/2011


    Ngày 24/8/2011, đồng chí Trần Hùng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã đến khảo sát thành nhà Mạc tại huyện Phục Hòa. Cùng đi có lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh.

    Thành nhà Mạc được xây dựng qua nhiều thời đại khác nhau. Đời Đường Hy Tông, niên hiệu Hàm Phong thứ 7 (năm 864). Thành được xây bằng đất, đến đời Mạc Kính Cung (năm 1594), được xây bằng gạch trên nền đất. Thành thuộc loại di tích kiến trúc thành cổ, được xây theo hình vuông, tường xây bằng gạch vồ, chân thành kê đá tảng, có 4 tường thành khép kín và một thành án ngữ bên ngoài. Qua thời gian, nhiều di tích đã bị mất, mai một. Hiện nay, chỉ còn là một đoạn thành dài 18m với kiến trúc gạch thời Mạc, đủ các kích cỡ khác nhau ở phía sau trụ sở UBND thị trấn Hòa Thuận; một số đoạn còn vết tích của thành đất dọc theo bờ sông Bằng thuộc địa phận Tà Lùng đến bãi ngô làng Bản Thò; gần quốc lộ 3 đoạn chạy từ bờ sông làng Pác Thò đến cuối chân núi 275 có vườn đạn, với nhiều loại đạn đá khác nhau. Trong nội thành phía Bắc có Đền thờ Vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi). gồm 2 nhà xây bằng gạch, đã bị phá hủy do thời gian. Năm 2006, nhân dân quyên góp xây dựng lại Đền bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương. Hằng năm, nhân dân tổ chức lễ hội Đền Vua Lê; tuy nhiên, hiện nay các nội dung của lễ hội đã bị mai một nhiều. 

    Sau khi đến khảo sát và nghe báo cáo của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh, lãnh đạo huyện Phục Hòa, đồng chí Phó Chủ tịch tỉnh yêu cầu UBND huyện Phục Hòa phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch lập kế hoạch bảo tồn di tích. Trong đó, lập bản đồ toàn cảnh, hướng tuyến, quy mô của thành; bảo tồn hiện vật khu hiện vật trung tâm, khoanh vùng bảo vệ để làm hồ sơ xếp hạng di tích, xác định, thu gom những di vật còn lại (đạn đá, gạch); điều chỉnh quy hoạch của huyện để bảo vệ di tích. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tiếp tục kiểm tra, hướng dẫn, giúp đỡ huyện lập hồ sơ xếp hạng di tích và có đề án phục dựng lễ hội Đền Vua Lê.

    Theo BCB

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

    LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

    Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.