Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

27/10/2017

Ý kiến về định danh các tộc người, hay thành phần dân tộc, ở Việt Nam (bài Mai Thanh Sơn)

Lần trước, thì phía biên phòng lên tiếng (ở đây).

Lần này, tác giả là một nhà dân tộc học. Bài vừa lên mạng hôm nay.

Bài phản ánh một thực tế đang diễn ra liên quan tới "tộc danh" ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, có nhiều chỗ nhầm lẫn hay mâu thuẫn. Ví dụ nhanh:

Học tập người anh em Cu Ba, và học tập các doanh nhân như anh Khải "lụa Việt gốc Tàu"

Có hai mẩu về học tập. Đều vui và thiết thực. Tình hình Cu Ba, và tình hình anh Khải, hiện giờ đều rất ban-căng.

Học Cu Ba là mẩu của anh Phong. Còn học anh Khải là mẩu của chú Dương. Anh Phong và chú Dương đều dân làm báo.

26/10/2017

Một kiến giải về chữ Hán giản thể : mất nghĩa gốc, sinh ra nghĩa mới đáng sợ như quả báo !

Bài của Đại Kỷ Nguyên (tiếng Trung và tiếng Việt) - một trang mạng mà blog tôi không mấy tin dùng, nhất là trang tiếng Việt.

Học tập, làm theo tấm gương bác Tập : ghi rõ học vị là "Tiến sĩ Tại chức"

Vấn đề "Tiến sĩ Tại chức" và những nan giải từ nó, nguyên nhân làm ra nó, ở Việt Nam trong khoảng 20 năm nay, thì đã được nguyên Viện trưởng Viện Sử học Trần Đức Cường phát biểu nhiều lần. Khi ông phát biểu đó, là với tư cách Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam). Bản thân tôi đã nghe ông phát biểu trong các cuộc họp lớn vài lần, ngoài ra còn là trao đổi cá nhân. 

Đó là lúc ông đương chức. Chứ không phải đợi sau khi hạ cánh và có được sổ hưu rồi mới phát ngôn như một số cụ khác, ta thường thấy hiện nay.

Những người thợ rèn Nùng An còn sót lại ở Tây Nguyên

Đầu tiên là từ tỉnh Đắc Lắc - một trong những cứ điểm quan trọng trên đường di cư của người Nùng An nói riêng, và người Tày Nùng nói chung, sau năm 1975, từ vùng Đông Bắc xuống phía Nam tổ quốc.

Người Nùng An khu vực xã Phúc Sen (Quảng Uyên, Cao Bằng) đi tới đâu, là mang tới đó kĩ thuật rèn riêng có của họ. Đầu tiên, ở đây, là tình hình một địa bàn nhỏ ở tỉnh Đắc Lắc.

25/10/2017

Dương Nghiễm Mậu cùng một chiếu với Ma Văn Kháng : Nhà văn với đại đoàn kết dân tộc

Hôm trước, đi ngang qua khu biệt thự Tây Hồ (nơi ở và nghỉ dưỡng của các lãnh đạo cao cấp nhất của quốc gia), thấy cổng có treo biển lớn đại loại: Nhà văn với sứ mệnh đại đoàn kết dân tộc. Đã đi ở đây (22/10/2017). Chắc là hội nghị đại đoàn kết đang diễn ra ở khu biệt thự ấy.

Bây giờ, thấy tạp chí của Hội Nhà văn thể hiện tinh thần sứ mệnh đó.

24/10/2017

"Viêm giao trưng cổ kí" của Cao Xuân Dục, trong so sánh với "Đại Nam nhất thống chí"

Bài của Nguyễn Hải Kế. 

Lẽ ra cần đặt ra so sánh như vậy ngay từ đầu, để thấy rằng, sách của Cao Xuân Dục không khác nhiều so với Đại Nam nhất thống chí.

Đại hội Mạc tộc Thế giới lần thứ 3 (thông báo của anh em ở phía Nam)

Về Mạc tộc Thế giới, đặc biệt là Đại hội lần thứ nhất tổ chức tại tỉnh Quảng Đông năm 2013, thì một ít thời gian nữa mình sẽ viết. Bây giờ, thì một chút về Đại hội lần thứ 3 sẽ tổ chức tại tỉnh Hải Nam (tháng 11/2017).

Mà là một góc thông tin được công bố, từ thông báo của các anh em ở phía Nam.

23/10/2017

Đâu chỉ tài sản, ngay lí lịch kê khai của quan chức Việt cũng mung lung

Mung lung, hay tù mù, khó nắm bắt, vì không biết đâu là thật đâu là giả. Ngay lí lịch còn thế. Nói gì đến tài sản công khai, với tài sản ngầm.

Ví dụ về trường hợp ông Đinh La Thăng theo tư liệu đưa về blog này từ hồi tháng 5 năm 2015 - tức là khi ông đang là Bộ trưởng Giao thông, mà không phải là bây giờ (tháng 10/2017, đã bị kỉ luật).

Xem cụ thể so sánh đồng cấp đã lưu hồi tháng 5 năm 2015, ở đây.

22/10/2017

Tiễn đưa cụ thủ nhang Trương Công Đức (1945-2017), người tái thiết Phủ Tây Hồ sau Đổi Mới

Sáng nay, ngày 22/10/2017, chúng tôi đã lên Phủ tiễn đưa cụ.

Năm 1945 là năm sinh giấy tờ. Trên thực tế, thì cụ thường nói với chúng tôi là sinh năm Nhâm Ngọ (1942). Các cụ đồng lứa trong làng Tây Hồ cũng nói tương tự. Bài vị chính thức trong tang lễ cũng ghi năm sinh là Nhâm Ngọ, hưởng thọ 75 tuổi.

Tang lễ được cử hành tại nhà khách Phủ Tây Hồ/đền Kim Ngưu. Mộ phần của cụ sẽ nằm trong khuôn viên vườn chùa Tây Hồ (Địa Linh tự/Phổ Linh tự). 

Phim mới ra lò "The Vietnam War", qua phản biện của Bùi Tín


21/10/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Hoàng hậu Nhật Bản bày tỏ ấn tượng sâu sắc về chuyến thăm Việt Nam 2017

Hôm qua, ngày 20/10/2017, là sinh nhật lần thứ 83 của Hoàng hậu Nhật Bản.

Hoàng hậu đã trả lời phỏng vấn báo chí bằng văn bản. Ngay ở phần mở đầu, bà đề cập đến ấn tượng tốt về chuyến tháp tùng nhà vua tới thăm Việt Nam trong năm 2017 (đã điểm tin trên Giao Blog, ở đâyở đây). Bà có nói đến các chí sĩ trong phong trào Đông Du, về tình bạn Phan Bội Châu - Asaba.