Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

28/02/2020

CDC - hệ thống phòng bệnh của các nước, nhìn nhanh nhân đại dịch Cô Vy 19 - 20

Thấy một số nơi bàn luận về hệ thống CDC trong y tế của nhiều quốc gia hiện nay (Mĩ, Nhật, Hàn, Trung Quốc, Việt Nam,...).

Hệ thống này ra sao, nhìn từ khả năng đối ứng của nó trước Cô Vy 19 - 20, sẽ biết được phần nào.

Mình có một chút trải nghiệm thực tế về CDC. Bây giờ là sưu tập từ các nơi, làm dần dần. Bài đầu tiên là về CDC ở Đài Loan - một quốc gia hiện chưa gia nhập WHO, nhưng đang tự cho rằng họ đã đối ứng tốt với Cô Vy sớm hơn so với Trung Quốc đại lục.

26/02/2020

"Sử thổ phỉ" dưới góc nhìn Trần Nhuận Minh

Ông Tạ Chí Đại Trường thì dùng chữ "sử học thời thổ tả". Loạt bài ấy, của ông, có thể xem ở trên Giao Blog, ở đây (từ năm 2013).

Còn bác Trần Nhuận Minh từ vùng quê mở rộng Quảng Ninh - Hải Phòng - Hải Dương (thực chất vẫn là vùng xứ Đông ngày trước) thì phát hiện dần ra cái gọi là "sử thổ phỉ".

Một đằng là thổ tả, tức bệnh dịch. Dạng như Cô Vy 19 - 20 đang uy hiếp nhân loại toàn cầu. Có liên quan đến phương Tây, vì tác giả thuật ngữ ấy lúc đó đang ở trời Tây.

Một đằng thổ phỉ, tức một loại người mang tính nghề nghiệp. Có liên quan với từ đồng loại ở ngoài vùng mỏ Quảng Ninh là "than thổ phỉ". Có than thổ phỉ, nên cũng có sử thổ phỉ là vì vậy.

22/02/2020

Lâu rồi có thêm một tin vui : học sinh Việt Nam ở Đại học Nam Cửu Châu được cảnh sát thành phố cảm ơn

Lần trước, cũng đã có nam học sinh Việt Nam được cảnh sát Nhật Bản gửi giấy cảm ơn vì hành động dũng cảm. Xem lại ở đây (tháng 5 năm 2019).

Lần này là lưu học sinh Phong (33 tuổi, ở Đại học Nam Cửu Châu). Phong đã giúp cho hai vợ chồng người Nhật Bản tránh được một cú lừa tiền qua điện thoại (một hình thức lừa đảo khá thịnh hành ở Nhật khoảng 20 năm nay, mà đối tượng bị lừa phần nhiều là người già).

Lúc đó, Phong đang trong ca làm thêm ở cửa hàng tiện ích gần nơi em học. Việc làm thêm này, ngày xưa, lớp của chúng tôi cũng đã trải nghiệm, ví dụ đã kể ở đây (tháng 5 năm 2016). Lứa của chúng tôi là ngay đầu thế kỉ XXI, lứa của Phong thì đang là thập niên thứ hai.

Những người có tên Phong. Ngẫu nhiên, làm mình tưởng nhớ đến cụ lưu học sinh Việt Nam lớp đầu tiên, là Trần Đông Phong (đọc lại ở đây). Đó là lứa đầu thế kỉ XX.

Cũng tên Huỳnh Thanh Phong, cũng ở Hậu Giang, thì có cậu ấm này.

21/02/2020

Văn Miếu – Quốc Tử Giám và bệnh dịch hạch ở Hà Nội năm 1903 (bài Đào Thị Diến)

Bệnh dịch hạch ở đầu thế kỉ XX đã làm thế giới khiếp đảm.

Ở Hà Nội thuộc Pháp lúc đó, đại khái: "vào tháng 4-1902, Hà Nội lại có 14 người mắc bệnh dịch hạch và 8 người chết vì bệnh này. Và đầu năm 1903, bệnh dịch hạch lại bùng phát ở Hà Nội mà người đầu tiên phát hiện ra bệnh dịch hạch ở Hà Nội năm 1903 là Adrien Le Roy des Barres, bác sĩ tốt nghiệp ở Paris và làm việc tại Hà Nội từ 1902. Theo tài liệu lưu trữ, ngày 21-3-1903, bác sĩ Le Roy des Barres đi khám bệnh cho hai gái điếm ở phố Hàng Trứng tại một nhà thổ (maison de tolérance) thì phát hiện ra hai cô gái điếm này bị bệnh dịch hạch và đã quyết định giữ họ ở khu cách ly (người Pháp gọi là lazaret)."

Hợp nhất thôn và tổ dân phố ở Hà Nội 2020

Việc này đã được bàn bạc ở địa bàn dân cư trong năm 2019.

Lúc đầu, ở chỗ mình - nơi có bác tổ trưởng đặc biệt là con cháu cụ thổ ti, đã đi ở đây hay ở đây - cũng có lo ngại, vì sợ tổ mình phải hợp nhất vào với một tổ nữa. Mà nếu hợp nhất thế, thì điều kiện cứng tổ trưởng tổ dân phố phải là đảng viên, thì tổ mình mất luôn tổ trưởng ! Tức là, bác con cháu thổ ti hiện chưa có đảng, nếu hợp nhất diễn ra, thì bác ấy phải nghỉ, và tổ trưởng tự động là do nhân vật tổ trưởng của tổ bên kia đảm nhận.

Nhưng đến cuối năm thì cụ bí thư chi bộ thông báo lần cuối: không hợp nhất nữa. Lí do trình bày sau, mà xem ra, khá thú vị, phản ánh đặc trưng đô thị hóa của Việt Nam thời đầu thế kỉ XXI.

Nông cụ hàng bãi và công nghiệp hóa nông nghiệp Việt Nam (góc nhìn người Nhật)

Quả thật là khoảng gần 20 năm về trước, có một đàn anh rủ mình đưa nông cụ hàng bãi Nhật Bản về Việt Nam. Gọi là đánh hàng về để kiếm lợi nhuận. Một ý tưởng thực sự tiên phong ! Sau đó, anh thực sự vào cuộc.

Bây giờ, đàn anh đã bỏ cả gia đình ở Nhật mà về Việt Nam rồi (lần trước tới thăm, thì không còn gặp anh nữa, đọc nhanh ở đây - từ mùa hè năm 2016).

Bây giờ là một bức tranh về nông cụ hàng bãi Nhật Bản và công nghiệp hóa nông nghiệp Việt Nam.

20/02/2020

Thêm một vụ đạo văn vừa bị phát giác : từ điển thuổng

Thấy anh Hoàng Tuấn Công kêu trước, rằng của nả anh đưa lên thư phòng của mình bị trộm đột nhập vào lấy kha khá, mà đem luôn ra in thành từ điển.

Bác Hoàng Tuấn Công lâu nay dành khá nhiều tâm sức cho một vụ đạo văn xuyên thế kỉ liên quan đến bác Nguyễn Đức Tồn (ví dụ ở đây), thì bây giờ, bản thân nhà bác Hoàng  bị đạo chích đột nhập luôn !

Vẫn thi thoảng thấy bác Hoàng kêu mất gà mất ngan này nọ, nhưng lần này thì hình như là vụ trộm to.

Cầu mong nữ thần Mã Tổ đẩy lùi đại dịch Covid-19, bà Thái Anh Văn đi lễ đền Từ Hựu

Tên đúng của ngôi đền là Từ Hựu cung, thuộc nước Đài Loan. Còn ở Nhật Bản, thì đã đưa tin về việc cầu Thần Phật đẩy lùi đại dịch Cô Vy, đọc lại ở đây.

Lần trước, cũng đã nói đến việc các bà Thái Anh Văn và Tô Trị Phần đi lễ đền thờ nữ thần danh tiếng Mã Tổ, đọc lại ở đây (năm 2016). 

Văn thơ Việt với anh hùng Phạm Tuân bay vào vũ trụ và bắn hạ B52 Mỹ

Vì là đồng hương, lại là một chút đàn em đồng trường cấp 3 (ngôi trường cấp 3 mà anh hùng họ Phạm đã học thì thật ra tôi cũng chỉ học có vẻn vẹn hai tuần), nên thi thoảng Giao Blog có nhắc một số chuyện nghe thực tế về người anh hùng (ví dụ đọc lại ở đây).

Quả thực đã có một dòng thơ Việt, gồm cả sáng tác chuyên nghiệp và sáng tác dân gian truyền khẩu, về người anh hùng Phạm Tuân. Sẻ mở một góc sưu tập ở đây.

Ở quê, từ hồi Phạm Tuân bay vào vũ trụ, dân gian đã có câu:
"Dân đang thiếu gạo thiếu mì, bay vào vũ trụ làm gì hả Tuân".

17/02/2020

Một người Nhật ở Việt Nam kì lạ : đến làm nông dân trồng chuối trên đảo hoang

Người nông dân ấy vốn là một chàng trai sinh trưởng ở vùng ngoại ô Tokyo, rồi khoảng 20 tuổi thì đến Việt Nam. Đó là năm 1963. Mà là, để trở thành nông dân trên đảo hoang ở vùng Cái Bè.

Ông ấy vừa qua đời đột ngột vào ngày 6 tháng 2 vừa rồi.

16/02/2020

Đi lễ đàn Nam Giao năm 2020 (chuyện kể của ông Nguyễn Đắc Xuân)

Tại đất cố đô Huế, mình từng có dịp gặp gỡ với các vị quan đầu tỉnh, trong đó có cả "người anh hùng hụt" Hồ Xuân Mãn (đọc lại ở đây), hay nhà thơ nguyên Bộ trưởng Văn hóa Nguyễn Khoa Điềm (đọc lại ở đây).

Nhưng ấn tượng nhất vẫn là các cuộc gặp gỡ với các học giả người Huế chuyên viết về Huế. Vài ba lần gặp cụ Nguyễn Đắc Xuân tại "đất thần kinh". Gần đây, đầu năm 2020, cụ Xuân có viết về cuộc gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về Huế có tranh thủ đi lễ đàn Nam Giao.