Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn đạo-đức-nghề-nghiệp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đạo-đức-nghề-nghiệp. Hiển thị tất cả bài đăng

15/02/2019

Lại đạo văn : ăn trộm vẫn trở thành Giáo sư, Viện trưởng, Tổng Biên tập (tiếp theo)

Năm mới Kỷ Hợi 2019, lại thấy sự kiện đạo văn này nóng lên với sự xuất hiện của Fb Nguyễn Đức Tồn. Đã quan sát từ tháng 5 năm 2018, ở đây. Đến hôm nay, 15/2/2019, lưu trữ thuộc phạm vi entry ấy đã tràn đầy, không thể bổ sung thêm, nên phải mở phần tiếp theo.

20/12/2018

Lại thêm một nghi án do ông Nguyễn Hồng Phong ở Nga đưa ra, và trả lời của ông Nguyễn Huệ Chi

Vẫn tiếp những bài "đề xuất" nghi án từ ông Nguyễn Hồng Phong (xuất thân từ đại gia đình cụ Nguyễn Đình Chú - Nguyễn Đức Vân). Ông Nguyễn đang cư trú ở nước Nga - nơi đang có đại gia đình của thủ môn Đặng Văn Lâm (xem ở đây).

Đúng như ông Nguyễn tự nhận, ông là một tay ngang về khoa học xã hội.

Đối với nghi án do ông Nguyễn đưa ra, thì ông Nguyễn Huệ Chi đã có bài trả lời.

13/12/2018

Nhà văn Đặng Văn Sinh lên tiếng : thêm một sản phẩm hư cấu của ông Tăng Bá Hoành ?

Cụ Tăng Bá Hoành hình như đã khá có tiếng trong học giới Đại Việt. Bởi chỗ: cụ có nhiều nghi án "hư cấu" sử liệu và nhân vật lịch sử.

Một dịp, chúng ta đã quan sát sự kiện bà Bùi Thị Hí của gốm Chu Đậu. Người đầu tiên lên tiếng vào quãng năm 2008-2009 là anh Đoan Hùng - một người bạn của Giao Blog (tin tức và bàn luận lúc đó là trên hệ thống blog của Yahoo trước năm 2013). Khi có thời gian, sẽ đưa lại bản lưu cũ về Giao Blog hiện nay.

Bây giờ là trở lại với nhân vật nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Đầu tiên, cứ đưa nguyên lên tiếng của nhà văn Đặng Văn Sinh về đây đã.

21/09/2018

Thêm một nghi án đạo văn "đáng kinh sợ" của ngành ngôn ngữ học : Trưởng khoa liên tục man trá

Đã thấy dư luận nghi án đạo văn này từ khá lâu trên không gian mạng. Nó bung ra giữa lúc một vụ nghi án đạo văn "đáng kinh sợ" khác gắn với ông Nguyễn Đức Tồn (nguyên Viện trưởng và Tổng Biên tập Viện Ngôn ngữ học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) đạt mức sóng cường.

Vụ ông Nguyễn Đức Tồn thì đã có dư luận từ cả chục năm về trước, bây giờ thì bung ra trên không gian mạng, và trường kì trên mặt báo chính thức với cây bút Nguyễn Minh Anh. Hiện đã lan mở rộng sang cả một người học trò của ông Tồn (đang đi ở đâyở đây).

16/09/2018

Đạo văn : một ví dụ cụ thể (1974, 2012, 2016)

Nêu một ví dụ cụ thể.

Cốt để khỏi quên là chính. Có rất nhiều, nhưng chỉ nêu ở đây 1 cái duy nhất mà thôi. Dĩ nhiên là không có dẫn nguồn, không chú thích, không có một lời nào cũng như cũng không có trong tài liệu tham khảo. Không hết. Cứ làm như của nhà trồng ra được. Tự nhiên có sẵn, trên trời rơi xuống hay là thần giao cách cảm. Rồi thì, cứ chép truyền từ người nọ sang người kia. 

30/07/2018

Buồn nhỉ, thêm một nghi án đạo văn kì lạ : thư pháp gia Lê Quốc Việt lên tiếng về "Lịch sử thư pháp Việt Nam"

Gần đây, có cuốn Lịch sử thư pháp Việt Nam được xuất bản. Tác giả sách là một nhà nghiên cứu trẻ thuộc viện nghiên cứu lân cận, là Viện Nghiên cứu Tôn giáo, là ông em Nguyễn Sử (tức Nguyễn Hữu Sử). Sách in bởi Nhã Nam, về hình thức thì rất đẹp. 

Bây giờ là lên tiếng về cuốn sách ấy, của một ông bạn là Lê Quốc Việt - một họa sĩ tốt nghiệp Mĩ thuật Yết Kiêu, và đặc biệt là một thư pháp gia Hán Nôm hàng đầu của Việt Nam hiện nay (là đánh giá của riêng Giao Blog).

27/10/2017

Học tập người anh em Cu Ba, và học tập các doanh nhân như anh Khải "lụa Việt gốc Tàu"

Có hai mẩu về học tập. Đều vui và thiết thực. Tình hình Cu Ba, và tình hình anh Khải, hiện giờ đều rất ban-căng.

Học Cu Ba là mẩu của anh Phong. Còn học anh Khải là mẩu của chú Dương. Anh Phong và chú Dương đều dân làm báo.

23/06/2017

Một vụ đạo văn được giải thưởng nhà nước "lừng lẫy" ở miền Nam trước 1975

Học thuật miền Nam trước 1975 có khá nhiều vụ đạo văn lớn. 

Lần trước, blog này đã đi lại một ít tư liệu đương thời (trước 1975) về vụ tác phẩm của Thanh Lãng bị biển thủ trắng trợn (xem lại ở đây). Tạm xem là vụ miền Nam đạo văn của chính miền Nam.

Còn một vụ miền Nam đạo văn của miền Bắc, là vụ Hoàng Trọng Miên (miền Nam) xào luôn một cuốn sách của Nguyễn Đổng Chi (miền Bắc). Rồi, đáng chú ý là: cuốn sách đạo văn của Hoàng Trọng Miên lại được chính quyền Việt Nam Cộng hòa trao giải thưởng quốc gia !

08/06/2017

"Cao Bằng thực lục" và những vấn đề học thuật xung quanh bản dịch

Cuốn Cao Bằng thực lục của ông quan Bế Hựu Cung. Ông Bế người Cao Bằng, là một trung thần của nhà Lê, từng theo Lê Chiêu Thống sang Trung Quốc. Rồi sau này, khi nhà Nguyễn thành công, Bế Hựu Cung lại trở về lĩnh chức tại quê nhà vào thời Gia Long. Tác phẩm duy nhất của ông hiện còn thấy là Cao Bằng thực lục viết bằng Hán Nôm. Sách chỉ có 1 bản duy nhất, lại là bản chép tay, ở Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Cuốn Cao Bằng thực lục thú vị đó đã trở thành một trong những cuốn sách quan trọng trong mảng nghiên cứu của tôi liên quan đến người Tày - Nùng, liên quan đến các huyện trong tỉnh Cao Bằng, và liên quan đến nhà Mạc thời kì Cao Bằng. Nhiều nghiên cứu dân tộc học hay văn bản học của tôi có trích dẫn sách của Bế Hựu Cung (ví dụ ở đây hay ở đây).