Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

05/07/2018

Lại nghi án đạo văn : phát giác của nhóm Nguyễn Phúc Anh, đối với Nguyễn Xuân Diện

Bây giờ, đạo văn đã thành đại họa của học thuật Việt Nam. Một thứ quốc nạn.

Ví dụ, hiện tại có các nghi án đối với ông Nguyễn Đức Tồn (Giáo sư ngành ngôn ngữ), đọc ở đây; hay nghi án đối với ông Nguyễn Huệ Chi (Giáo sư ngành văn học), đọc ở đây. Rồi thì, ông Nguyễn Đức Tồn lại tố các ông khác, trong đó có ông Trần Ngọc Thêm (đọc ở đây). Bản thân đương kim Bộ trưởng Bộ Giáo dục Phùng Xuân Nhạ cũng dính nghi án (đọc ở đây).

Xử lí với nghi án đạo văn trong học thuật Việt Nam thật đáng buồn. Có khi lâu ngày thành ra đánh bùn sang ao, hòa cả làng (ví dụ ở đây). Nên có nhóm vừa đưa ra vấn đề "liêm chính học thuật". Cùng trong khu vực Đông Á, ở Nhật Bản hay Hàn Quốc, đạo văn thực sự thì ngay lập tức sẽ mất toàn bộ, rất nghiêm khắc (ví dụ ở đây hay ở đây, ở đây, ở đây).

Từ mấy tháng nay, trên Fb, nhóm Nguyễn Phúc Anh đang truy cứu một nghi án nữa, là dành cho ông Nguyễn Xuân Diện (Viện Nghiên cứu Hán Nôm).

Mấy ngày trước, nhóm Nguyễn Phúc Anh đã cho đăng bài đầu tiên trên mặt báo. Để rộng dư luận, đưa bài đó về đây đánh số đầu tiên. Vì là bài đăng chính thức đầu tiên.

Các thông tin liên quan, các phản luận, các phân tích nghiêm túc sẽ cập nhật ở phần bổ sung như mọi khi.




---



Bài chính thức đầu tiên (trên tờ Văn hóa Nghệ An vừa ra)









---


BỔ SUNG

.

2. Sau đó, sang ngày 12/2, thì được chép như sau:

"
Thứ Ba, 12 tháng 2, 2019

"ĐƯỜNG THI QUỐC ÂM CỔ BẢN" - MỘT CÔNG TRÌNH BIÊN KHẢO NGHIÊM TÚC, CÓ GIÁ TRỊ HỌC THUẬT...


"ĐƯỜNG THI QUỐC ÂM CỔ BẢN" 
MỘT CÔNG TRÌNH BIÊN KHẢO NGHIÊM TÚC, 
CÓ GIÁ TRỊ HỌC THUẬT...

Đặng Văn Sinh


Ngày 28 tháng 12 năm 2018, trên trang điện tử báo "Nông nghiệp Việt nam" , tác giả Khải Mông (tức Kiều Mai Sơn) có bài viết với nhan đề "Đạo văn từ trang 'thivien.net' để in sách ĐƯỜNG THI QUỐC ÂM CỔ BẢN". Mới nhìn cái title, chưa cần đọc nội dung đã thấy có sự khiêu khích. Với sự kiện "động trời" này, rất có thể Kiều Mai Sơn chắc mẩm, cú đòn sấm sét đánh một phát chết ngay, Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông phải cúi đầu "tâm phục khẩu phục". 
.

Tuy chỉ là bài viết ngắn nhưng tác giả nêu ra hai vấn đề rất nghiêm trọng. Một là, phương pháp biên khảo thiếu khoa học "lộ cộ về phương pháp lẫn nội dung". Hai là, Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông đã lấy toàn bộ bản dịch trên trang "thivien.net" phục vụ cho thao tác dịch nghĩa cuốn sách "Đường thi Quốc âm cổ bản" (ĐTQÂCB). Về điểm hai, để cho chắc ăn, Kiều Mai Sơn còn kéo cả Tiến sĩ Nguyễn Phúc Anh (Đại học KHXHXH&NV) cùng Thạc sĩ Lê Huy Hoàng (ĐHSPII Hà Nội) "tham chiến" như một sự viện trợ đắc lực về học thuật. Nguyễn Phúc Anh còn cất công làm một phép toán thống kê số học so sánh giữa ĐTQÂCB với "thivien.net" về tỷ lệ phần trăm những từ, ngữ, câu giống nhau để khẳng định "đạo văn" là chuyện không thể chối cãi.



Vậy sự thật như thế nào? Với tư cách là người từng đọc khá kỹ ĐTQÂCB, kể cả cuốn tái bản cuối năm 2017 (nhóm làm sách đã chỉnh sửa sai sót, bổ sung tư liệu cho chính xác, nhưng Kiều Mai Sơn vẫn căn cứ vào cuốn xuất bản lần đầu để chỉ trích), chúng tôi nhận xét, đây là một công trình biên khảo nghiêm túc về học thuật. Hai tác giả chẳng những đã dảnh thời gian và tâm huyết sưu tầm, biên soạn một cuốn sách quý hiếm giúp cho bạn đọc hiểu thêm về khả năng sử dụng chữ Nôm của tiền nhân, mà còn góp phần nâng cao năng lực thẩm mỹ qua những bản dịch độc đáo bởi ngọn bút tài hoa của những bậc cự nho như Trần Tế Xương, Dương Khuê...

Cho nên, chẳng có gì phải bàn cãi về trình tự biên khảo cuốn sách này, bởi:

1- Ngay trên bìa sách đã ghi: Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông SƯU TẬP và BIÊN DỊCH. Cách ghi như vậy, xác định ngay sách có phần sưu tập (phần dịch nghĩa, chú giải) và biên dịch (phần thơ dịch bằng chữ Nôm).

Lại nữa, ngay tên sách là "Đường thi Quốc âm cổ bản" cũng đã nói lên rằng: Cuốn sách công bố các bản dịch cổ, là các bài dịch thơ Đường ra chữ Nôm. Vì vậy, đóng góp và cũng phần quan trọng nhất của cuốn là ở việc phát hiện và PHIÊN DỊCH NÔM 279 BÀI DỊCH NÔM THƠ ĐƯỜNG SANG CHỮ QUỐC NGỮ. Đó là một kho văn tự quý hiếm mà từ trước đến nay chưa từng có ai công bố thành một cuốn sách. 

Đường thi quốc âm cổ bản được hình thành từ sáu (6) cuốn sách viết tay đang được lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. Đây là những thư tịch quý, độc bản, thủ bút của các nhà nho lưu lại cho hậu thế. Sáu cuốn sách đó là 

- "Đường thi thất tuyệt diễn ca phụ tạp văn" (唐詩七絕演歌附雜文)
- "Đường thi trích dịch" (唐詩摘譯譯)
- "Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm (唐詩合选五言律解)
- "Đường thi tuyệt cú diễn ca" (唐詩絕句演歌
- "Đường thi Quốc âm" (唐詩國音)
- "Túy hậu nhàn ngâm tập" (醉後閑吟集) 

Tổng số thơ Đường trong sáu tập cổ thi là 222 bài của 85 tác giả, được dịch sang Quốc âm (ghi âm bằng chữ Nôm) thành 279 bài. Một điều đáng chú ý nữa là, một số bài thơ Đường có dến 2 hoặc 3 bản dịch đều được nhóm biên soạn đưa vào ĐTQÂCB nhằm cung cấp cho bạn đọc cái nhìn đa chiều về sự cảm thụ và phong cách cách dịch cổ thi của các nhà nho thời cận hiện đại.

Để bảo đảm tính chính xác, trước khi bắt tay vào biên khảo, Nguyễn Xuân Diện cùng Trần Ngọc Đông đã hiệu đính văn bản gốc bằng cách so sánh đối chiếu với nguyên tác "Toàn Đường thi" (全唐詩) 25 quyển, do Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh xuất bản năm 2003. Như vậy, về mặt văn bản, các tác giả đã có trong tay những tư liệu gốc. Các thao tác được tiến hành đúng như đã trình bày trong "Khảo luận văn bản Đường thi Quốc âm" và "Phàm lệ". Phần "Phàm lệ" cũng được nói rất rõ qua 5 mục mà mục 3 là quan trọng nhất về nguyên tắc trình bày như phiên âm, dịch nghĩa, ghi chú, dịch thơ Nôm và cuối cùng là khảo dị.


 Tuy nhiên, sự đóng góp quan trọng nhất của ĐTQÂCB vẫn là phần khảo sát, nhận diện, hiệu đính và chuyển dịch văn bản chữ Nôm Đường thi sang văn bản chữ Quốc ngữ Đường thi của Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông. Làm được việc này là cả một quá trình gian khổ, nhọc nhằn. Phải là người có trình độ Hán học chuyên sâu, biết một số lượng chữ Nôm đủ để đọc và viết mới có thể tiếp cận các văn bản viết tay bằng thứ chữ vốn rất xa lạ với hầu hết người Việt thời nay. Chẳng những thế, chữ Nôm lại là thứ văn tự phái sinh của chữ Hán. Cho nên, muốn biết chữ Nôm (), trước hết phải biết chữ Hán (). Rất nhiều chữ, nếu không nói là đa số, viết bằng chữ Hán nhưng lại đọc theo âm Việt, thậm chí cùng một tự dạng có đến hai, ba cách phát âm. Chính vì thế, chừng nào chưa tìm ra được nguyên tác "Đoạn trường tân thanh" do chính Nguyễn Du chấp bút, thì việc tranh luận về văn bản Kiều không bao giờ đến hồi kết thúc. Chữ Nôm không ổn định về mặt cấu trúc như vậy, nên từ xưa dân gian đã có câu "Nôm na là cha mách qué" cũng có cái lý của nó.

Công lao đáng ghi nhận thứ hai của nhóm là ĐTQÂCB là cung cấp cho bạn đọc những bản dịch thơ Đường với nhiều phong cách khác nhau của những dịch giả nổi tiếng nửa cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX như Tú Xương, Dương Lâm, Đông Sơn cư sĩ... Trong số dịch giả này, Trần Tế Xương là tay lãng tử, dùng chữ Nôm như thần. Mỗi bản dịch của ông là một bài Đường thi hoàn chỉnh, tuyệt đẹp mang tư tưởng, tâm hồn và phong cách của một thi nhân cao đạo, đầy khí phách những cũng thật đa cảm, đa tình. Không thoát ly nguyên tác nhưng Tú Xường có thể đảo vị trí các câu thơ, cụ thể hóa các điển cố, làm mềm hóa các khái niệm trừu tượng để tạo thành một bản dịch đầy chất lãng mạn, trữ tình, đem đến cho chúng ta những cảm nhận mới lạ sau khi đọc lại nguyên tác.

Hãy lấy bài "Tống hữu nhân" của Lý Bạch làm ví dụ. Chúng tôi xin dẫn ra đây cả nguyên tác, phần dịch nghĩa và các bản dịch thơ để bạn đọc tham khảo:

送友人

李白

青山橫北郭,
白水遶東城。
此地一為別,
孤蓬萬里征。
浮雲遊子意,
落日故人情。
揮手自茲去,
蕭蕭班馬鳴。

Phiên âm: 

Tống hữu nhân
Thanh sơn hoành bắc quách,
Bạch thuỷ nhiễu đông thành.
Thử địa nhất vi biệt,
Cô bồng vạn lý chinh.
Phù vân du tử ý,
Lạc nhật cố nhân tình.
Huy thủ tự tư khứ,
Tiêu tiêu ban mã minh.
Dịch nghĩa:
Núi xanh nằm chắn ngang vòng thành ngoài ở phía bắc,
Nước trắng uốn quanh khu thành ở phía đông.
Nơi đây một khi đã chia tay nhau,
Thì như cỏ bồng lẻ loi trôi xa muôn dặm.
Lòng lữ khách như áng mây trôi,
Tình bạn cũ (sầu) như bóng chiều tà.
Vẫy tay tiễn, chia ly từ đây,
Tiếng bầy ngựa kêu rền rĩ không dứt.

Bản dịch của Tản Đà: 
Chạy dài cõi Bắc non xanh,
Thành Đông nước chảy quanh thành trắng phau.
Nước non này chỗ đưa nhau,
Một xa, muôn dặm biết đâu cánh bồng!
Chia phôi khác cả mối lòng,
Người như mây nổi, kẻ trông bóng tà.
Vẫy tay thôi đã rời xa,
Nhớ nhau tiếng gựa ghe mà buồn teo.

(Thơ Đường, tập II, tr.53-54, NXB Văn học, 1987)
Bản dich của Khương Hữu Dụng:
Cửa Bắc non ngăn lại,
Thành Đông nước uốn theo
Một lìa non nước ấy,
Muôn dặm cánh bồng veo!
Du tử: lòng mây nổi,
Cố nhân: tình bóng chiều.
Vẫy ta từ đây biệt,
Tiếng ngựa não nùng reo.
(Thơ Đường, tập II, tr.53-54, NXB Văn học, 1987)
 
Bản dịch của Tú Xương:
Núi đá xanh lồng ngang cõi Bắc,
Nước khe trắng lộn dọc thành Đông.
Tiễn đưa rượu chuốc vài ba chén,
Thênh thểnh buồm bay mấy dặm sông.
Mây biếc tơi bời người có ý,
Chiêng vàng chênh chếch kẻ thêm lòng.
Ngậm ngùi thay lúc phân kỳ đó,
Sang sảng nhạc vàng tiếng ngựa giong.
(ĐTQÂCB, tr. 247-249)

 Một bài nữa là "Tại ngục vịnh thiền" của Lạc Tân Vương thời Sơ Đường cũng được Trần Tế Xương chuyển dịch từ thể ngũ ngôn bát cú sang thất ngôn bát cú khá là nhuần nhuyễn, đồng thời khắc họa được tâm trạng u uẩn của tác giả ở trong ngục khi nghe tiếng ve kêu báo mùa thu:

在獄詠蟬

駱賓王

西陸蟬聲唱,
南冠客思深。
不堪玄鬢影,
來對白頭吟。
露重飛難進,
風多響易沉。
無人信高潔,
誰為表予心?
Phiên âm:

Tại ngục vịnh thiền

Tây lục thiền thanh xướng,
Nam quan khách tứ thâm.
Bất kham huyền mấn ảnh,
Lai đối bạch đầu ngâm.
Lộ trọng phi nan tiến,
Phong đa hưởng dị trầm.
Vô nhân tín cao khiết,
Thuỳ vị biểu dư tâm?
Dịch nghĩa:
Tiếng ve mùa thu kêu rộn rã,
Tâm tư của người khách tù sâu thẳm.
Không chịu được việc soi nhìn hai hàng tóc mai đen,
Mà lại ngân nga với mái đầu bạc.
Sương trĩu nặng, khó bay lên được,
Gió thổi nhiều, dễ là âm hưởng trầm xuống.
Nhưng không ai biết sự cao khiết của ve sầu,
Nên ai sẽ là người thay ta giãi tỏ tấm lòng mình?
Bản dịch của Tương Như:
Thu đến, ve kêu tiếng,
Trong lao khách nhớ nhà.
Xót xa khi cánh mỏng,
Than vãn trước đầu phơ.
Sương nặng bay khôn nổi,
Gió to, giọng dễ nhòa.
Thanh cao không kẻ biết,
Ai ngỏ giúp lòng ta?
(Thơ Đường, tập I, tr.29-30, NXB Văn học, 1987)
Bản dịch của Tú Xương:
Tiếng ve đường rộn bóng thu qua,
Nghĩ nỗi Nam cung(1) cũng thiết tha.
Đen tóc chửa nên soi bóng dáng,
Bạc đầu từng lúc nhớ ngâm nga.
Dẫu bay sương nặng nào hay đến,
Muốn nói gió nhiều dễ thấu xa.
Ai biết cái ve ăn ở sạch,
Mà đem trinh bạch giãi lòng ta.
(ĐTQÂCB, tr. 42-44)
Chú thích của nhóm biên khảo: Chữ "Nam cung" viết nhầm, đúng ra phải là "Nam quan" (mũ phương nam)
2 - Quy cách và thao tác biên soạn cuốn sách đã nói rõ trong "Phàm lệ". Riêng mục 3, trang 21 đã nói rõ phần dịch nghĩa tham khảo từ sách nào, sách nào. Các thao tác ở "Phàm lệ" đều ghi rõ ràng, đầy đủ.

Theo thông lệ, các bản dịch nghĩa thơ cổ Trung Hoa và Việt Nam, "thivien.net" cũng lấy từ nhiều nguồn nhưng không ghi nguồn. Nhưng phần dịch ra thơ thì tất cả đều được ghi nguồn khá nghiêm nhặt. Đây là điều mà bất cứ ai làm về văn học đều hiểu. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, việc biên dịch thơ cổ vẫn được tiến hành như vậy. Ngay cả hai tập "Thơ Đường" do Nhà xuất bản Văn học in năm 1960 và tái bản năm 1987 cũng chỉ ghi người dịch thơ chứ không ghi tên người dịch nghĩa. Mặc dù những người dịch nghĩa cho hai tập này ít hơn số người dịch thơ. 

3. Trong các tài liệu tham khảo có ghi rõ lấy từ mạng "thivien.net". Đây là trang mạng có sưu tập về thi ca rất đồ sộ, có thể nói là lớn nhất trong các trang mạng tiếng Việt về thơ, do sự đóng góp bất vụ lợi của hàng vạn người yêu thơ trên khắp thế giới. 

Bản dịch nghĩa thơ Đường ở "Thivien.net" cũng lấy từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó lớn nhất là từ "Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu" (2 tập, Nxb Thuận Hóa, 1997, 1844 trang). 

222 bài thơ Đường có bản dịch ra thơ chữ Nôm đều đã có bản dịch nghĩa đã được in trong sách, và đã được đưa lên mạng Internet rồi, thì việc các soạn giả sử dụng là một việc làm rất bình thường. Không lẽ lại ngồi dịch lại 222 bài thơ đó hay sao(?!)

Trong bài viết của mình, Kiều Mai Sơn còn dẫn cả "Từ điển Hoàng Phê", mục từ "Đạo văn" nhằm chứng minh về mặt pháp lý Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông "ăn cắp" các bản dịch của "thivien.nét" phục vụ cho ĐTQÂCB. Chúng tôi thừa nhận, "Từ điển Hoàng Phê" viết đúng, nhưng Kiều Mai Sơn đã bé cái lầm. Kiểu kết luận hằn học, chắc như đinh đóng cột của tác giả đầy tai tiếng này hóa ra lại rơi vào tình thế bi hài bởi cái sự "dốt". 

Đọc bài báo, chúng tôi biết chắc cả Kiều Mai Sơn, Nguyễn Phúc Anh và Lê Huy Hoàng làm những việc "gậy ông lại đập lưng ông". 

Với các bậc tiền nhân được học hành bài bản như Nguyễn Khuyến, Trần Bích San, Dương Khuê hay Trần Tế Xương, thậm chí ngay cả các ông đồ ngồi dạy học, ở làng quê, từng vác lều chõng đi thi, chữ Hán được coi như bản ngữ. Họ đọc thông viết thạo, am hiểu lịch sử và nắm chắc điển cố, có khi nói chuyện với nhau cũng bằng "Văn Ngôn". Chỉ đến năm 1919, khi mà vua Khải Định ra sắc lệnh bỏ các kỳ thi chữ Hán, chuyển sang chữ Quốc ngữ, văn hóa Hoa Hạ mới không còn chỗ đứng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Kể từ đây, mọi thư tịch bằng thứ chữ khối vuông của người Tàu đều phải thông qua công đoạn "phiên dịch". Vào buổi giao thời nửa đầu thế kỷ XX, một số nhà nho kiêm nhà thơ đã làm được việc dịch nghĩa thơ Đường sang chữ Quốc ngữ. Dịch nghĩa rất khó, rất quan trọng nhưng hầu như không nhà nho nào để lại danh tính, vì thế, việc xác định bản quyền ở đây là không thể. Nói cách khác, tất cả các bản dịch nghĩa thơ Đường đều giống nhau cơ bản về nội dung, sự khác biệt chỉ là cách dùng từ, trật tự ngữ pháp hoặc thêm bớt một vài từ cho rõ nghĩa mà thôi.

Nhằm hạ nhục Nguyễn Xuân Diện, Kiều mai Sơn thông qua Nguyễn Phúc Anh làm bản thống kê so sảnh tỷ lệ giống nhau các bản dịch trong ĐTQÂCB với "thivien.net", "có đến 197 bài sao chép phần dịch nghĩa đăng tải trên trang "thivien.net" trước năm 2017 với tỷ lệ trùng lặp từ 41% đến 100%. Có 86 bài dịch nghĩa sao chép từ 90% trở lên, chỉ có 4 bài sao chép dưới 50%"(hết trích). Thế nhưng, Kiều Mai Sơn không biết rằng phần lớn các bản dịch trên "thivien.nét" lại lấy từ rất nhiều nguồn khác nhau, trong đó có "Thơ Đường" 2 tập do NXB Văn học in năm 1960 và tái bản năm 1987. Tuy rất dị ứng với cái chuyện thống kê nhảm nhí trên, nhưng nếu Kiều Mai Sơn đã thích "chơi" chúng tôi cũng xin chiều.

Để làm công việc này chúng tôi đã tìm được "Đường thi tuyển dịch" (Lê Nguyễn Lưu dịch, NXB Thuận Hóa ấn hành vào năm 1999); "Thơ Đường" tập I và II, nhiều tác giả dịch (NXB Văn học, in lần thứ hai, 1987); "Đường thi" (Ngô Tất Tố dịch, in lần thứ hai, NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1961); "Đường thi" (Trần Trọng Kim dịch, NXB Hội Nhà văn, 2003); "Đường thi" (Trường Xuân Phạm Liễu dịch, NXB Văn khoa, Sài Gòn, 1972). Chọn một cách ngẫu nhiên các bản dịch trên "thivien.net" chúng tôi chợt giật mình. Hóa ra, tất cả những bản dịch này đều được khai thác một cách triệt để từ 5 bộ sách trên, trong đó có một tỷ lệ rất lớn số bài giống nhau đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Nếu những ai đó còn nghi ngờ xin hãy chịu khó đọc. Sách không biết nói dối. Chỉ có những đầu óc bệnh hoạn, hoang tưởng mới nghĩ thiên hạ cũng có tâm địa như mình. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đưa ra một số so sánh giữa "thivien.net" (trong đó có Lê Nguyễn Lưu) với "Thơ Đường" tập I và II do NXB Văn học ấn hành năm 1987 để bạn đọc tham khảo. "Thơ Đường" tập I tuyển chọn 90 tác giả với 202 bài, tập II dành cho 3 tác giả là Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị với 154 bài. Cách làm là chọn ngẫu nhiên 31 bài, chủ yếu nằm trong tập I. Sau khi tiến hành khảo sát, được kết quả như sau: 

- 22 bài trong thivien.nét giống 100% của "Thơ Đường", đạt tỷ lệ 70%. Cụ thể như sau:
+ "Xich Bích hoài cổ và "Mã Ngôi" của Lý Thương Ẩn
+ "Ẩm tửu khán mẫu đơn", "Thạch Đầu thành", "Ô Y hạng" của Lưu Vũ Tích
+ "Giang tuyết" của Liễu Tông Nguyên
+ "Kim lũ" của Đỗ Thu Nương
+ "Hoài thượng biệt hữu nhân" của Trịnh Cốc
+ "Tương tư", "Tây cung xuân oán" của Vương Duy
+ "Tòng quân hành" của Lệnh Hồ Sở
+ "Thục trung cửu nhật" của Vương Bột
+ "Đảo y thiên", "Nhạc Dương lâu" và "Hỷ vũ" của Đỗ Phủ
+ "Ô thê khúc" của Lý Bạch
+ "Tây Sơn tầm Tân Ngạc" của Mạnh Hạo Nhiên
+ "Trường Can hành" của Thôi Hiệu
+ "Yến thành Đông trang" của Thôi Huệ Đồng
+ "Vọng nguyệt hoài viễn" của Trương Cửu Linh
+"Bạc Tần Hoài" và "Thanh minh" của Đỗ Mục

- 8 bài nội dung giống hệt "Thơ Đường", chỉ khác đôi chút về từ ngữ và đảo trật tự cú pháp (95%), chiếm tỷ lệ 26%:
+ "Đề Đô thành nam trang" của Thôi Hộ
+ "Quá Hương Tích tự" của Vương Duy
+ "Dạ biệt Vi Tư sĩ" của Cao Thích
+ "Bi Thanh Bản" của Đỗ Phủ
+ "Bả tửu vấn nguyệt" và Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng lăng" của Lý Bạch
+ "Hành quân cửu nhật tư Trường An cố viên" của Sầm Tham
+ "Hoàng Hạc lâu" của Thôi Hiệu

- Chỉ 1 bài là "Dã vọng" của Vương Tích với 2 dòng thơ có cấu trúc câu khác với "Thơ Đường" nhưng về nội dung cơ bản cũng hoàn toàn giống nhau.

Từ những con số thống kê trên, nếu nhìn nhận theo quan điểm Kiều Mai Sơn, thì "thivien.net" và Lê Nguyễn Lưu mắc tội ĐẠO VĂN!

Chúng tôi xin khẳng định là KHÔNG! Tóm lại, các bản dịch nghĩa từ những thư tịch cổ, nhất là thơ Đường hầu hết đều do công lao các bậc túc nho ngày trước. Nó tương đối sát nghĩa so với văn bản gốc, và ổn định, được xem như một loại "từ điển dịch nghĩa" làm "sách công cụ" cho những người biên khảo và dịch thuật. Sử dụng các bản dịch ấy là hoàn toàn hợp pháp và hợp lý. Chính vì thế, "thivien.net" lấy các bản dịch nghĩa từ các nguồn mà không đề nguồn. "Thivien.net" chỉ ghi nguồn các bản dịch thơ của các bài thơ Đường đó. "Thivien.net" là một tàng thư lớn trên mạng rất hiểu "Luật Bản quyền". 

Vậy mà, có kẻ nào đó viết hàng trăm trang, so sánh từng chữ, làm hàng chục bảng thống kê, thì cũng không thể kết tội nhóm soạn giả Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông là đạo văn được.

Cuối cùng xin có đôi lời nhắn với bạn Kiều Mai Sơn. Hãy thận trọng khi hạ bút chê bai người khác. Cần phải xem lại năng lực của chính mình trước đã, nếu không sẽ rơi vào tình huống bi hài "gậy ông đập lưng ông".
Chí Linh, Kỷ Hợi, ngày lập xuân
Đ.V.S.
"
https://xuandienhannom.blogspot.com/2019/02/uong-thi-quoc-am-co-ban-mot-cong-trinh.html



1. Bài mới lên Fb của Đặng Văn Sinh

"


Đặng Văn Sinh
Ngày 28 tháng 12 năm 2018, trên trang điện tử báo "Nông nghiệp Việt nam" , tác giả Khải Mông (tức Kiều Mai Sơn) có bài viết với nhan đề "Đạo văn từ trang 'thivien.net' để in sách ĐƯỜNG THI QUỐC ÂM CỔ BẢN". Mới nhìn cái title, chưa cần đọc nội dung đã thấy có sự khiêu khích. Với sự kiện "động trời" này, rất có thể Kiều Mai Sơn chắc mẩm, cú đòn sấm sét đánh một phát chết ngay, Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông phải cúi đầu "tâm phục khẩu phục". 
Tuy chỉ là bài viết ngắn nhưng tác giả nêu ra hai vấn đề rất nghiêm trọng. Một là, phương pháp biên khảo thiếu khoa học "lộ cộ về phương pháp lẫn nội dung". Hai là, Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông đã lấy toàn bộ bản dịch trên trang "thivien.net" phục vụ cho thao tác dịch nghĩa cuốn sách "Đường thi Quốc âm cổ bản" (ĐTQÂCB). Về điểm hai, để cho chắc ăn, Kiều Mai Sơn còn kéo cả Tiến sĩ Nguyễn Phúc Anh (Đại học KHXHXH&NV) cùng Thạc sĩ Lê Huy Hoàng (ĐHSPII Hà Nội) "tham chiến" như một sự viện trợ đắc lực về học thuật. Nguyễn Phúc Anh còn cất công làm một phép toán thống kê số học so sánh giữa ĐTQÂCB với "thivien.net" về tỷ lệ phần trăm những từ, ngữ, câu giống nhau để khẳng định "đạo văn" là chuyện không thể chối cãi.
Vậy sự thật như thế nào? Với tư cách là người từng đọc khá kỹ ĐTQÂCB, kể cả cuốn tái bản cuối năm 2017 (nhóm làm sách đã chỉnh sửa sai sót, bổ sung tư liệu cho chính xác, nhưng Kiều Mai Sơn vẫn căn cứ vào cuốn xuất bản lần đầu để chỉ trích), chúng tôi nhận xét, đây là một công trình biên khảo nghiêm túc về học thuật. Hai tác giả chẳng những đã dảnh thời gian và tâm huyết sưu tầm, biên soạn một cuốn sách quý hiếm giúp cho bạn đọc hiểu thêm về khả năng sử dụng chữ Nôm của tiền nhân, mà còn góp phần nâng cao năng lực thẩm mỹ qua những bản dịch độc đáo bởi ngọn bút tài hoa của những bậc cự nho như Trần Tế Xương, Dương Khuê...
Cho nên, chẳng có gì phải bàn cãi về trình tự biên khảo cuốn sách này, bởi:
1- Ngay trên bìa sách đã ghi: Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông SƯU TẬP và BIÊN DỊCH. Cách ghi như vậy, xác định ngay sách có phần sưu tập (phần dịch nghĩa, chú giải) và biên dịch (phần thơ dịch bằng chữ Nôm).
Lại nữa, ngay tên sách là "Đường thi Quốc âm cổ bản" cũng đã nói lên rằng: Cuốn sách công bố các bản dịch cổ, là các bài dịch thơ Đường ra chữ Nôm. Vì vậy, đóng góp và cũng phần quan trọng nhất của cuốn là ở việc phát hiện và PHIÊN DỊCH NÔM 279 BÀI DỊCH NÔM THƠ ĐƯỜNG SANG CHỮ QUỐC NGỮ. Đó là một kho văn tự quý hiếm mà từ trước đến nay chưa từng có ai công bố thành một cuốn sách. 
Đường thi quốc âm cổ bản được hình thành từ sáu (6) cuốn sách viết tay đang được lưu giữ tại Viện nghiên cứu Hán Nôm. Đây là những thư tịch quý, độc bản, thủ bút của các nhà nho lưu lại cho hậu thế. Sáu cuốn sách đó là 
- "Đường thi thất tuyệt diễn ca phụ tạp văn" (唐詩七絕演歌附雜文)
- "Đường thi trích dịch" (唐詩摘譯譯)
- "Đường thi hợp tuyển ngũ ngôn luật giải âm (唐詩合选五言律解)
- "Đường thi tuyệt cú diễn ca" (唐詩絕句演歌
- "Đường thi Quốc âm" (唐詩國音)
- "Túy hậu nhàn ngâm tập" (醉後閑吟集) 
Tổng số thơ Đường trong sáu tập cổ thi là 222 bài của 85 tác giả, được dịch sang Quốc âm (ghi âm bằng chữ Nôm) thành 279 bài. Một điều đáng chú ý nữa là, một số bài thơ Đường có dến 2 hoặc 3 bản dịch đều được nhóm biên soạn đưa vào ĐTQÂCB nhằm cung cấp cho bạn đọc cái nhìn đa chiều về sự cảm thụ và phong cách cách dịch cổ thi của các nhà nho thời cận hiện đại.
Để bảo đảm tính chính xác, trước khi bắt tay vào biên khảo, Nguyễn Xuân Diện cùng Trần Ngọc Đông đã hiệu đính văn bản gốc bằng cách so sánh đối chiếu với nguyên tác "Toàn Đường thi" (全唐詩) 25 quyển, do Trung Hoa thư cục, Bắc Kinh xuất bản năm 2003. Như vậy, về mặt văn bản, các tác giả đã có trong tay những tư liệu gốc. Các thao tác được tiến hành đúng như đã trình bày trong "Khảo luận văn bản Đường thi Quốc âm" và "Phàm lệ". Phần "Phàm lệ" cũng được nói rất rõ qua 5 mục mà mục 3 là quan trọng nhất về nguyên tắc trình bày như phiên âm, dịch nghĩa, ghi chú, dịch thơ Nôm và cuối cùng là khảo dị.
Tuy nhiên, sự đóng góp quan trọng nhất của ĐTQÂCB vẫn là phần khảo sát, nhận diện, hiệu đính và chuyển dịch văn bản chữ Nôm Đường thi sang văn bản chữ Quốc ngữ Đường thi của Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông. Làm được việc này là cả một quá trình gian khổ, nhọc nhằn. Phải là người có trình độ Hán học chuyên sâu, biết một số lượng chữ Nôm đủ để đọc và viết mới có thể tiếp cận các văn bản viết tay bằng thứ chữ vốn rất xa lạ với hầu hết người Việt thời nay. Chẳng những thế, chữ Nôm lại là thứ văn tự phái sinh của chữ Hán. Cho nên, muốn biết chữ Nôm (喃), trước hết phải biết chữ Hán (漢). Rất nhiều chữ, nếu không nói là đa số, viết bằng chữ Hán nhưng lại đọc theo âm Việt, thậm chí cùng một tự dạng có đến hai, ba cách phát âm. Chính vì thế, chừng nào chưa tìm ra được nguyên tác "Đoạn trường tân thanh" do chính Nguyễn Du chấp bút, thì việc tranh luận về văn bản Kiều không bao giờ đến hồi kết thúc. Chữ Nôm không ổn định về mặt cấu trúc như vậy, nên từ xưa dân gian đã có câu "Nôm na là cha mách qué" cũng có cái lý của nó.
Công lao đáng ghi nhận thứ hai của nhóm là ĐTQÂCB là cung cấp cho bạn đọc những bản dịch thơ Đường với nhiều phong cách khác nhau của những dịch giả nổi tiếng nửa cuối thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX như Tú Xương, Dương Lâm, Đông Sơn cư sĩ... Trong số dịch giả này, Trần Tế Xương là tay lãng tử, dùng chữ Nôm như thần. Mỗi bản dịch của ông là một bài Đường thi hoàn chỉnh, tuyệt đẹp mang tư tưởng, tâm hồn và phong cách của một thi nhân cao đạo, đầy khí phách những cũng thật đa cảm, đa tình. Không thoát ly nguyên tác nhưng Tú Xường có thể đảo vị trí các câu thơ, cụ thể hóa các điển cố, làm mềm hóa các khái niệm trừu tượng để tạo thành một bản dịch đầy chất lãng mạn, trữ tình, đem đến cho chúng ta những cảm nhận mới lạ sau khi đọc lại nguyên tác.
Hãy lấy bài "Tống hữu nhân" của Lý Bạch làm ví dụ. Chúng tôi xin dẫn ra đây cả nguyên tác, phần dịch nghĩa và các bản dịch thơ để bạn đọc tham khảo:

送友人
李白
青山橫北郭,
白水遶東城。
此地一為別,
孤蓬萬里征。
浮雲遊子意,
落日故人情。
揮手自茲去,
蕭蕭班馬鳴。
Phiên âm: 
Tống hữu nhân

Thanh sơn hoành bắc quách,
Bạch thuỷ nhiễu đông thành.
Thử địa nhất vi biệt,
Cô bồng vạn lý chinh.
Phù vân du tử ý,
Lạc nhật cố nhân tình.
Huy thủ tự tư khứ,
Tiêu tiêu ban mã minh.



Dịch nghĩa:

Núi xanh nằm chắn ngang vòng thành ngoài ở phía bắc,
Nước trắng uốn quanh khu thành ở phía đông.
Nơi đây một khi đã chia tay nhau,
Thì như cỏ bồng lẻ loi trôi xa muôn dặm.
Lòng lữ khách như áng mây trôi,
Tình bạn cũ (sầu) như bóng chiều tà.
Vẫy tay tiễn, chia ly từ đây,
Tiếng bầy ngựa kêu rền rĩ không dứt.

Bản dịch của Tản Đà:
Chạy dài cõi Bắc non xanh, 
Thành Đông nước chảy quanh thành trắng phau.
Nước non này chỗ đưa nhau,
Một xa, muôn dặm biết đâu cánh bồng!
Chia phôi khác cả mối lòng,
Người như mây nổi, kẻ trông bóng tà.
Vẫy tay thôi đã rời xa,
Nhớ nhau tiếng gựa ghe mà buồn teo.
(Thơ Đường, tập II, tr.53-54, NXB Văn học, 1987)

Bản dich của Khương Hữu Dụng:
Cửa Bắc non ngăn lại,
Thành Đông nước uốn theo
Một lìa non nước ấy,
Muôn dặm cánh bồng veo!
Du tử: lòng mây nổi,
Cố nhân: tình bóng chiều.
Vẫy ta từ đây biệt,
Tiếng ngựa não nùng reo.
(Thơ Đường, tập II, tr.53-54, NXB Văn học, 1987)

Bản dịch của Tú Xương:
Núi đá xanh lồng ngang cõi Bắc,
Nước khe trắng lộn dọc thành Đông.
Tiễn đưa rượu chuốc vài ba chén, 
Thênh thểnh buồm bay mấy dặm sông. 
Mây biếc tơi bời người có ý,
Chiêng vàng chênh chếch kẻ thêm lòng.
Ngậm ngùi thay lúc phân kỳ đó,
Sang sảng nhạc vàng tiếng ngựa giong.
(ĐTQÂCB, tr. 247-249)

Một bài nữa là "Tại ngục vịnh thiền" của Lạc Tân Vương thời Sơ Đường cũng được Trần Tế Xương chuyển dịch từ thể ngũ ngôn bát cú sang thất ngôn bát cú khá là nhuần nhuyễn, đồng thời khắc họa được tâm trạng u uẩn của tác giả ở trong ngục khi nghe tiếng ve kêu báo mùa thu:
在獄詠蟬
駱賓王
西陸蟬聲唱,
南冠客思深。
不堪玄鬢影,
來對白頭吟。
露重飛難進,
風多響易沉。
無人信高潔,
誰為表予心?

Phiên âm:
Tại ngục vịnh thiền
Tây lục thiền thanh xướng,
Nam quan khách tứ thâm.
Bất kham huyền mấn ảnh,
Lai đối bạch đầu ngâm.
Lộ trọng phi nan tiến,
Phong đa hưởng dị trầm.
Vô nhân tín cao khiết,
Thuỳ vị biểu dư tâm?



Dịch nghĩa:

Tiếng ve mùa thu kêu rộn rã,
Tâm tư của người khách tù sâu thẳm.
Không chịu được việc soi nhìn hai hàng tóc mai đen,
Mà lại ngân nga với mái đầu bạc.
Sương trĩu nặng, khó bay lên được,
Gió thổi nhiều, dễ là âm hưởng trầm xuống.
Nhưng không ai biết sự cao khiết của ve sầu,
Nên ai sẽ là người thay ta giãi tỏ tấm lòng mình?

Bản dịch của Tương Như:
Thu đến, ve kêu tiếng,
Trong lao khách nhớ nhà.
Xót xa khi cánh mỏng,
Than vãn trước đầu phơ.
Sương nặng bay khôn nổi,
Gió to, giọng dễ nhòa.
Thanh cao không kẻ biết,
Ai ngỏ giúp lòng ta?
(Thơ Đường, tập I, tr.29-30, NXB Văn học, 1987)

Bản dịch của Tú Xương:
Tiếng ve đường rộn bóng thu qua,
Nghĩ nỗi Nam cung(1) cũng thiết tha.
Đen tóc chửa nên soi bóng dáng, 
Bạc đầu từng lúc nhớ ngâm nga.
Dẫu bay sương nặng nào hay đến,
Muốn nói gió nhiều dễ thấu xa. 
Ai biết cái ve ăn ở sạch, 
Mà đem trinh bạch giãi lòng ta.
(ĐTQÂCB, tr. 42-44)

Chú thích của nhóm biên khảo: Chữ "Nam cung" viết nhầm, đúng ra phải là "Nam quan" (mũ phương nam)
2 - Quy cách và thao tác biên soạn cuốn sách đã nói rõ trong "Phàm lệ". Riêng mục 3, trang 21 đã nói rõ phần dịch nghĩa tham khảo từ sách nào, sách nào. Các thao tác ở "Phàm lệ" đều ghi rõ ràng, đầy đủ.
Theo thông lệ, các bản dịch nghĩa thơ cổ Trung Hoa và Việt Nam, "thivien.net" cũng lấy từ nhiều nguồn nhưng không ghi nguồn. Nhưng phần dịch ra thơ thì tất cả đều được ghi nguồn khá nghiêm nhặt. Đây là điều mà bất cứ ai làm về văn học đều hiểu. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, việc biên dịch thơ cổ vẫn được tiến hành như vậy. Ngay cả hai tập "Thơ Đường" do Nhà xuất bản Văn học in năm 1960 và tái bản năm 1987 cũng chỉ ghi người dịch thơ chứ không ghi tên người dịch nghĩa. Mặc dù những người dịch nghĩa cho hai tập này ít hơn số người dịch thơ. 
3. Trong các tài liệu tham khảo có ghi rõ lấy từ mạng "thivien.net". Đây là trang mạng có sưu tập về thi ca rất đồ sộ, có thể nói là lớn nhất trong các trang mạng tiếng Việt về thơ, do sự đóng góp bất vụ lợi của hàng vạn người yêu thơ trên khắp thế giới. 
Bản dịch nghĩa thơ Đường ở "Thivien.net" cũng lấy từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó lớn nhất là từ "Đường thi tuyển dịch của Lê Nguyễn Lưu" (2 tập, Nxb Thuận Hóa, 1997, 1844 trang). 
222 bài thơ Đường có bản dịch ra thơ chữ Nôm đều đã có bản dịch nghĩa đã được in trong sách, và đã được đưa lên mạng Internet rồi, thì việc các soạn giả sử dụng là một việc làm rất bình thường. Không lẽ lại ngồi dịch lại 222 bài thơ đó hay sao(?!)
Trong bài viết của mình, Kiều Mai Sơn còn dẫn cả "Từ điển Hoàng Phê", mục từ "Đạo văn" nhằm chứng minh về mặt pháp lý Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông "ăn cắp" các bản dịch của "thivien.nét" phục vụ cho ĐTQÂCB. Chúng tôi thừa nhận, "Từ điển Hoàng Phê" viết đúng, nhưng Kiều Mai Sơn đã bé cái lầm. Kiểu kết luận hằn học, chắc như đinh đóng cột của tác giả đầy tai tiếng này hóa ra lại rơi vào tình thế bi hài bởi cái sự "dốt". 
Đọc bài báo, chúng tôi biết chắc cả Kiều Mai Sơn, Nguyễn Phúc Anh và Lê Huy Hoàng đều không biết chữ Hán nên mới làm những việc "gậy ông lại đập lưng ông". 
Với các bậc tiền nhân được học hành bài bản như Nguyễn Khuyến, Trần Bích San, Dương Khuê hay Trần Tế Xương, thậm chí ngay cả các ông đồ ngồi dạy học, ở làng quê, từng vác lều chõng đi thi, chữ Hán được coi như bản ngữ. Họ đọc thông viết thạo, am hiểu lịch sử và nắm chắc điển cố, có khi nói chuyện với nhau cũng bằng "Văn Ngôn". Chỉ đến năm 1919, khi mà Toàn quyền Đông Dương ra sắc lệnh bỏ các kỳ thi chữ Hán, chuyển sang chữ Pháp và Quốc ngữ, văn hóa Hoa Hạ mới không còn chỗ đứng trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Kể từ đây, mọi thư tịch bằng thứ chữ khối vuông của người Tàu đều phải thông qua công đoạn "phiên dịch". Vào buổi giao thời nửa đầu thế kỷ XX, một số nhà nho kiêm nhà thơ đã làm được việc dịch nghĩa thơ Đường sang chữ Quốc ngữ. Dịch nghĩa rất khó, rất quan trọng nhưng hầu như không nhà nho nào để lại danh tính, vì thế, việc xác định bản quyền ở đây là không thể. Nói cách khác, tất cả các bản dịch nghĩa thơ Đường đều giống nhau cơ bản về nội dung, sự khác biệt chỉ là cách dùng từ, trật tự ngữ pháp hoặc thêm bớt một vài từ cho rõ nghĩa mà thôi.
Nhằm hạ nhục Nguyễn Xuân Diện, Kiều mai Sơn thông qua Nguyễn Phúc Anh làm bản thống kê so sảnh tỷ lệ giống nhau các bản dịch trong ĐTQÂCB với "thivien.net", "có đến 197 bài sao chép phần dịch nghĩa đăng tải trên trang "thivien.net" trước năm 2017 với tỷ lệ trùng lặp từ 41% đến 100%. Có 86 bài dịch nghĩa sao chép từ 90% trở lên, chỉ có 4 bài sao chép dưới 50%"(hết trích). Thế nhưng, Kiều Mai Sơn không biết rằng phần lớn các bản dịch trên "thivien.nét" lại lấy từ rất nhiều nguồn khác nhau, trong đó có "Thơ Đường" 2 tập do NXB Văn học in năm 1960 và tái bản năm 1987. Tuy rất dị ứng với cái chuyện thống kê nhảm nhí trên, nhưng nếu Kiều Mai Sơn đã thích "chơi" chúng tôi cũng xin chiều.
Để làm công việc này chúng tôi đã tìm được "Đường thi tuyển dịch" (Lê Nguyễn Lưu dịch, NXB Thuận Hóa ấn hành vào năm 1999); "Thơ Đường" tập I và II, nhiều tác giả dịch (NXB Văn học, in lần thứ hai, 1987); "Đường thi" (Ngô Tất Tố dịch, in lần thứ hai, NXB Khai Trí, Sài Gòn, 1961); "Đường thi" (Trần Trọng Kim dịch, NXB Hội Nhà văn, 2003); "Đường thi" (Trường Xuân Phạm Liễu dịch, NXB Văn khoa, Sài Gòn, 1972). Chọn một cách ngẫu nhiên các bản dịch trên "thivien.net" chúng tôi chợt giật mình. Hóa ra, tất cả những bản dịch này đều được khai thác một cách triệt để từ 5 bộ sách trên, trong đó có một tỷ lệ rất lớn số bài giống nhau đến từng dấu chấm, dấu phẩy. Nếu những ai đó còn nghi ngờ xin hãy chịu khó đọc. Sách không biết nói dối. Chỉ có những đầu óc bệnh hoạn, hoang tưởng mới nghĩ thiên hạ cũng có tâm địa như mình. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đưa ra một số so sánh giữa "thivien.net" (trong đó có Lê Nguyễn Lưu) với "Thơ Đường" tập I và II do NXB Văn học ấn hành năm 1987 để bạn đọc tham khảo. "Thơ Đường" tập I tuyển chọn 90 tác giả với 202 bài, tập II dành cho 3 tác giả là Lý Bạch, Đỗ Phủ và Bạch Cư Dị với 154 bài. Cách làm là chọn ngẫu nhiên 31 bài, chủ yếu nằm trong tập I. Sau khi tiến hành khảo sát, được kết quả như sau: 
- 22 bài trong thivien.nét giống 100% của "Thơ Đường", đạt tỷ lệ 70%. Cụ thể như sau:
+ "Xich Bích hoài cổ và "Mã Ngôi" của Lý Thương Ẩn
+ "Ẩm tửu khán mẫu đơn", "Thạch Đầu thành", "Ô Y hạng" của Lưu Vũ Tích
+ "Giang tuyết" của Liễu Tông Nguyên
+ "Kim lũ" của Đỗ Thu Nương
+ "Hoài thượng biệt hữu nhân" của Trịnh Cốc
+ "Tương tư", "Tây cung xuân oán" của Vương Duy
+ "Tòng quân hành" của Lệnh Hồ Sở
+ "Thục trung cửu nhật" của Vương Bột
+ "Đảo y thiên", "Nhạc Dương lâu" và "Hỷ vũ" của Đỗ Phủ
+ "Ô thê khúc" của Lý Bạch
+ "Tây Sơn tầm Tân Ngạc" của Mạnh Hạo Nhiên
+ "Trường Can hành" của Thôi Hiệu
+ "Yến thành Đông trang" của Thôi Huệ Đồng
+ "Vọng nguyệt hoài viễn" của Trương Cửu Linh 
+"Bạc Tần Hoài" và "Thanh minh" của Đỗ Mục
- 8 bài nội dung giống hệt "Thơ Đường", chỉ khác đôi chút về từ ngữ và đảo trật tự cú pháp (95%), chiếm tỷ lệ 26%:
+ "Đề Đô thành nam trang" của Thôi Hộ
+ "Quá Hương Tích tự" của Vương Duy
+ "Dạ biệt Vi Tư sĩ" của Cao Thích
+ "Bi Thanh Bản" của Đỗ Phủ
+ "Bả tửu vấn nguyệt" và Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng lăng" của Lý Bạch
+ "Hành quân cửu nhật tư Trường An cố viên" của Sầm Tham
+ "Hoàng Hạc lâu" của Thôi Hiệu
- Chỉ 1 bài là "Dã vọng" của Vương Tích với 2 dòng thơ có cấu trúc câu khác với "Thơ Đường" nhưng về nội dung cơ bản cũng hoàn toàn giống nhau.
Từ những con số thống kê trên, nếu nhìn nhận theo quan điểm Kiều Mai Sơn, thì "thivien.net" và Lê Nguyễn Lưu mắc tội ĐẠO VĂN!
Chúng tôi xin khẳng định là KHÔNG! Tóm lại, các bản dịch nghĩa từ những thư tịch cổ, nhất là thơ Đường hầu hết đều do công lao các bậc túc nho ngày trước. Nó tương đối sát nghĩa so với văn bản gốc, và ổn định, được xem như một loại "từ điển dịch nghĩa" làm "sách công cụ" cho những người biên khảo và dịch thuật. Sử dụng các bản dịch ấy là hoàn toàn hợp pháp và hợp lý. Chính vì thế, "thivien.net" lấy các bản dịch nghĩa từ các nguồn mà không đề nguồn. "Thivien.net" chỉ ghi nguồn các bản dịch thơ của các bài thơ Đường đó. "Thivien.net" là một tàng thư lớn trên mạng rất hiểu "Luật Bản quyền". 
Vậy mà, có kẻ nào đó viết hàng trăm trang, so sánh từng chữ, làm hàng chục bảng thống kê, thì cũng không thể kết tội nhóm soạn giả Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông là đạo văn được.
Cuối cùng xin có đôi lời nhắn với bạn Kiều Mai Sơn. Hãy thận trọng khi hạ bút chê bai người khác. Cần phải xem lại năng lực của chính mình trước đã, nếu không sẽ rơi vào tình huống bi hài "gậy ông đập lưng ông".

Chí Linh, Kỷ Hợi, ngày lập xuân
Đ.V.S.
"

https://www.facebook.com/daothaivan/posts/2011918992248878




0.2. Một số bài từ Blog NXD

"

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018



VẠCH MẶT TÊN CHỈ ĐIỂM, ĐIẾM BÚT, BƯNG BÔ KIỀU MAI SƠN




Kiều Mai Sơn - tức Kiều Văn Khải, làm việc ở báo Nông nghiệp Việt Nam. 
Ảnh: Blog Lê Thiếu Nhơn

Lời dẫn: 

CHỈ MẶT TÊN CHỈ ĐIỂM, ĐIẾM BÚT, BƯNG BÔ 
KIỀU MAI SƠN (BÁO NÔNG NGHIỆP VN)

Đây là Kiều Mai Sơn - tức Kiều Văn Khải, làm việc ở báo Nông nghiệp Việt Nam. Nhiều năm qua học giới tỏ ra quan tâm đến các bài của Kiều Mai Sơn dọn vườn các cuốn sách, đưa ra các tài liệu quý hiếm nằm trong các văn khố. Tuy nhiên, khác với người có học thông thường, Kiều Mai Sơn lấy việc bêu riếu, thổi phồng, dựa vào câu chuyện nghe được rồi thêm thắt để người đọc hiểu sai chuyện, và nâng quan điểm các sai sót ấy, và coi đó là một thú vui bệnh hoạn, một niềm vui độc ác. Nhiều cuốn sách vì vậy mà bị thu hồi và đình bản: Một Cơn Gió Bụi (Trần Trọng Kim), Miếng Ngon Hà Nội (Vũ Bằng), Thơ của Trần Nhuận Minh; hạ bệ Tân Nam tử Nguyễn Văn Vĩnh v.v. Vì vậy anh em trong học giới đã nhận ra và gọi rõ đây là một tên chỉ điểm, điếm bút.

Về nhân dạng, ai cũng nhận thấy Kiều Mai Sơn mặt dơi tai chuột, mang tâm địa tiểu nhân, đểu cáng. Mắt không dám nhìn thẳng, đi đâu cũng lấm lét như mắt rắn ráo. Cả làng báo không ai chơi. Nửa làng học thuật đã nhận ra là đồ phản phúc, loại nhai đàm hạng ngữ (kiểu đầu đường xó chợ), nghe hơi nồi chõ (như việc phát hiện các lỗi ở Đường Thi Quốc Âm Cổ bản là do người khác, và nhiều anh em Hán Nôm cũng xác nhận có nhiều lỗi bắt chưa đúng, nhiều trường hợp là tác giả không sai nhưng chưa chú thích rõ), hại biết bao nhiêu người, nên người ta không dây vào, trừ một số người chưa nhận ra hắn. 



Riêng đối với Nguyễn Xuân Diện, từ vài năm nay Kiều Mai Sơn được lệnh từ ai đó thường xuyên (hoặc một mình, hoặc đi với kẻ "lạ"), qua lại Đường Lâm, lân la nơi đầu chợ cuối thôn để điều tra về nhân thân, gia đình của Nguyễn Xuân Diện, nhưng đến nay, anh ta đã thất bại hoàn toàn vì không tìm thấy bất cứ tỳ vết gì của gia đình cũng như cá nhân Nguyễn Xuân Diện. 

Sinh ra làm người, được cha mẹ cho ăn học, giao du với chỗ chữ nghĩa, trong nhà có sách, nhưng Kiều Mai Sơn không phải là một trí thức đúng nghĩa. Vì vậy, xin anh em không cần phí nhời với anh ta nữa, hãy quan sát và trải nghiệm.
___________________________
.
Bài của TS Chu Mộng Long, về cuốn Đường thi Quốc âm cổ bản có đoạn: "Một quyển sách dù công phu mấy cũng không tránh khỏi sai sót. Tôi tin các tác giả luôn cầu thị lắng nghe sự góp ý. Và hiển nhiên cũng không vui khi bị kẻ tiểu nhân bới lông tìm vết để chỉ trích, hạ bệ".

Thì đây, đã có ví dụ ngay về "kẻ tiểu nhân bới lông tìm vết để chỉ trích, hạ bệ": Kiều Mai Sơn (Kiều Văn Khải), Báo Nông nghiệp Việt Nam.Chúng ta hãy xem Kiều Mai Sơn viết về một ấn phẩm cổ thi như thế nào?
Son Kieu Mai

TIẾN SĨ NGUYỄN XUÂN DIỆN – BỊT TAI TRỘM CHUÔNG 

& LƯU MANH HỌC THUẬT

Ông Nguyễn Xuân Diện, SN 1970, tại Phụ Khang, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Tây (Vì thế tôi học theo các cụ xưa gọi là Nghè Phụ Khang. Đồng thời, tôi cũng ra vế đối là: MẶT PHỤ KHOA NGHÈ PHỤ KHANG, đang chờ đối lại). Ông Diện bảo vệ Luận án Tiến sĩ năm 2007. Hiện ông là Phó Trưởng phòng tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện được xã hội biết đến là một nhà đấu tranh dân chủ và chuyên gia nghiên cứu văn hóa truyền thống. Vừa mới đây, ông được bầu là Chánh Thanh tra nhân dân Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ông Nguyễn Xuân Diện hăm hở đấu tranh cho dân chủ và liêm chính học thuật ngoài xã hội nhưng bản thân ông thì thể hiện là một kẻ LƯU MANH HỌC THUẬT trong cuốn sách xuất bản mới đây có tên gọi “Đường thi quốc âm cổ bản” – NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (2017) mà ông đứng tên Sưu tập và biên dịch cùng ông Trần Ngọc Đông.

BỊT TAI TRỘM CHUÔNG (Yểm nhĩ đạo linh - 掩耳盜鈴)


1/ Tại nước Tấn vào thời Xuân Thu, khi họ Phạm bị Trí Bá truy đuổi, có một kẻ muốn nhân cơ hội này đến nhà họ Phạm để trộm một cái chuông lớn.

Lúc đầu tên trộm muốn vác cái chuông lên lưng nhưng nó quá lớn và quá nặng, không có cách gì xê dịch được. Hắn ta tìm được một cái búa to và nghĩ ra một cách là đập bể cái chuông thành từng mảnh, như vậy mới xách về được.

Tên trộm cố sức nện vào chuông một cái, thì “boong” một tiếng cực to, khiến hắn giật nảy cả mình. Chuông kêu như vậy chẳng phải đang thông báo với người khác là hắn ta đang ăn trộm ở đây hay sao? Thế là tên trộm nút tai mình lại, nghĩ rằng: mình không nghe thấy thì người khác cũng chẳng nghe ra.

Hắn ta vừa bịt tai vừa đập chuông thật mạnh, từng tiếng từng tiếng vang xa, mọi người nghe thấy liền ùn ùn kéo đến.

Người đời sau biến câu chuyện này thành câu thành ngữ châm biếm về thói giả dối, với ngụ ý rằng người đang nói dối cứ nghĩ rằng bản thân thông minh, người khác không thể biết được. Thật ra khi đang dối người, thì cũng là đang tự lừa mình vậy.
Đoạn trên được trích lại từ link này: https://epochtimesvietnam.wordpress.com/…/yem-nhi-dao-linh…/


2/ Khi cuốn sách “Đường thi quốc âm cổ bản” ra đời và nộp lưu chiểu quý 1/2017, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện hùng hồn tuyên bố: - Nếu ai tìm ra được 5 lỗi trong cuốn sách thì tôi sẽ đình bản và tái bản lại sách ngay lập tức.


Một lễ ra mắt sách được tổ chức tại đường sách Nguyễn Văn Bình ngày 8/2/2017. Nhà xuất bản mời 2 vị soạn giả vào để giới thiệu sách. (Mời quý vị xem link này: https://tuoitre.vn/duong-thi-quoc-am-co-ban-bat-ngo-tu-xuon…)

Anh Nguyễn Quang Duy và anh Lê Huy Hoàng là hai bạn trẻ có biết Hán Nôm, khi đọc cuốn sách này đã rất ngạc nhiên vì nhiều lỗi sai rất phổ thông. Ví dụ như trang 482, tiểu sử của Tiền Hủ thì ghi ông là con của SỬ bộ thượng thư Tiền Huy đời Đường. Trong Lục bộ thượng thư thì chẳng có bộ nào có tên gọi bộ SỬ. Thì ra đó là bộ LẠI.

Anh Nguyễn Quang Duy đã chuyển cho tôi xem cuốn sách “Đường thi quốc âm cổ bản”. Sách dày 540 trang, khổ 16x24cm, in 1.500 cuốn, giá bìa 170.000 đồng. Tôi chỉ tính từ trang 25 đến trang 490 là phần nội dung. Với 465 trang này, anh Nguyễn Quang Duy chỉ ra hơn 500 lỗi. Đặc biệt là sao chép từ trang Thivien.

Khi anh Lê Huy Hoàng và anh Nguyễn Quang Duy đưa thông tin này lên facebook thì Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nổi khùng. 

Tôi trao đổi thông tin này với bà Đinh Thị Thanh Thủy, Giám đốc NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh đề nghị đơn vị cấp phép “Đường thi quốc âm cổ bản” cho biết ý kiến. Bà Thủy đã trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì ông Diện nói: Trang 21 cuốn sách có ghi khi dịch nghĩa chúng tôi có tham khảo Thivien. Tham khảo và sao chép – ĐẠO VĂN – là hai việc rất khác nhau. Soạn giả quả đúng là BỊT TAI TRỘM CHUÔNG.

LƯU MANH HỌC THUẬT

(Tôi mượn cụm từ này trong bài viết giới thiệu cuốn sách "Đường thi quốc âm cổ bản" trên blog của bác Chu Mộng Long

Tham khảo là như thế nào? Ông Nguyễn Quang Duy dẫn ra những trang sách coppy 95% đến 100% trang Thivien. Ông Lê Huy Hoàng nói: “Tham khảo là chép 90% nội dung thì em miễn bình. Với lại, trên đời này, lù lù là 1 thằng làm khoa học, thì không thằng nào làm sách theo kiểu tham khảo 1 trang web, trừ phi lấy nội dung trang web làm đối tượng nghiên cứu. Những luận văn nào mà ghi nguồn tham khảo là thivien.net chẳng hạn, thì sẽ liệt vào hàng luận văn lôi ra… lót nồi”. 

Còn tôi gọi đây là hành động LƯU MANH HỌC THUẬT.

Tút này, tôi học ông Brian Wu xin phép được dẫn lại câu ông vẫn thường viết cuối mỗi bài: “Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks”./.




__________________ 

Một số lỗi đã được soạn giả chỉnh sửa khi tái bản (quý III - 2017).
Ví dụ tương ứng như 3 ảnh trên (chụp từ bản in lần đầu quý I - 2017):





Lời bình luận của độc giả về bài viết của Kiều Mai Sơn: 

Phùng Hoài Ngọc Tôi cũng đã theo dõi các stt của nhà báo KMS về cuốn sách của Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông (Đường thi quốc âm cổ bản). Ngay đầu sách, hai soạn giả đã nói rõ dịch nghĩa tham khảo từ sách nào và cả của thivien.net. Vậy mà Kiều Mai Sơn kết luận là đạo văn, lưu manh học thuật là không thích đáng. Hơn nữa, KMS che giấu trang in ở Phàm lệ (quy tắc biên soạn) mà hai soạn giả đã nói rõ thì chưa được đàng hoàng mấy.

Thứ hai, Sách ĐƯờNG THI Cổ BảN ra từ tháng 1 năm 2017, sau đó sách đã được tái bản ngay sau mấy tháng (quý 3) và hai soạn giả đã sửa những lỗi sai, hiệu chỉnh lại bản dịch nghĩa một số bài, vậy mà KMS cứ đem bản in lần đầu ra để chỉ trích thì không được quân tử cho lắm.

Tôi nghĩ nghề làm báo bây giờ lắm thị phi, làm sao cố gắng tối đa tránh cảm tính. Tránh lời nói ác khẩu, miệt thị lẫn nhau cạn tàu ráo máng, bạn đọc bị phản cảm. Mong nhà báo bình tâm hơn. 

Đoàn Lê Giang Anh Diện cho một lời cho ngay. Sai thì nhận lỗi, sai do đâu thì giải thích thêm. Nếu coi đây là tai nạn nghề nghiệp (tại thằng đánh máy) thì cũng thẳng thắn mà rút kinh nghiệm. Nói gì thì nói anh Diện cũng là một chuyên gia Hán Nôm.

  • Chu Mộng Long Tôi đánh giá công lao nằm ở sự đối chiếu liên văn bản, giữa bản Hán (Đường thi) và bản Nôm (bản dịch của các nhà thơ Việt). Bản Nôm thì nằm ở Viện Hán Nôm. Còn bản Hán thì ắt phải copy ở đâu đó chứ chẳng lẽ tự tạo ra. Có điều các tác giả phải chua nguồn.
  •  
  • Đoàn Lê Giang Thi Viện cũng là 1 trang copy, vì vậy nguồn không là Thi Viện được. Phải chỉ ra nguồn của Thi Viện nữa. Thơ Đường thì đầy các trang mạng TQ.
  •  
  • Chu Mộng Long Điều nữa, Thi viện không hẳn là trang web tồi. Trang này cũng dựa vào nhiều nguồn. Cách dịch của họ có nhiều chỗ không ổn. Nhưng các sách Đường thi khác cũng vậy thôi. Nếu các tác giả chua nguồn đàng hoàng thì không phải tranh cãi gay gắt.
  •  Nguyễn Xuân Diện: Việc tham khảo từ sách vở và thivien.net, các soạn giả đã nói rất rõ tại bài Phàm Lệ ở trang 21 (cả bản in lần 1 và lần 2).


Phùng Hoài Ngọc Nếu được thì xin ông KMS cho biết ở lần xuất bản hai soạn giả đã chép bao nhiêu bài từ thi viên.net, chiếm bao nhiêu %? Và lần tái bản thì chép bao nhiêu bài, chiếm bao nhiêu %?.

Ông và các bác có biết là Thi vien.net chép bản dịch từ nhiều nguồn, trong đó có cả "Đường thi tuyển dịch" của Lê Nguyễn Lưu mà ko đề nguồn ? ... Mặt khác tôi thích nghe chuyện học thuật để được mở rộng tầm mắt mà các bác nói như "chém đinh chặt sắt" rất khó tiếp thu... Theo tôi nghĩ làm sách cổ tiếp thu người đi trước là lẽ thường, cơ bản là soạn giả có đóng góp thêm phần nào thì cũng đã nói rõ phần đó. 

Trung Manh mình đánh giá đây ko phải là 1 quyển sách có ISSN và cũng ko đại diện cho 1 thực thể khoa học nào đó 2 tác giả phải bỏ tiền túi ra in. Đã ko có ISSN thì góp ý nhẹ nhàng cho tác giả là được thôi mà. 

Phạm Lưu Vũ Bài này của Son Kieu Mai à? Thật thất vọng đấy. Anh vẫn tin Nguyễn Xuân Diện.
  • Son Kieu Mai Phạm Lưu Vũ: anh vẫn ca ngợi Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là người giỏi Hán Nôm nhất Viện Hán Nôm đấy thôi. Riêng về cuốn sách này thì các bản chụp không phải nguỵ tạo.
  • Phạm Lưu Vũ Son Kieu Mai Anh vẫn quý tấm lòng của NXD đối với đất nước. Dủ Diện từng chửi anh vì anh bênh vực 1 truyện ngắn, thì anh vẫn rất coi trọng chú Diện. Đối với anh, cái gì ra cái đó. Em không nên nặng lởi với Diện. Anh vẫn coi NXD là KẺ SĨ.
  •  Son Kieu Mai Phạm Lưu Vũ: vâng. Trong giới họ gọi tắt là XĨ DIỆN đấy anh ạ.
  •  Phạm Lưu Vũ Son Kieu Mai Đó là việc của bọn "giới" ấy. Không phải việc của anh. Em chớ có chạy theo bọn "giới" ấy nếu muốn trở thành người có trí tuệ..

Hoài Hương Đúng là vạch lá nhg kg phải tìm sâu mà làm cho lá rách mới chịu.Có sâu đâu mà tìm. Chỉ là kg làm đuoc thì phá cho hôi.
Pham Dung Nó là bưng bô đĩ bút. Sủa theo lệnh trên mà.
Nguyễn Hà Giang Thế là quá rõ qua các ý kiến của các vị học giả mới thấy ai là kẻ sỹ ai là tiểu nhân. Các Diện nói đúng, kẻ mặt dơi chỉ giỏi ăn đêm sợ ánh sáng.
Đặng Phước Kiều Mai Sơn là kẻ "bới lông tìm vết", "bới bèo ra bọ". Một cuốn sách dù nội dung hay mấy cũng có mắc lỗi, hạn chế vì tác giả cũng là con người chứ đâu phải thần thánh? Vả lại, phát hiện lỗi và chân tình sửa lỗi khác với kiểu tìm ra lỗi nhỏ rồi phóng đại lên để phủi bỏ giá trị của quyển sách! MKS là kẻ đã làm theo cách đạp đổ công lao người khác thì đúng là quá ư tiểu nhân! 

Trung Phamduy Dạng chó chuyên đi cắn trộm 

Tuan Truong Đúng là loại hạ cấp mất dạy, ngữ này mà là nhà phê bình văn học sao? 

Hồng Thắm Phạm Hắn là "nhà phê bình lý luận" mà ngôn từ dùng dung tục thế, đọc khó vào. Nguy hiểm với sự "định hướng" khi dùng tên này.
.
Trần Quang Tuyến tởm cái thằng phê bình văn học mặt mày cũng... sáng sủa nhưng đầu óc thì... tối sủa. Đọc bài viết chỉ thấy... sự công kích cá nhân, mạ lỵ, phỉ báng của hắn, chẳng thấy một tí gì gọi là phê bình.
.
Phạm Lan Hương Nghề nào cũng có đầy đủ hạng người, từ chân chính đàng hoàng đến hèn hạ bẩn thỉu..." Văn là người".Đọc "văn" của KMS đủ thấy sự hẹp hòi, hèn hạ..
.
Lão Hạc nhìn mặt thăng này tiểu nhân lắm!!!.
.
Hùng Vũ Việt KMS ăn nói hồ đồ, học thuật là phải có tranh luận song không thể dùng từ ngữ vô văn hóa như vậy được.
.
Hoài Tâm 1./. Như vậy, gọi Kiều Mai Sơn là điếm bút là... sai! Điếm trôn, là bán trôn nuôi miệng. Điếm bút là bán lương tâm của ngòi bút nuôi miệng! Ở đây, Sơn không chỉ bán bút nuôi miệng, mà còn bán đồng đội, bán thanh danh những người tử tế, bán đứng những tác phẩm hấp dẫn... để kiếm cái danh hão, kiếm mấy đồng nhuận bút còi..., thì phải gọi là Kền Kền mới đúng. Mà Kền Kền chuyên rình ăn xác thối; đây, những sinh linh sống tươi rói, như Một Cơn Gió Bụi (Trần Trọng Kim), Miếng Ngon Hà Nội (Vũ Bằng), Thơ của Trần Nhuận Minh... mà còn bị truyền cho một chất độc để hòng biến thành xác thối, để hòng kiếm ăn, thì nó còn khốn nạn hơn Kền Kền quá nhiều lần! 2./. Chẳng ai cấm ai phê bình văn của người khác. Song, muốn làm Nhà phê bình văn học, thì phải hơn người khác ít nhất một con chữ. Chả ai biết Kiều Mai Sơn là ai, mà cũng đi phê bình, bới xét để hạ cả Trần Trọng Kim, Vũ Bằng, Trần Nhuận Minh... là những cây đa trong làng văn, làng báo, thì quả gọi là chỉ điểm thì đúng hơn là "Nhà phê bình". Báo NNVN là tờ báo hướng dẫn KHKT NN cho nông dân, sao nay đi chệch hướng, sa đà vào chuyện văn chương chữ nghĩa làm gì mà bỏ cả tôn chỉ mục đích? Hay NNVN muốn vươn sang lĩnh vực này, để khôi phục lại phong trào xét lại, chống "Nhân văn giai phẩm"? Bộ NN& PTNN cũng nên xem lại việc thực thi tôn chỉ mục đích của tờ Báo, kẻo sau lại đi chữa cháy giống nhiều cơ quan chủ quản khác! 3./. Việc phê bình cũng là quyền tự do của mỗi người; song không ai được quyền tự do hạ nhục người khác, xúc phạm người khác; càng không ai có quyền lấy một phương tiện thông tin tuyên truyền của Nhà nước, của nhân dân làm phương tiện chuyển tải những hằn học cá nhân, động cơ cá nhân, thù oán cá nhân! Như vậy, anh ta đã biến tờ báo của cơ quan chủ quản thành phương tiện cá nhân để... chưởi nhau? Ai cho phép anh làm thế. Cũng chưa biết Xuân Diện Hán Nôm là ai. Song ai bị cá nhân xúc phạm cũng đều có quyền khởi kiện ra Tòa về tội "làm nhục người khác"! Với các bài Mai Sơn viết về Xuân Diện, thấy có sự hằn học, phỉ báng, chụp mũ..., lộ rõ ý đồ cá nhân trong đó, chứ không phải động cơ và giọng văn của một Nhà báo chân chính. Hay Mai Sơn và Xuân Diện có thù oán gì mà lại lấy tờ Báo của nhà nông ra để... chưởi nhau? Sao lại thế? Sao báo NNVN và Bộ chủ quản lại để như thế? Không ai được phép biến tờ báo công thành phương tiện tư! Hãy nhớ rõ điều đó. Ai cũng cần phải ăn, phải mặc; con cái ai cũng cần phải đóng tiền học! Ai cũng cần phải kiếm cơm, kiếm tiền! Song kiếm ăn, kiếm cơm, kiếm tiền học, kiếm cái danh hão bằng cách bán, thậm chí vu khống bạn bè, tác phẩm..., thì ngộ thấy, miếng ăn ấy nó đã thiếu sạch sẽ, càng thiếu đàng hoàng!
.
Chú Tễu Lời bình quá chí lý. Cả giới xuất bản xa lánh, ghê tởm thằng này từ lâu rồi. Các lãnh đạo nxb là cơ quan làm ăn kinh doanh thì phải à ơi để nó khỏi làm bể nồi cơm của anh em. Những học giả đứng đắn thì tránh mặt và ko dây với nó. 

Anh em thân hữu xuất bản với nó thì nó bán đứng lâu rồi. Ko ai còn lạ. 

Ngô Thị Hồng Lâm Chú Tễu mấy cậu em (thế hệ sau tôi) đêm qua 23 giờ rồi tôi còn đánh thức mấy đứa dậy để hầu chuyện với tôi.Nghe nó kể chuyện tình của cậu này từ thời trên giảng đường,nghe nó kể là thằng này đang đầu quân cho an ninh văn hóa, v...v.... và gửi lời chào đến đồng chí AK.47, thế là biết rõ chân tướng cậu SKM rồi. 

Bùi Quang Minh Nhà báo đấu tố sát khí, hăng tiết... hơn cả Nhà nghiên cứu Trần Trọng Đăng Đàn xưa kia. Kinh hãi!
Trần Gia Quốc Thằng ghẻ này tư cách éo nào mà dám bình phẩm hay tranh luận với ts Diện về học thuật! Ko phải tuổi của nó! 

Chu Mộng Long Tôi mớm thử các vị có đọc Phàm lệ không. Nhưng rõ ràng là nhiều vị chưa đọc. Đêm qua chụp xong định đưa cái này, nhưng thấy không cần. Vì để cho một số tự truy sách mà đọc:
.

Trần Thị Thảo Chỉ cần viết một đoạn văn ngắn thôi cũng có thể xảy ra sai sót một vài lỗi về chính tả hoăc ngữ pháp , nhưng khi đọc lại hoặc có người góp ý thì ta mới biết . Vậy một tác phẩm lớn như ĐƯỜNG THI CỔ dày hàng nghìn trang mà nặng về học thuật thì làm sao tránh khỏi một vài sai sót . ĐƯỜNG CỔ THI ra đời và được xuất bản là một cố gắng rất lớn kể cả sự thành công không nhỏ của ts Nguyễn Xuân Diện , điều này không mấy ai thực hiện được . Thử hỏi Kiều Mai Sơn đã viết được tác phẩm nào sánh ngang với ĐƯỜNG CỔ THI CHƯA ? Hay là chỉ chuyên vào chuyện bới lông tìm vết của người khác để rồi sau đó hí hửng mà dùng những lời lẽ thô tục của kẻ hạ đẳng để lăng mạ , sỉ nhục người hơn mình . Thói ấy gọi là GHEN ĂN TỨC Ở đấy Kiều Mai Sơn ạ .

Còn nữa : Với những nhà văn tiền bối được người đời kính trọng như cụ Trần Trọng Kim , Vũ Bằng ,...về tài năng của họ có thừa mà cho đến nay chưa có nhà văn , nhà sử học ,...nào vượt được họ . Thế mà loại tiểu nhân như Kiều Mai Sơn cũng tìm cách xúi giục, nói xấu nâng lên thành quan điểm chính trị để những kẻ có chức, có quyền ( có khi mới học đến lớp 3 trường làng ) đã cấm không cho phát hành " Một cơn gió bụi "; " Món ngon HN ";...Kể ra Kiều Mai Sơn cũng giỏi BƯNG BÔ , BỒI BÚT cho lãnh đạo nên mới cấm phát hành được các tác phẩm trên . 

" HOAN HÔ " NHỮNG NHÀ VĂN NHÀ BÁO BƯNG BÔ NHƯ Nguyễn Như Phong . Phan Hoàng ,Kiều Mai Sơn , ... HIỆN CÁC BẠN ĐANG CÓ ĐẤT DIỄN .

Vu Doan Em cũng từng giao tiếp với anh ta ở NXB  

Thanh Mai Nguyen: Kms dùng từ ngữ chợ búa để bình sách là cho thấy bản chất của người đó rồi.
   
Đặng Văn Sinh Hoan hô nhân cách Phạm Lưu Vũ trong việc bênh vực Nguyễn Xuân Diện. Ở trường hợp này PLV đúng là người quân tử. Còn Bạn Kiều Mai Sơn hãy xem lại tư cách của mình. Học thuật của KMS được bao nhiêu mà to mồm chử độc như thế?
       
Ngọc Lan Có những đứa chả có cái gì để đời dưng lại sống ngon bằng cách đi chê bai người khác

Nguyễn Thúy Hạnh Hắn, KMS, mới chính là rác cần phải dọn đi.

Duy Hung Tran Một nhà báo không biết kms thuộc cỡ, hạng báo nào nhưng chắc không có số má trong làng. Thế thì làm sao đủ trí tuệ, phẩm hạnh mà chơi chòi. Một kẻ muốn để người ta nể trọng thì biết mình là ai, thuộc hạng nào chứ. Cái tư cách thô lỗ, văn vẻ bẩn thỉu như thế thì không phải là người có học để góp ý có tâm cho người khác. Thật không biết hổ thẹn .

Ngô Thị Hồng Lâm Bạn Sơn Kiều Mai,nếu bạn là người có học,có giáo dục và có mâu thuẫn gì với tiến sĩ NXD thì hãy nói chuyện với nhau với tư cách của 2 người đàn ông giải quyết những mâu thuẩn nhé.Chứ đừng làm đao phủ văn học mà mang gươm đi trảm chém tạo nên 1 NVGP nữa trong lòng người đọc. Như Tố Hữu đã làm và còn lưu danh tội ác cho đến nay.

Trần Mạnh Quyền Tranh luận học thuật mình tôn trọng các phía. Nhưng kiểu Kiều Mai Sơn thì khốn nạn thật: chê người ta cóp 90% mà không dẫn chứng nổi 1 dòng?

Khatiemly Haohan Không ít kẻ tìm mọi cách hạ bệ ngươi nổi tiếng, hạ bệ người được nhiều người mến mộ để thiên hạ chú ý, hầu hy vọng nhân đó mà mình cũng được mọi ngươi chú ý! Cách nầy đời nào cũng có nhưng xem ra luôn bị tác dụng ngược!  

Minh Thọ Đọc VĂN là biết NGƯỜI - TIỂU NHÂN. Nếu quân tử, thì phải góp ý mang tính xây dựng một cách chân thành, để tác giả chỉnh lý cho... chuẩn? Đã làm cái nghiệp viết lách, thì ai cũng hiểu, lỗi là khó tránh khỏi. Đơn giản hơn là một tòa soạn báo, để cho ra một sản phẩm báo chí cũng vậy, ít nhất là qua 03 bước biên tập, mỗi bước là 01 biên tập viên khác nhau. Sau cùng là Tổng biên tập duyệt. Vậy mà vẫn còn lỗi, chứ đừng nói đến một "công trình" đồ sộ liên quan nhiều đến học thuật, tư liệu cổ...
Đã mang nghiệp cầm bút, nếu thiếu đi cái thiện tâm, sẽ dễ trở thành kẻ bồi bút, thậm chí trở thành kẻ "giết người"!


Chu Minh Khôi Muốn được tiếp cận cuốn sách này của bác Nguyễn Xuân Diện quá. Em chưa có cuốn sách này. Đọc bài viết của bác Chu Mộng Long thấy đánh giá cao cuốn sách là tin tưởng rồi. Tuy nhiên câu "Tiếc là trong quyển sách này không thấy bóng dáng Dương Khuê, Tản Đà. Có lẽ vì Dương Khuê chỉ có lưu truyền trong dân gian, còn Tản Đà toàn viết bằng chữ Quốc ngữ nên khó tìm thấy bản Nôm?". Cụ Dương Khuê thì em không dám bàn, nhưng có cần phải có cụ Tản Đà ở trong đó không? Cụ Tản Đà là nhà thơ nổi tiếng, nhưng sinh thời cụ đã ở thời kỳ mà người ta dùng chữ quốc ngữ, ít dùng chữ nôm, thì cụ có để lại được nhiều đường thi chữ nôm cổ xưa hay không? Nên để cụ Tản Đà ở vị trí trang trọng trong những công trình tuyển thi ca khác có lẽ hợp hơn. Em nghĩ vậy.

Trần Hải Có lẽ em chưa đọc nhiều, không hiểu lắm về Hán học nên khi đọc cuốn Sách này em chỉ thấy được cái hay của tứ thơ, cái tinh túy của chữ, có nhiều chữ rất lạ, đa nghĩa, và cái tình của thi nhân gửi vào thơ thôi. Đọc cũng thêm thư thái giữa cuộc sống hiện tại đầy bon chen. Cảm ơn 2 tác giả của cuốn sách thật nhiều

Nguyen Duc Toan Thang Đường thi quốc âm cổ bản là bản dịch thơ Đường của các nhà Nho Ta. Các anh Diện -Đông vì yêu thơ cổ yêu ngôn từ cổ mà cất công biên tập lại để trình lại cho đời này đọc. Nếu 2 anh không dịch mà để nguyên bản cổ chỉ phiên âm thôi cũng đã hợp lý. Nhưng lối ngày nay dân ngu quá nên phải ghép thêm lời dịch nghĩa. Những người rành sành về Hán Nôm chắc họ sẽ chỉ đọc phần diễn Nôm của các Cụ Nho Ta để thấm thía cái ngôn từ của ông cha, của dân tộc mà thôi. Mấy ông kia chắc là ghen tỵ với danh giá ông Diện, mà cũng tỏ mình là dân biết chữ đánh 1 quả để lấy tiếng tăm. Chỉ toàn đọc phần dịch nghĩa thôi chứ chưa đọc phần tinh túy và ý nghĩa của Sách này. Nghe đâu họ Kiều kia cũng con nhà ông nọ, cũng kết thân với mấy người Hán Nôm. Không hiểu cái gì thì hỏi họ họ gà bài cho chứ đọc nguyên 1 bài thơ Đường mới toanh, có dịch ra rồi chắc cũng không hiểu. Sự này là thị phi của thói đời tình người. Nhưng thương hiệu thì không vì scandal mà mất doanh thu. Đó là lẽ phải của xã hội tư bản :http://yeuhannom.blogspot.de/.../vw-skandale-ohne...

Nguyen Duc Toan Thang Vả nữa, cái vế đối của họ Kiều ra kia thật xứng đáng thay cho phẩm giá người xuất đối. Ngày xưa cái câu: Vũ vô kiềm tỏa năng lưu khách- Sắc bất ba đào dị nịch nhân-"Nguyệt hữu loan cung bất xạ nhân."-Phấn bất uy quyền dị sử nhân. Xem giai thoại bình đối của Cụ Đàm Thận Huy chả biết xếp người xuất đối đây vào hạng nào nữa. Thôi thì tùy vào đâu thì vào. Có 2 chữ Phụ thôi mà. Đối lại cũng thấy nhọc: Báo lông nghiệp, văn lông dân

Đặng Tiến Mình cũng được Nguyễn Xuân Diện tặng một bản, nhưng trình độ của Đặng Tiến không đủ lời như Chu Mộng Long để đánh giá cuốn sách này. Chỉ thấy ông Diện và ông Đông làm rất công phu, chữ nghĩa trong sách rất cẩn trọng ghi chú rõ ràng tất cả các nguồn tài liệu. Làm được như thế hình như chỉ có ở những chuyên gia cổ học nặng tình với ông cha lắm lắm. Việc ông Diện làm khiến tôi cứ nghĩ đến Hoàng Đức Lương thời Lê sơ! Sau bình lửa với giặc Minh, Hoàng Đức Lương hình như chẳng cần lệnh của triều đình mà vẫn cần mẫn, lụi hụi đi tìm nhưng gì còn sót lại sau 20 năm binh lửa để làm nên Hoàng Việt thi tuyển! Mình nhớ một hai ý trong bài tựa cuốn sách ầy của Hoàng Đức Lương hình như không phải được viết bằng mực mà là bằng máu, bằng nước mắt! Binh lửa nặng nề, giặc thì tàn bạo tham lam. Cái gì đốt được, chúng đốt. Cái gì phá được, chúng phá. Cái gì cướp được, chúng cướp! Hai triều Lí - Trần vẻ vang nếu không vì nạn binh lửa thì sách vở "xe chở đấu đong". Vì thế tìm được một mảnh giấy, một bi văn, một bài minh...lòng thấy ngậm ngùi xót xa! Cảm ơn Chu Mộng Long đã nói hộ tôi và vạch mặt loại tiểu nhân đê tiện là KMS!

Minh Thọ Mình không được tặng sách này, nên ko thể ý kiến ý cò, nhưng mình biết chắc chắn một điều: Nguyễn Xuân Diện CÓ CÁI TÂM, KHÔNG CHỈ VỚI VĂN HÓA VN, MÀ CÒN VỚI VẬN MỆNH QUỐC GIA, DÂN TỘC!

Trịnh Nam Hương Chưa thấy thằng nào hèn như SKM. Nó viết stt hạ nhục người ta, đến khi người ta comment thì nó bèn xoá dấu vết. Nhưng xoá sao dc trừ phi mình ko làm.

Trịnh Nam Hương Thằng SKM này chỉ làm chó được thôi chứ làm người thì khó lắm. Chó khi sủa chỉ nghe được tiếng của nó chứ nó có nghe được lời khuyên thực của người khác dành cho nó đâu. Tư cách con người không có thì có học chữ hay "làm" chữ thế hay nữa thì cũng ko thành người tử tế được. Bố mẹ SKM ở nhà chắc rất xấu hổ khi xã hội nói về con mình là loại đĩ điếm chữ nghĩa. Trường Đại học sư phạm với những người dạy ra SKM như Nguyễn Đình Chú, Phùng Gia Thế chắc cảm thấy rất nhục nhã vì sản phẩm của mình, do mình đào tạo lại trở thành vết nhơ của xã hội. Than ôi, học thuật với chẳng báo chí!! Báo Nông nghiệp qua vụ này xứng đáng là "bạn của nhà nông" nhé: chuyên chứa chấp thuốc "diệt chữ"!!!

Trịnh Nam Hương Kiều Mai Sơn hay Kiều Văn Khải (cái tên cũng ngộ ngộ như con người vậy) thường dùng thủ đoạn về vãn Lê la, tiếp cận những trí thức nổi tiếng hòng nhận được lợi ích. Thậm chí y còn viết báo tung hê người ta, song khi không nhận dc lợi ích gì từ những người ấy, y bèn trở mặt dùng trò hạ tiện để hạ uy danh. Phải nói với Kiều Văn Khải (KMS) chỉ 1 từ duy nhất đúng là: Hạ Đẳng!!!

Truong Nguyen thì ra một cơn gió bụi bị thu hồi vì KMS.

Giáo Sư Chăn Vịt Thật đáng khinh bỉ con người Kiều Văn Khải. Sống tồn tại bằng nghề văn nô. Có thể sau những bài viết này hắn sẽ được những kẻ đeo " mặt lạ " tung hô ủng hộ. Đối với giới học thuật VN hắn chỉ là loại chầu rìa chẳng tài cán gì. Những người có học nhận rõ hơn bộ mặt của kẻ " chuyên đi đâm thuê chém mướn " kiếm sống. Đạo đức không có mà bàn đến chuyện học thuật một kẻ vĩ cuồng.   

Quang Trịnh nông cạn về kiến thức, tiểu nhân, bận tiện về nhân cách mà đòi cầm bút để dọn vườn?

Binh Ngô Khô chân, gân mặt tẩy chay kẻ văn nô, đội bô liếm giầy...

Lê Minh Dũng Nên xếp thằng này vào loại cặn bã , rác rưởi được rồi .   
  
Xù Bông Tay này là hủi nên mọi người hãy tránh xa và đừng có dây với hủi Kiều Mai Sơn.
"
https://xuandienhannom.blogspot.com/2018/04/kieu-mai-son-ts-nguyen-xuan-dien-ke-luu.html




"

Thứ Bảy, 14 tháng 4, 2018


Chu Mộng Long: ĐƯỜNG THI QUỐC ÂM CỔ BẢN - 1 QUYỂN SÁCH QUÝ





"Đường thi Quốc âm cổ bản" một quyển sách quý

Chu Mộng Long

Tôi có trong tay quyển Đường thi Quốc âm cổ bản do Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông sưu tập và biên soạn đã lâu, bây giờ mới đọc. Đọc loại sách này phải thư thả như nhấp rượu ngắm hoa quỳnh dưới trăng vậy.
  
Lần đầu tiên tôi được tiếp cận “liên văn bản” 279 bài thơ Nôm dịch từ 222 nguyên tác thơ Đường. Biết là tư liệu quý này được lưu trữ ở Viện Hán Nôm, nhưng nếu không có người sưu tập, nối kết, chỉnh lý, hệ thống hóa và giới thiệu thành sách thì cái tư liệu quý ấy mãi mãi ở trong kho, nếu không nói có thể bị mục nát bởi thời gian, thậm chí bị thất thoát, xuyên tạc bởi những bàn tay bẩn của thời buổi học thuật lưu manh. 

Cái quý nằm ở công phu của người làm khoa học với tất cả trí tuệ và tâm huyết đã bỏ ra.

Quyển sách in đẹp, trang nhã, trong đó có cả ba loại ký tự: Hán, Nôm và Quốc ngữ. Phần khảo luận ngắn gọn trong mấy trang đủ dẫn dắt người đọc hình dung thực trạng của di sản cổ, công phu sưu tập, nối kết, chỉnh lý, hệ thống hóa của hai nhà biên soạn, đặc biệt thấy được sự tài hoa trong việc “chế tác” (đúng hơn là dịch) các kiệt tác thơ Đường sang thơ Nôm Quốc âm của cha ông ta.

Phần chữ Hán Đường thi và dịch nghĩa, hiển nhiên tác giả phải tham khảo từ nhiều nguồn, có cả nguồn Internet (Thivien.net), như tác giả nói trong phần Phàm lệ. Không có nguồn nào là mẫu mực, dù đó là nguồn sách chính thống. Điều quan trọng là sàng lọc, xử lý thông tin như thế nào.

Đóng góp của quyển sách nằm ở sự đối chiếu và công bố các bản Nôm chuyển dịch từ thơ Đường trong tính hệ thống “liên văn bản” của nó.

Thưởng thức được nguyên tác chữ Hán của thơ Đường đã thú vị. Thưởng thức bản Nôm của các nhà thơ tài hoa của chúng ta như Tú Xương, Dương Lâm, Đông Sơn cư sĩ (và nhiều tác giả khuyết danh) cũng thú vị không kém. Cùng với sáng tác thơ ca Quốc âm, việc chuyển dịch này như là một cuộc đọ sức giữa hai ngôn ngữ Hán và Nôm để tiếng Việt trường tồn mà không bị cưỡng hiếp, đồng hóa bởi ngôn ngữ ngoại lai.

Tôi khẳng định, từ ngôn ngữ Hán đài các chuyển sang ngôn ngữ Nôm bình dân, những kiệt tác Đường thi đã thay đổi về chất. Lối thơ đài các cầu kỳ của ngày xưa vốn thâm trầm, nhưng đôi khi lại là cha đẻ của thứ thơ nịnh hót, rổn rảng chữ nghĩa của thời nay. Hãy xem Tú Xương chuyển dịch một cách tài hoa, hóm hỉnh một áng thơ đài các thời Sơ Đường:

Nguyên tác:

BỒNG LAI TAM ĐIỆN THỊ YẾN PHỤNG SẮC VỊNH CHUNG NAM SƠN 

Bắc Đẩu quải thành biên,
Nam Sơn ỷ điện tiền.
Vân tiêu kim khuyết quýnh,
Thụ diểu ngọc đường huyền.
Bản lĩnh thông giai khí,
Trung phong nhiễu thụy yên.
Tiểu thần trì hiếu thọ,
Trường thử đới Nghiêu thiên.
Đỗ Thẩm Ngôn


Tú Xương dịch thơ: 

Chuôi sao Bắc Đẩu gác bên thành,
Thấp thoáng Nam Sơn lẩn trước mành.
Tuyết ráo cửa vàng lồng vẻ thắm,
Cây cao thềm ngọc lộng màu xanh.
Lưng chừng pháy pháy hơi dương ngọt,
Giữa áng đùn đùn khói biếc quanh.
Chầu chực Thánh hoàng dâng chén thọ,
Sử xanh chép để lúc thăng bình. 

Những tiếng thuần Nôm: “gác”, “lẩn”, “lồng”, “lộng”, “pháy pháy”, “đùn đùn”, “chầu chực” biến bản tụng ca trang nhã cung đình thành khúc hí ca trào lộng dân dã. Ông quan “chầu chực” dâng chén mừng thọ vua chẳng khác gái cô đầu vén tay áo gõ nhịp hát hầu… giai chơi.

Tú Xương gần như choáng gần hết sân chơi của Đường thi Quốc âm cổ bản làm tưng bừng bữa tiệc thi ca cổ. Tiếc là trong quyển sách này không thấy bóng dáng Dương Khuê, Tản Đà. Có lẽ vì Dương Khuê chỉ có lưu truyền trong dân gian, còn Tản Đà toàn viết bằng chữ Quốc ngữ nên khó tìm thấy bản Nôm?

Một quyển sách dù công phu mấy cũng không tránh khỏi sai sót. Tôi tin các tác giả luôn cầu thị lắng nghe sự góp ý. Và hiển nhiên cũng không vui khi bị kẻ tiểu nhân bới lông tìm vết để chỉ trích, hạ bệ. Tái bản lần này, tôi thấy các tác giả đã cẩn thận sửa từng lỗi nhỏ để quyển sách đến với người đọc một cách khả tín.

Tôi không có điều kiện và thời gian để kiểm tra hết một khối lượng lớn các tác phẩm từ nguyên tác đến bản dịch nên không góp ý được gì.

Có những quyển sách đọc xong là vứt, thậm chí cho lên nghĩa trang cao cấp làm vàng mã giải oan cho những tấm bia vỡ.

Còn sách hay, sách quý mang lại tri thức bổ ích cho người biết đọc cái hay, biết trân trọng cái quý của sách. Nó không là con mồi để ta chiềng làng chiềng chạ khoe cho mọi người biết mình cao minh hơn người làm sách.

Trân trọng cảm ơn các tác giả.

Thì đây, đã có ví dụ ngay về "kẻ tiểu nhân bới lông tìm vết để chỉ trích, hạ bệ".  

Kiều Mai Sơn (Kiều Văn Khải), Báo Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: Lê Thiếu Nhơn Blog.


Son Kieu Mai

TIẾN SĨ NGUYỄN XUÂN DIỆN – BỊT TAI TRỘM CHUÔNG & LƯU MANH HỌC THUẬT

Ông Nguyễn Xuân Diện, SN 1970, tại Phụ Khang, Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Tây (Vì thế tôi học theo các cụ xưa gọi là Nghè Phụ Khang. Đồng thời, tôi cũng ra vế đối là: MẶT PHỤ KHOA NGHÈ PHỤ KHANG, đang chờ đối lại). Ông Diện bảo vệ Luận án Tiến sĩ năm 2007. Hiện ông là Phó Trưởng phòng tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam).

Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện được xã hội biết đến là một nhà đấu tranh dân chủ và chuyên gia nghiên cứu văn hóa truyền thống. Vừa mới đây, ông được bầu là Chánh Thanh tra nhân dân Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Ông Nguyễn Xuân Diện hăm hở đấu tranh cho dân chủ và liêm chính học thuật ngoài xã hội nhưng bản thân ông thì thể hiện là một kẻ LƯU MANH HỌC THUẬT trong cuốn sách xuất bản mới đây có tên gọi “Đường thi quốc âm cổ bản” – NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (2017) mà ông đứng tên Sưu tập và biên dịch cùng ông Trần Ngọc Đông.

BỊT TAI TRỘM CHUÔNG (Yểm nhĩ đạo linh - 掩耳盜鈴)

1/ Tại nước Tấn vào thời Xuân Thu, khi họ Phạm bị Trí Bá truy đuổi, có một kẻ muốn nhân cơ hội này đến nhà họ Phạm để trộm một cái chuông lớn.

Lúc đầu tên trộm muốn vác cái chuông lên lưng nhưng nó quá lớn và quá nặng, không có cách gì xê dịch được. Hắn ta tìm được một cái búa to và nghĩ ra một cách là đập bể cái chuông thành từng mảnh, như vậy mới xách về được.

Tên trộm cố sức nện vào chuông một cái, thì “boong” một tiếng cực to, khiến hắn giật nảy cả mình. Chuông kêu như vậy chẳng phải đang thông báo với người khác là hắn ta đang ăn trộm ở đây hay sao? Thế là tên trộm nút tai mình lại, nghĩ rằng: mình không nghe thấy thì người khác cũng chẳng nghe ra.

Hắn ta vừa bịt tai vừa đập chuông thật mạnh, từng tiếng từng tiếng vang xa, mọi người nghe thấy liền ùn ùn kéo đến.

Người đời sau biến câu chuyện này thành câu thành ngữ châm biếm về thói giả dối, với ngụ ý rằng người đang nói dối cứ nghĩ rằng bản thân thông minh, người khác không thể biết được. Thật ra khi đang dối người, thì cũng là đang tự lừa mình vậy.
Đoạn trên được trích lại từ link này: https://epochtimesvietnam.wordpress.com/…/yem-nhi-dao-linh…/

2/ Khi cuốn sách “Đường thi quốc âm cổ bản” ra đời và nộp lưu chiểu quý 1/2017, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện hùng hồn tuyên bố: - Nếu ai tìm ra được 5 lỗi trong cuốn sách thì tôi sẽ đình bản và tái bản lại sách ngay lập tức. 

Một lễ ra mắt sách được tổ chức tại đường sách Nguyễn Văn Bình ngày 8/2/2017. Nhà xuất bản mời 2 vị soạn giả vào để giới thiệu sách. (Mời quý vị xem link này: https://tuoitre.vn/duong-thi-quoc-am-co-ban-bat-ngo-tu-xuon…)

Anh Nguyễn Quang Duy và anh Lê Huy Hoàng là hai bạn trẻ có biết Hán Nôm, khi đọc cuốn sách này đã rất ngạc nhiên vì nhiều lỗi sai rất phổ thông. Ví dụ như trang 482, tiểu sử của Tiền Hủ thì ghi ông là con của SỬ bộ thượng thư Tiền Huy đời Đường. Trong Lục bộ thượng thư thì chẳng có bộ nào có tên gọi bộ SỬ. Thì ra đó là bộ LẠI.

Anh Nguyễn Quang Duy đã chuyển cho tôi xem cuốn sách “Đường thi quốc âm cổ bản”. Sách dày 540 trang, khổ 16x24cm, in 1.500 cuốn, giá bìa 170.000 đồng. Tôi chỉ tính từ trang 25 đến trang 490 là phần nội dung. Với 465 trang này, anh Nguyễn Quang Duy chỉ ra hơn 500 lỗi. Đặc biệt là sao chép từ trang Thivien.

Khi anh Lê Huy Hoàng và anh Nguyễn Quang Duy đưa thông tin này lên facebook thì Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện nổi khùng.

Tôi trao đổi thông tin này với bà Đinh Thị Thanh Thủy, Giám đốc NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh đề nghị đơn vị cấp phép “Đường thi quốc âm cổ bản” cho biết ý kiến. Bà Thủy đã trao đổi với Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện thì ông Diện nói: Trang 21 cuốn sách có ghi khi dịch nghĩa chúng tôi có tham khảo Thivien. Tham khảo và sao chép – ĐẠO VĂN – là hai việc rất khác nhau. Soạn giả quả đúng là BỊT TAI TRỘM CHUÔNG.

LƯU MANH HỌC THUẬT

 
(Tôi mượn cụm từ này trong bài viết giới thiệu cuốn sách "Đường thi quốc âm cổ bản" trên blog của bác Chu Mộng Long)

Tham khảo là như thế nào? Ông Nguyễn Quang Duy dẫn ra những trang sách coppy 95% đến 100% trang Thivien. Ông Lê Huy Hoàng nói: “Tham khảo là chép 90% nội dung thì em miễn bình. Với lại, trên đời này, lù lù là 1 thằng làm khoa học, thì không thằng nào làm sách theo kiểu tham khảo 1 trang web, trừ phi lấy nội dung trang web làm đối tượng nghiên cứu. Những luận văn nào mà ghi nguồn tham khảo là thivien.net chẳng hạn, thì sẽ liệt vào hàng luận văn lôi ra… lót nồi”.

Còn tôi gọi đây là hành động LƯU MANH HỌC THUẬT.

Tút này, tôi học ông Brian Wu xin phép được dẫn lại câu ông vẫn thường viết cuối mỗi bài: “Dĩ nhiên mình có thể sai, nếu có mời bạn lên tiếng để mình cùng học hỏi.
Thanks”./.



__________________
.
Một số lỗi đã được soạn giả chỉnh sửa khi tái bản (quý III - 2017)
Ví dụ tương ứng như 3 ảnh trên (chụp từ bản in lần đầu quý I - 2017):

 





Lời bình luận của độc giả về bài viết của Kiều Mai Sơn:
Phùng Hoài Ngọc Tôi cũng đã theo dõi các stt của nhà báo KMS về cuốn sách của Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông (Đường thi quốc âm cổ bản). Ngay đầu sách, hai soạn giả đã nói rõ dịch nghĩa tham khảo từ sách nào và cả của thivien.net. Vậy mà Kiều Mai Sơn kết luận là đạo văn, lưu manh học thuật là không thích đáng. Hơn nữa, KMS che giấu trang in ở Phàm lệ (quy tắc biên soạn) mà hai soạn giả đã nói rõ thì chưa được đàng hoàng mấy.

Thứ hai, Sách ĐƯờNG THI Cổ BảN ra từ tháng 1 năm 2017, sau đó sách đã được tái bản ngay sau mấy tháng (quý 3) và hai soạn giả đã sửa những lỗi sai, hiệu chỉnh lại bản dịch nghĩa một số bài, vậy mà KMS cứ đem bản in lần đầu ra để chỉ trích thì không được quân tử cho lắm.

Tôi nghĩ nghề làm báo bây giờ lắm thị phi, làm sao cố gắng tối đa tránh cảm tính. Tránh lời nói ác khẩu, miệt thị lẫn nhau cạn tàu ráo máng, bạn đọc bị phản cảm. Mong nhà báo bình tâm hơn
Đoàn Lê Giang Anh Diện cho một lời cho ngay. Sai thì nhận lỗi, sai do đâu thì giải thích thêm. Nếu coi đây là tai nạn nghề nghiệp (tại thằng đánh máy) thì cũng thẳng thắn mà rút kinh nghiệm. Nói gì thì nói anh Diện cũng là một chuyên gia Hán Nôm.

  • Chu Mộng Long Tôi đánh giá công lao nằm ở sự đối chiếu liên văn bản, giữa bản Hán (Đường thi) và bản Nôm (bản dịch của các nhà thơ Việt). Bản Nôm thì nằm ở Viện Hán Nôm. Còn bản Hán thì ắt phải copy ở đâu đó chứ chẳng lẽ tự tạo ra. Có điều các tác giả phải chua nguồn.
  •  
  • Đoàn Lê Giang Thi Viện cũng là 1 trang copy, vì vậy nguồn không là Thi Viện được. Phải chỉ ra nguồn của Thi Viện nữa. Thơ Đường thì đầy các trang mạng TQ.
  •  
  • Chu Mộng Long Điều nữa, Thi viện không hẳn là trang web tồi. Trang này cũng dựa vào nhiều nguồn. Cách dịch của họ có nhiều chỗ không ổn. Nhưng các sách Đường thi khác cũng vậy thôi. Nếu các tác giả chua nguồn đàng hoàng thì không phải tranh cãi gay gắt.
  •  Nguyễn Xuân Diện: Việc tham khảo từ sách vở và thivien.net, các soạn giả đã nói rất rõ tại bài Phàm Lệ ở trang 21 (cả bản in lần 1 và lần 2)
Phùng Hoài Ngọc Nếu được thì xin ông KMS cho biết ở lần xuất bản hai soạn giả đã chép bao nhiêu bài từ thi viên.net, chiếm bao nhiêu %? Và lần tái bản thì chép bao nhiêu bài, chiếm bao nhiêu %?.

Ông và các bác có biết là Thi vien.net chép bản dịch từ nhiều nguồn, trong đó có cả "Đường thi tuyển dịch" của Lê Nguyễn Lưu mà ko đề nguồn ? ... Mặt khác tôi thích nghe chuyện học thuật để được mở rộng tầm mắt mà các bác nói như "chém đinh chặt sắt" rất khó tiếp thu... Theo tôi nghĩ làm sách cổ tiếp thu người đi trước là lẽ thường, cơ bản là soạn giả có đóng góp thêm phần nào thì cũng đã nói rõ phần đó.
Trung Manh mình đánh giá đây ko phải là 1 quyển sách có ISSN và cũng ko đại diện cho 1 thực thể khoa học nào đó 2 tác giả phải bỏ tiền túi ra in. Đã ko có ISSN thì góp ý nhẹ nhàng cho tác giả là được thôi mà.
Phạm Lưu Vũ Bài này của Son Kieu Mai à? Thật thất vọng đấy. Anh vẫn tin Nguyễn Xuân Diện.
  • Son Kieu Mai Phạm Lưu Vũ: anh vẫn ca ngợi Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện là người giỏi Hán Nôm nhất Viện Hán Nôm đấy thôi. Riêng về cuốn sách này thì các bản chụp không phải nguỵ tạo.
  • Phạm Lưu Vũ Son Kieu Mai Anh vẫn quý tấm lòng của NXD đối với đất nước. Dủ Diện từng chửi anh vì anh bênh vực 1 truyện ngắn, thì anh vẫn rất coi trọng chú Diện. Đối với anh, cái gì ra cái đó. Em không nên nặng lởi với Diện. Anh vẫn coi NXD là KẺ SĨ.
  •  Son Kieu Mai Phạm Lưu Vũ: vâng. Trong giới họ gọi tắt là XĨ DIỆN đấy anh ạ.
  •  Phạm Lưu Vũ Son Kieu Mai Đó là việc của bọn "giới" ấy. Không phải việc của anh. Em chớ có chạy theo bọn "giới" ấy nếu muốn trở thành người có trí tuệ..
Tễu Blog và lời cuối về Kiều Mai Sơn: Nhiều năm qua học giới tỏ ra quan tâm đến các bài của Kiều Mai Sơn dọn vườn các cuốn sách, đưa ra các tài liệu quý hiếm nằm trong các văn khố. Tuy nhiên, khác với người có học thông thường, Kiều Mai Sơn lấy việc bêu riếu, thổi phồng, dựa vào câu chuyện nghe được rồi thêm thắt để người đọc hiểu sai chuyện, và nâng quan điểm các sai sót ấy thành một thú vui tinh thần, một niềm vui độc ác. Nhiều cuốn sách vì vậy mà bị thu hồi và đình bản: Một Cơn Gió Bụi (Trần Trọng Kim), Miếng Ngon Hà Nội (Vũ Bằng), Thơ của Trần Nhuận Minh v.v. Vì vậy anh em trong học giới đã nhận ra và gọi rõ đây là một tên chỉ điểm, điếm bút.

Về nhân dạng, ai cũng nhận thấy Kiều Mai Sơn mặt dơi tai chuột, mang tâm địa tiểu nhân, đểu cáng. Mắt không dám nhìn thẳng, đi đâu cũng lấm lét như mắt rắn ráo. Cả làng báo không ai chơi. Nửa làng học thuật đã nhận ra là đồ phản phúc, loại nhai đàm hạng ngữ (kiểu đầu đường xó chợ), nghe hơi nồi chõ (như việc phát hiện các lỗi ở Đường Thi Quốc Âm Cổ bản là do người khác, và nhiều anh em Hán Nôm cũng xác nhận có nhiều lỗi bắt sai, nhiều trường hợp là không sai nhưng chưa chú thích rõ), hại biết bao nhiêu người, nên người ta không dây vào, trừ một số người chưa nhận ra hắn. 

Sinh ra làm người, được cha mẹ cho ăn học, giao du với chỗ chữ nghĩa, trong nhà có sách, nhưng Kiều Mai Sơn không phải là một trí thức đúng nghĩa. Vì vậy, xin không cần phí nhời với anh ta nữa.
"
https://xuandienhannom.blogspot.com/2018/04/chu-mong-long-uong-thi-quoc-am-co-ban.html





"
Thứ Ba, 7 tháng 2, 2017

Đinh Thanh Hiếu: BÀI TỰA SÁCH 'ĐƯỜNG THI QUỐC ÂM CỔ BẢN"






Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 2017.
Soạn giả: Nguyễn Xuân Diện - Trần Ngọc Đông.
Sách dày 536 trang. Khổ 15.5 x 23.5.

Hà Nội: Bạn đọc có thể mua sách tại Gian hàng Tranh dân gian Kim Hoàng và Gian hàng Trà San Tuyết tại khu vực Hồ Văn - Văn Miếu Hà Nội, các bản đều có chữ lý và triện son của soạn giả. 

Sài Gòn: Bạn đọc tìm mua tại Gian hàng của NXB Tổng hợp TP HCM tại Đường Sách xuân Đinh Dậu.   

Đường thi Quốc âm cổ bản là một tài liệu quý cho những ai yêu thích, học tập và nghiên cứu thơ Đường. Ấn bản gồm 279 bản dịch thơ in kèm chữ Hán, chữ Nôm và phụ bản các trang sách cổ còn tươi nét bút cổ nhân. Đây cũng là lần đầu tiên công bố những bản Đường thi dịch ra Quốc âm (chữ Nôm) do các nhà Nho Việt Nam chuyển ngữ, được chép trong 6 bản sách cổ lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Ấn bản này có thêm 100 bản in đặc biệt được đánh số từ 1 đến 100 dành cho bạn đọc yêu sách đẹp. Ngoài ra có 5 dị bản đặc biệt không bán, có ký hiệu N.X.B.T.H đánh số thứ tự từ I đến V. Tất cả đều có chữ ký và triện son của hai soạn giả.

Cuốn sách được biên soạn công phu, thiết kế đẹp, trang nhã, sang trọng chào đón Tết cổ truyền Đinh Dậu 2017. Ấn phẩm này xứng đáng nằm trong sự chọn lựa của quý vị khi Xuân về; và cũng xứng đáng nằm trong túi quà Tết quý vị biếu tặng bố mẹ, thầy cô, tri âm tri kỷ,ân nhân và các bậc cao niên trong họ hàng. 

Giá bán bản bìa mềm có áo bìa: 170.000 đ/cuốn.
Giá bán bản đặc biệt (bìa cứng, giấy thượng hạng): 250.000 đ/cuốn.
 


Những bản đặc biệt đã được đặt mua: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 12, 17, 21, 23, 26, 28, 30, 32, 33, 34, 36, 46, 48, 55, 62, 64, 66, 68, 69, 70, 71, 74, 76, 77, 79, 87, 88, 90, 93, 97, 99, 100. Đến 11h00 ngày 11.1.2017, cả 100 bản đặc biệt đã được đặt mua hết.

Những bản in thường chỉ có thể có triện son của hai soạn giả nếu quý vị đến mua sách tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 

Mời quý vị thưởng thức bài TỰA của Mai Đình Đinh Thanh Hiếu:

Tựa

Mai Đình Đinh Thanh Hiếu

Người xưa có nói: “Thơ là tâm của trời đất”, là vì người là đức của trời đất, là giao hòa của âm dương, là hội tụ của quỷ thần, là tú khí của ngũ hành; mà thơ là nói lên cái chỗ mà tâm người ta hướng tới, ở tại tâm là chí, phát ra lời là thơ. Thế cho nên cổ nhân cho rằng chính đắc thất, động thiên địa, cảm quỷ thần thì không gì gần bằng thơ, cũng vì thơ là tiếng nói của lòng người, mà có sức lan tỏa, sức lay động rất lớn vậy.

Thơ Trung Hoa đến đời Đường được xem là cực thịnh, danh gia nối nhau xuất hiện, danh tác lưu truyền ở đời, ngân nga như tiếng Cung tiếng Vũ cùng vang, rực rỡ như sao Khuê sao Lâu cùng chiếu, độc chiếm Phong Tao mà làm chuẩn tắc mô phạm cho đời sau, là điều mà ai cũng biết.

Tuy nhiên, thơ là thứ màu sắc ở ngoài màu sắc, mùi vị ở ngoài mùi vị, đã không dễ gì mà nhìn ra vẻ đẹp của nó, cảm nhận vị ngon của nó, lại thêm nam bắc bất đồng âm, nên nguyên tác Đường thi, không phải người trong Hán học thì cũng khó thưởng thức. Vì thế, việc dịch ra quốc ngữ để công ra cho độc giả không rành Hán văn thưởng lãm là điều cần thiết lắm. Nhưng ở thời Hán học còn thịnh, người đọc được nguyên tác còn nhiều, thì việc các cụ dịch Đường thi ra quốc âm có lẽ cái chính chỉ là để thỏa cái lạc thú tinh thần, để phô cái tài Nôm trác tuyệt, mà làm một thú du nghệ dưỡng chân thôi vậy.

Các soạn giả lục tìm trong kho cổ tịch được năm pho sách dịch Đường thi ra chữ Nôm của các nhà nho đời trước. Trong đó có tên tuổi thì có cụ Tú tài họ Trần, có quan Cung Bảo họ Dương, có ngài Cư sĩ Đông Sơn, còn lại thì không thể khảo được. Giở xem ngót ba trăm bài Đường thi Quốc âm, thực là muôn màu muôn sắc, Ngụy tía Diêu vàng. Tùy theo nguyên tác và khí chất, văn tài của dịch giả mà mỗi bài mỗi vẻ, đều có sở trường. Bài thì bình đạm tự nhiên, bài thì giản phác chất thực, bài thì cô cao tiễu bạt, bài thì ôn hậu nhu hòa, tựu trung thì cụ Tú tài Tử Thịnh đáng phục là tài Nôm tuyệt diệu, thơ dịch mà đến chỗ hồn hóa cơ hồ không còn thấy dấu vết của dịch nữa.

Cách đây ngót trăm năm, cụ chủ bút báo Nam phong họ Phạm có nói: “Ngày nay thời giờ đã coi là vật rất quý ở đời, người đời đối với ngày giời đã sinh lòng bủn sỉn, thì cái hồn thơ lấy đâu mà lai láng được như xưa!”. Ở cái thế giới bôn mang sau cụ trăm năm này thì hẳn cái sự bủn sỉn với ngày giời so với thời cụ còn nhiều hơn gấp bội. Bây giờ mấy ai còn được ngồi bên văn kỷ, đốt đỉnh trầm hương, pha chén nước trà, ngắm bông hoa nở mà ngâm thơ rung đùi làm một cái thú đặc biệt thanh cao như cụ nói khi xưa, thế nhưng sự yêu thơ, thích thơ, chơi thơ thì vẫn không đời nào thiếu.

Các cụ xưa đã vì lạc thú mà dịch Nôm, thì ta nay cũng vì nhã thú mà thưởng thức. Ngâm nga ở miệng, lý thú ở lòng mà dung hội với nguồn tâm của cổ nhân, âu cũng được nửa ngày nhàn trong cõi phù sinh này vậy.

Các soạn giả hiếu cổ cố công tìm trong di thư để cung cho độc giả, sự dụng tâm đã thành mà sự dụng lực cũng gắng. Thế nên tôi đáp lại hậu tình mời viết Tựa, dám lạm viết mấy dòng, cũng để tùy hỷ mà thôi. 

Tháng nhất dương năm Bính thân (2016)
Hậu học Đinh Thanh Hiếu tự Kính Phủ viết tại Tâm Viễn Trai.
.




https://xuandienhannom.blogspot.com/2017/01/an-pham-ac-biet-on-xuan-inh-dau-2017.html









0.1.

"



Sau những bài viết của tôi về ông Tiến sĩ đạo văn, nghiên cứu viên cao cấp, nhà Hán Nôm học tự xưng hàng đầu của Viện Nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện, cùng thành tích nghiên cứu khoa học rởm của ông ta (rất rởm, từ luận án Tiến sĩ đến toàn bộ nghiên cứu trở lại đây) thì gần đây, bắt đầu có một chiến dịch truyền thông bôi nhọ tôi diễn ra trên mạng internet.

Rất vui thưa các quý ông. Đề nghị tiếp tục.

Đến Wikipedia còn không chịu nổi những kẻ gian dối này, họ đã xoá những thông tin sai lầm vô văn hoá viết về tôi trên đó
Phát hiện của ông @Trương Ngọc Hà nào đó hay comment chửi bới tôi trên mạng.
Xin chân thành cảm ơn ông.
"
https://www.facebook.com/anhnp86/posts/1103957736409183



"

Nguyễn Phúc Anh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Jump to navigationJump to search
Nguyễn Phúc Anh
SinhNguyễn Phúc Anh
Xã Phúc Thọ, trấn Đông AnhHà NộiCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Nơi cư trúHà NộiCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Tên khácPhúc Ông, NPA
Quốc tịchCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Việt Nam
Học vịTiến sĩ
Học vấnĐại học Quốc gia Hà Nội
Đại học Thủ đô Tokyo
Nghề nghiệpGiảng viên khoa Văn Học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội (2009 - 2014)
Nghiên cứu sinh Đại học Harvard (2014 - 2018)
Thỉnh giảng viên quỹ Asian Graduate Fellow của Viện Nghiên cứu Á châuĐại học Quốc gia Singapore
Cán bộ Đại học Quốc gia Hà Nội (từ 2018)
Cân nặng220.5
Con cái1
Websitehttp://nguyenphucanh.net
Nguyễn Phúc Anh (sinh ngày 12 tháng 08 năm 1986 tại Hà Nội) là một nghiên cứu gia Hán Nôm và nhân chủng học Việt Nam[1].

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ông Nguyễn Phúc Anh (Hán Nôm: 阮福英), tự Long Anh (隆英), hiệu Phúc Ông (福翁), sinh ngày 12 tháng 08 năm 1986 tại xã Phúc Thọ, trấn Đông AnhHà Nội.
Thuở nhỏ, ông học trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội - Amsterdam, sau đó thi ngành Hán Nôm khoa Văn Học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngay năm nhất, Nguyễn Phúc Anh được trao thưởng đồng thời cấp Đại học Quốc gia Hà Nội và cấp chính phủ, được vinh danh tại Quốc Tử Giám Hà Nội với luận án Luận giải nhan đề tác phẩm 'Văn tâm điêu long' của tác giả Lưu Hiệp[2][3].
Ngay sau lễ tốt nghiệp, ông được quyết định giữ lại trường làm cán bộ Đoàn Thanh Niênvăn thư - lưu trữ kèm công tác chính là dạy môn Hán Nôm Cơ Sở.
Bước sang giai đoạn 2014 - 2018, ông được trường cử đi học tiến sĩ ngành xã hội nhân chủng tại Đại học Thủ đô Tokyo với tư cách đương nhiệm nghiên cứu sinh Hán Nôm Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Được một năm, ông tạm gác việc học để sang Mỹ dự khóa ngắn hạn chuyên nghiên cứu tài liệu lưu trữ của Viện Yên Kinh[4], nội dung bao hàm những chương mục liên đới lịch sử - văn hóa Việt Nam từ hậu kỳ trung đại về sau. Đề tài ông chọn tập trung vào vai trò đang nổi của chủ nghĩa dân tộc Việt Nam trong bối cảnh tương quan các nước Đông Á (Trung HoaĐài LoanTriều TiênHàn Quốc và Nhật Bản) cùng một số quốc gia cựu cộng sản. Chuỗi nghiên cứu này có mối liên hệ mật thiết với lý tưởng về một xã hội cởi mở hơn khi đặt vấn đề xem xét một cách phê phán những ảnh hưởng mang tính ý thức hệ của chủ nghĩa dân tộc đối với xã hội Việt Nam thời sau Đổi Mới. Thành quả hoạt động này là việc công bố khoảng 20 luận văn nghiên cứu lịch sử giao lưu văn hóa giữa các nước Đông Á bằng nhiều thứ tiếng. Ông cũng dịch và tham gia dịch nhiều chuyên luận và bài viết từ tiếng Anhtiếng Hán và tiếng Nhật sang tiếng Việt.
Từ thành công bước đầu này, Nguyễn Phúc Anh quyết định chuyển hẳn hướng nghiên cứu sang nhân loại học, bao gồm : Chủ nghĩa dân tộcchính trị căn cướctrị tâm thuật và chủ nghĩa tân tự do ở Việt Nam cùng các nước hậu cộng sản khác.

Công trình[sửa | sửa mã nguồn]

Luận văn[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Nguyễn Phúc Anh, “Luận giải nhan đề tác phẩm Văn tâm điêu long của Lưu Hiệp“, in trên Tạp chí Hán Nôm, số 6 năm 2007, tr.65-71.
  2. Nguyễn Phúc Anh, “Tổng thuật những thành tựu nổi bật nhất trong nghiên cứu Văn tâm điêu long hiện đại ở Trung Quốc(Some Achievements of Wenxindiaolong Studies in Modern China), Tạp chí Văn học nước ngoài, số 6 năm 2009, tr.107-120.
  3. Nguyễn Phúc Anh, “Tình hình nghiên cứu Văn tâm điêu long trong giai đoạn cổ điển và sự ra đời của Văn tâm điêu long học hiện đại“, Thông báo Hán Nôm học, Nhà xuất bản Thế giới, năm 2010, tr.37-89.
  4. Nguyễn Phúc Anh, “Bối cảnh tri thức và sự hình thành Hóa nguyên luận của Lê Văn Ngữ” (Intellectual Context and The Formation of Le Van Ngu’s Theory of Creation), Tạp chí Hán Nôm, số 3 năm 2010, tr.27-44.
  5. Nguyễn Phúc Anh, “Tính hai mặt của chủ thể thông diễn – Khảo sát những diễn dịch của Nguyễn Phúc Ưng Trình về Khổng Tử”, Tạp chí Hán Nôm, số 2 năm 2011, tr.56 – 67.
  6. Nguyễn Phúc Anh, “Từ việc khảo sát các hệ bản “Tứ thư Ngũ kinh đại toàn” ở Việt Nam bàn về vai trò của hệ thống Đại toàntrong khoa cử truyền thống”, Tạp chí Hán Nôm, 110, 1 (2012), tr.28-45.
  7. Phuc Anh Nguyen, Dang Quynh Trang, “Studies of Hung Vuong by Foreign Scholars and Diachronic Chinese Ones in Particular”, Vietnam Social Sciences, 146, 6, 2011, pp.67-78 (English).
  8. Phuc Anh Nguyen, “Examining Tendencies of Combining Chengyi (程頤)’s and Zhuxi (朱熹)’s Zhouyi-Studies (易學) in East Asian Classical Studies (東亞經學)”, Suoi Nguon Review, General Publishing House, 2012, Ho Chi Minh City, pp.292-314 (Vietnamese).
  9. Nguyễn Phúc Anh, “Luận ngữ tinh hoa và thực chất thái độ “tôn Khổng” của Nguyễn Phúc Ưng Trình”, Hội thảo Kinh điển Nho gia ở Việt Nam, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, tháng 12 năm 2009 (không in kỉ yếu. Email me to read full text)
  10. Nguyễn Phúc Anh, “Thông diễn mới về thiên Nguyên đạo 原道 trong Văn tâm điêu long 文心雕龍 của Lưu Hiệp“, Hội thảo “Nghiên cứu và đào tạo khoa học xã hội nhân văn ở Việt Nam: Thành tựu và kinh nghiệm”, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, tháng 11 năm 2010 (Hội thảo không in kỉ yếu).
  11. Nguyễn Phúc Anh, “Xu hướng kết hợp Dịch học Trình – Chu trong Kinh học Đông Á”, Hội thảo Quốc tế “Chu Hi với Nho học Đông Á” 試論東亞國家經學的程朱易學結合趨向, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, tháng 8 năm 2010 (Hội thảo không in kỉ yếu, tôi đã viết lại bài viết này theo một hướng tiếp cận khác. Email me to read full text).
  12. Nguyễn Phúc Anh, Đặng Quỳnh Trang, “Tín ngưỡng thờ Hùng Vương qua con mắt học giả Trung Quốc lịch đại”, Hội thảo Quốc tế Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trong xã hội đương đại (Nghiên cứu trường hợp tín ngưỡng thờ Hùng Vương ở Việt Nam)[Ancestor worship in contemporary society – With a Case Study of the Worship of Hùng Kings in Vietnam], Thành phố Việt Trì, Phú Thọ, 2011.
  13. Nguyễn Kim Sơn, Nguyễn Phúc Anh, “Tình hình nghiên cứu và giảng dạy kinh điển Nho gia tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn”, Hội thảo Quốc tế BESETOHA 12, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2010.
  14. Nguyễn Phúc Anh, “Về vấn đề sử dụng các cơ sở dữ liệu điện tử phục vụ nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn”, Tọa đàm Cán bộ trẻ với hoạt động nghiên cứu khoa học, Đoàn Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội, tháng 5 năm 2011.
  15. 阮福英、邓琼庄, 越南京族的亭文化与城隍崇拜:对清化省、菁莪亭研究, 防城港巿:《2011 防城港巿京族民俗文化研讨会》会议文件, 2011, 27-32.

Dịch thuật[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Trần Ích Nguyên, “Mối quan hệ giữa ca dao trường thiên tự sự của người Hán và sử thi - Lấy Hắc ám truyện của vùng Hồ Bắc và Ca tử sách của Đài Loan làm đối tượng bàn luận”, (dịch từ nguyên bản tiếng Trung), in trên Sử thi Việt Nam trong bối cảnh sử thi châu Á, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 2009, trang 555-583.
  2. Trần Chiêu Anh, Nho học Đài Loan: Khởi nguồn, chuyển hóa và phát triển, Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội sắp in năm 2011.
  3. Tài liệu Hội thảo quốc tế Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Sóc Sơn – Hà Nội phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Hà Nội tổ chức, tháng 3 năm 2011.

"

2 nhận xét:

  1. Các học giả với trí thức tranh luận với nhau về học thuật hay nhở. Sau khi đóng đinh quan điểm cá nhân nhân thì cacc ấy đưa nhân dạng với nhân cách của đối phương ra để bôi do trát trấu vào. Còn quan điểm của đối phương thế nào, các phản bác quan điểm học thuật ra sao thì không thấy ai quan tâm ngoài lời bàn sách viết dài thế thì sai vài chỗ là không thể tránh khỏi. Công nhận tranh luận giỏi thế thì học thuật không phát triển theo hướng xuống hố mới lạ.

    Trả lờiXóa
  2. 1. Bài mới lên Fb của Đặng Văn Sinh

    "
    Đặng Văn Sinh
    7 giờ ·


    "ĐƯỜNG THI QUỐC ÂM CỔ BẢN" MỘT CÔNG TRÌNH BIÊN KHẢO NGHIÊM TÚC, CÓ GIÁ TRỊ HỌC THUẬT...
    Đặng Văn Sinh
    Ngày 28 tháng 12 năm 2018, trên trang điện tử báo "Nông nghiệp Việt nam" , tác giả Khải Mông (tức Kiều Mai Sơn) có bài viết với nhan đề "Đạo văn từ trang 'thivien.net' để in sách ĐƯỜNG THI QUỐC ÂM CỔ BẢN". Mới nhìn cái title, chưa cần đọc nội dung đã thấy có sự khiêu khích. Với sự kiện "động trời" này, rất có thể Kiều Mai Sơn chắc mẩm, cú đòn sấm sét đánh một phát chết ngay, Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông phải cúi đầu "tâm phục khẩu phục".
    Tuy chỉ là bài viết ngắn nhưng tác giả nêu ra hai vấn đề rất nghiêm trọng. Một là, phương pháp biên khảo thiếu khoa học "lộ cộ về phương pháp lẫn nội dung". Hai là, Nguyễn Xuân Diện và Trần Ngọc Đông đã lấy toàn bộ bản dịch trên trang "thivien.net" phục vụ cho thao tác dịch nghĩa cuốn sách "Đường thi Quốc âm cổ bản" (ĐTQÂCB). Về điểm hai, để cho chắc ăn, Kiều Mai Sơn còn kéo cả Tiến sĩ Nguyễn Phúc Anh (Đại học KHXHXH&NV) cùng Thạc sĩ Lê Huy Hoàng (ĐHSPII Hà Nội) "tham chiến" như một sự viện trợ đắc lực về học thuật. Nguyễn Phúc Anh còn cất công làm một phép toán thống kê số học so sánh giữa ĐTQÂCB với "thivien.net" về tỷ lệ phần trăm những từ, ngữ, câu giống nhau để khẳng định "đạo văn" là chuyện không thể chối cãi.
    Vậy sự thật như thế nào? Với tư cách là người từng đọc khá kỹ ĐTQÂCB, kể cả cuốn tái bản cuối năm 2017 (nhóm làm sách đã chỉnh sửa sai sót, bổ sung tư liệu cho chính xác, nhưng Kiều Mai Sơn vẫn căn cứ vào cuốn xuất bản lần đầu để chỉ trích), chúng tôi nhận xét, đây là một công trình biên khảo nghiêm túc về học thuật. Hai tác giả chẳng những đã dảnh thời gian và tâm huyết sưu tầm, biên soạn một cuốn sách quý hiếm giúp cho bạn đọc hiểu thêm về khả năng sử dụng chữ Nôm của tiền nhân, mà còn góp phần nâng cao năng lực thẩm mỹ qua những bản dịch độc đáo bởi ngọn bút tài hoa của những bậc cự nho như Trần Tế Xương, Dương Khuê...

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.