Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn làng-văn-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn làng-văn-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

10/08/2021

Bóng ma Hà Minh Thành xuất hiện trong đại dịch 2021, lần này là bs Khoa (tiếp theo)

Thông tin về sự kiện bóng ma Hà Minh Thành xuất hiện trở lại trong đại dịch 2021 đang được cập nhật. Phần đầu tiên thì xem ở đây.

Do dung lượng của entry đầu tiên đã quá đầy, nên mở một entry mới.

Vậy là, đến sáng ngày 10 tháng 8, có thể tạm đi đến một điểm chung cho sự kiện Hà Minh Thành năm 2011 (tạm gọi) và sự kiện Hà Minh Thành năm 2021, đó là: đều loáng thoáng bóng dáng của các cây viết (nhà văn, nhà báo).

Lần này, con ma Hà Minh Thành và các liên kết của nó đang ở trong nước, nên chắc sẽ sớm có kết quả từ các cơ quan điều tra.

09/04/2018

Bắt uống nước giẻ lau bảng và đâm thầy giáo 2018 : đã có trong thơ Trần Nhuận Minh từ 2009 - 2011

Thực sự là từ 2009 và 2011, nhà thơ Trần Nhuận Minh, qua hình tượng thơ, đã mường tượng thấy cảnh học trò cầm dao đuổi đâm thầy giáo.

Tính nhân văn của tứ thơ ấy, đến đầu năm 2018, mới được nhận ra, ở chỗ: nhà thơ tự cho mình làm bia đỡ đạn cho thầy giáo. Và kết quả: người chạy ra can ngăn học trò không cho nó đâm thầy, thì đã bị đâm thủng ngực !

25/10/2017

Dương Nghiễm Mậu cùng một chiếu với Ma Văn Kháng : Nhà văn với đại đoàn kết dân tộc

Hôm trước, đi ngang qua khu biệt thự Tây Hồ (nơi ở và nghỉ dưỡng của các lãnh đạo cao cấp nhất của quốc gia), thấy cổng có treo biển lớn đại loại: Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc. Đã đi ở đây (22/10/2017). Chắc là hội nghị đại đoàn kết đang diễn ra ở khu biệt thự ấy.

Bây giờ, thấy tạp chí của Hội Nhà văn thể hiện tinh thần sứ mệnh đó.

22/09/2017

Sau ĐẠI GIA, giờ đến MỐI CHÚA bị cấm phát hành ngay khi vừa ra lò

Về phương diện ngữ nghĩa, thì có khi Mối chúa chính là Đại gia, và ngược lại ! 

Về bộ tiểu thuyết Đại gia của nhà văn Thiên Sơn mấy năm trước, thì xem lại ở đây (nửa cuối năm 2013).

07/09/2017

Phạm Thị Hoài hồi ở Viện Sử, và kinh nghiệm học chữ Hán cuối 1980s

Hôm nay, ngày 7/9/2017, có việc, tôi có mặt ở Viện Sử học (đường Hàng Chuối, Hà Nội) trước 2 giờ chiều.

Xong việc thì khoảng 3 rưỡi. 

Bà chị kính yêu kéo và bảo vào phòng chị chút đã. Chị còn cẩn thận nói: phòng cũ của chị. Chúng tôi đi từ tầng ba xuống tầng hai. Mấy khi được gặp gỡ như vậy, nên chuyện giữa các thế hệ nối nhau, hết chuyện nay thì lại sang chuyện xưa.

29/07/2017

Xung quanh một bài viết của nhà văn Sơn Tùng, về mối quan hệ Nguyễn Ái Quốc - Phạm Quỳnh

Bài của nhà văn Sơn Tùng đăng trên trang Đại Đoàn Kết vào tháng 4/2017. Cuối bài ghi niên đại 2008, có lẽ là năm nhà văn đã chấp bút xong.

Sau đó, trên website của Tuần Báo Văn Nghệ Tp.Hồ Chi Minh xuất hiện bài của Đặng Minh Phương, vào tháng 5 cùng năm, để phản luận lại một số điểm. Rồi tác giả này đi đến kết luận: bài của Sơn Tùng có nhiều bịa đặt.

24/07/2017

Hồi kí của Trọng Lang Trần Tán Cửu : "Trước ngã ba lịch sử" - 1

Về hồi kí Trước ngã ba lịch sử của nhà phóng sự nổi danh hồi 1930-1954 là Trọng Lang Trần Tán Cửu, và mối quan hệ cha con Trần Tán Bình - Trần Tán Cửu hồi đầu thế kỉ 20, đã có một Lời dẫn đi một ít hôm trước (đọc lại ở đây, ngày 19/7/2017).

Từ hôm nay, Giao Blog sẽ đăng dần Trước ngã ba lịch sử, theo đúng bản đã lên Tronglang.com.

19/07/2017

Nhân vật Đông Kinh Nghĩa Thục còn ít được biết đến : Trần Tán Bình (1868-1937)

Đây là bản đăng của Giao Blog dành riêng cho nhân vật Đông Kinh Nghĩa Thục còn ít được biết đến (hoặc đã bị lãng quên). Là cụ Trần Tán Bình.

Thực chất bản đăng dần trên Giao Blog từ tháng 7 năm 2017 này chỉ là bản đăng lại. Bản gốc vốn đã xuất hiện năm 2012 trên website Tronglang.com (trang web Trọng Lang, tức nhà văn Trọng Lang Trần Tán Cửu lừng danh thời trước 1945). Trang này đăng tải hồi kí của Trần Tán Cửu với tiêu đề Trước ngã ba lịch sử.

25/06/2017

"Tam giác ngầm và đen" 2017, vượt cả trong tiểu thuyết "Đại Gia" của Thiên Sơn

Bộ tiểu thuyết Đại gia của nhà văn Thiên Sơn đã ra mắt bạn đọc mấy năm trước, sau đó thì bị tuýt còi (xem lại ở đây, tháng 7/2013).

Bộ đó vốn có tên nguyên thủy, từ bản thảo đầu tiên đến trước khi ra sách, là Quyền lực đen. Người biên tập đã đổi thành Đại gia và chia làm 2 tập, trong đó có một tập là Quyền lực đen và một tập là Tam giác ngầm.

Đến năm 2017, "tam giác đen" mà cũng là "tam giác ngầm", gọi chung là "tam giác ngầm và đen" của hiện thực còn tưởng như vượt cả tiểu thuyết của Thiên Sơn.

07/06/2017

Ghi chép mới của Lưu Trọng Văn (tháng 6 năm 2017)

Cụ Lưu Trọng Văn thi thoảng công bố một ghi chép gì đó. Cứ kiểu lớt phớt vui vui chơi chơi, nhưng thật ra thì không phải vậy. Phong cách của cụ là "tưng văn tửng" vậy.

Hãy đọc dòng này của cụ (kỳ 4 ở dưới):
"Gã vốn chỉ là gã hề yếu đuối như một cơn gió vu vơ lướt qua cuộc đời này thôi, nhưng trót lửng lơ, trót nhìn thấy muôn cảnh vật quê hương để mà yêu, trót nghe thấy, nhìn thấy bao nỗi khổ đau của đồng bào để mà thương mà xót xa, trót ngửi đẫm mùi khói của thù hận, đố kỵ để mà căm giận… Trót, trót, trót... mất rồi…"

Lần trước, đã đọc cụ ở đây (tháng 3 năm 2016).

28/05/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : tập thơ vừa bị tuýt còi của Trần Nhuận Minh, có gì lạ

"Bài thứ nhất, "Những điều ấy": Yêu ai thì bịa cho họ lắm điều hay/ Ghét ai thì vu cho họ nhiều lầm lỗi/ Tôi nhận ra những điều ấy trong sách giáo khoa/ Dạy các thế hệ trẻ con về sự trung thực...
Bài thứ hai, "Lúc ấy": Một học sinh lớp 12 đuổi đâm thầy giáo/ Anh chạy theo can/ Và bất ngờ bị đâm thủng ngực/ Lúc ấy trên truyền hình đang có cuộc mít tinh/ Ca ngợi nền giáo dục của chúng ta vô cùng ưu việt! " (những câu thơ trong tập thơ đã được trao giải của Trần Nhuận Minh, theo Lê Thiếu Nhơn ở mục 2)

Nhà thơ Trần Nhuận Minh là anh trai ruột của nhà thơ Trần Đăng Khoa.

04/02/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - 2 (mục lục tuyển tập 1990)

Về tuyển tập này, đã giới thiệu hôm trước, ở số 1 (xem ở đây). 

Với mục đích lưu giữ tư liệu, tôi sẽ đưa toàn cuốn lên blog này, bằng bản chụp ảnh. Công việc được thực hiện dần dần, và theo đúng thứ tự của nguyên bản, tức theo nguyên mục lục của bản in năm 1990.