Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

26/10/2017

Một kiến giải về chữ Hán giản thể : mất nghĩa gốc, sinh ra nghĩa mới đáng sợ như quả báo !

Bài của Đại Kỷ Nguyên (tiếng Trung và tiếng Việt) - một trang mạng mà blog tôi không mấy tin dùng, nhất là trang tiếng Việt.

Bản gốc (năm 2014) để ở dưới bản tiếng Việt (năm 2017).



---



1. Bản tiếng Việt (năm 2017)






Có người cho rằng, những chữ Hán giản thể giống như là một điềm báo chẳng lành. Vì sao lại nói như vậy? Mời bạn xem tiếp sẽ rõ.


Văn hóa Á Đông không hề đơn giản như bề mặt mà mọi người nhìn thấy. Từng nét lễ nghi, từng bộ trang phục, từng nét chữ đều ẩn chứa những nội hàm vô cùng sâu sắc, và liên hệ mật thiết với từng hơi thở trong cuộc sống của chúng ta.
Có một nét văn hóa mà không thể không nhắc đến, chính là nội hàm thâm sâu của loại chữ viết tượng hình – Chữ Hán. Tuy nhiên, sau khi chữ Hán bị giản lược, thì những nội hàm ấy cũng bị mất đi, thay vào đó là sự lệch lạc, thậm chí biến dị.
Có một cư dân mạng đã liệt kê ra hàng loạt các chữ Hán giản thể. Tác giả đối chiếu những chữ Hán giản thể này với các hiện tượng tai nghe mắt thấy trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Và điều nhìn thấy được khiến người ta không khỏi phải giật mình kinh ngạc!
1. Chữ “Thân” chính thể 親 (người thân)
Chữ “Thân” giản thể 亲, mất chữ “Kiến”  
Thân bất kiến: Người thân không gặp được nhau. Một năm chẳng biết cha mẹ, con cái, người thân được đoàn tụ bao nhiêu lần? Nơi nào cũng thấy lưu lại những cuộc tình chớp nhoáng. Các quý ông, quý bà khinh thường đạo lý, lang chạ khắp nơi. Điều này khiến những người cùng huyết thống cũng chẳng được vui vầy bên nhau.


Khi chữ Thân giản thể. ảnh dẫn theo dulichanhsaomoi.com

2. Chữ “Sản” chính thể 產 (sinh sản)
Chữ “Sản” giản thể 产, mất chữ “Sinh” 生
Sản bất Sinh: Đậu thai mà không sinh. Ngày nay các phòng khám tư, phẫu thuật phá thai nơi nào cũng thấy. Ruộng màu thì bị bỏ hoang, mọi người đổ dồn về các khu công nghiệp và thành phố lớn, không cần ngũ cốc chỉ lo kiếm tiền.
3. Chữ “Hương” chính thể 鄉 (Quê hương)
Chữ “Hương” giản thể 乡, mất chữ “Lang” 郎 – những người trẻ
Hương vô Lang: Quê nhà không có người trẻ. Ai nấy đều đổ về thành phố lập nghiệp mưu sinh. Trong thôn làng khó có thể bắt gặp những khuôn mặt trẻ trung. Khắp cả ngôi làng chỉ thấy những người già yếu, trẻ con và người tàn tật. Đây cũng chính là một cảnh tượng thường thấy nhất tại Trung Quốc ngày nay.
4. Chữ “Ái” chính thể 愛 (Yêu)
Chữ “Ái” giản thể 爱, mất chữ “Tâm” 心 – trái tim
Ái vô tâm: Yêu không xuất phát từ trái tim. Ngày nay thử hỏi có mấy người còn giữ tấm chân tình son sắt, hay là chỉ quen chạy theo thời thế xô bồ. Đại gia cặp với chân dài. Kẻ ham tiền, người háo sắc, hễ có lợi là trao thân. Tình một đêm, tình sét đánh, tình chớp nhoáng khiến nhà nghỉ mọc lên nhan nhản khắp nơi. Quả là tình yêu không còn sự kết nối thiêng liêng và trách nhiệm suốt cuộc đời như văn hóa Thần truyền xưa kia.
5. Chữ “Miến” chính thể 緬 (Mỳ)
Chữ “Miến” giản thể 面, mất “bộ Mạch”麥 – Lúa mỳ
Miến không Mạch: Bột mỳ không làm từ lúa mạch, thì làm từ thứ gì, bạn thử đoán xem? Bột mỳ không có mùi lúa mạch, kỳ thực đã trộn lẫn phoóc môn. Đây cũng là tình trạng làm giả thực phẩm, gạo giả… phổ biến trong xã hội ngày nay


Bột mì giả. Ảnh dẫn theo phapluatplus.vn

6. Chữ “Tiến” chính thể 進 (Tiến tới)
Chữ “Tiến” giản thể 进, mất chữ “Giai” 佳 – Tốt
Tiến bất giai: Bước tiếp sẽ không may mắn, mà thành con ếch ngồi trong đáy giếng (Chữ Tỉnh 井: cái giếng). Sự nghiệp cả đời truy cầu chỉ như mò trăng đáy nước, tiền tài cũng như hái hoa trong gương.
7. Chữ “Ứng” chính thể 應 (Hồi ứng)
Chữ “Ứng” giản thể 应, mất chữ “Tâm” 心
Ứng vô tâm. Lời nói gió bay, dẫu hứa hẹn cũng khó thành hiện thật, nói lời lật lọng mà không biết ngượng ngùng. Bởi vậy, trong xã hội ngày nay ‘thành tín’ ngày càng mai một, dường như đã trở thành một thứ gì đó xa xỉ không với tới. Đây cũng là tình trạng xuống dốc, đạo đức suy đồi trong xã hội ngày nay.
Người xưa rất xem trọng chữ Tín, coi lời thề hẹn nặng tựa núi Thái Sơn, lời nói ra là đã được Trời Đất làm chứng, ắt phải thực hiện. Tuy nhiên, nhiều người ngày nay vốn ảnh hưởng bởi học thuyết vô Thần, lừa gạt lật lọng, chỉ hòng đạt được lợi ích cho mình. Thật chẳng đáng buồn lắm sao!
8. Chữ “Thính” chính thể 聽 (Nghe)
Chữ “Thính” giản thể 听, mất chữ “Nhĩ”  – tai
Chữ “Thính聽” (lắng nghe) ở dạng chính thể gồm bộ “Nhĩ耳” (tai), bộ “Vương 王” (vua), chữ “Thập 十” (mười), chữ “Mục目” (mắt), chữ “Nhất一” và chữ “Tâm 心”.  Nếu ghép các bộ này vào nhau chúng ta sẽ hiểu được hàm ý mà ông cha ta muốn gửi gắm. Khi lắng nghe một ai đó, chúng ta phải khiến người ấy cảm thấy mình quan trọng như một vị vua (chữ Vương), và lắng nghe bằng đôi tai của mình (bộ Nhĩ). Đồng thời chúng ta còn phải dồn mọi ánh nhìn và sự chú ý tới họ (chữ Thập, chữ Mục). Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, điều quan trọng nhất là phải dành trọn trái tim để cảm nhận những điều họ nói (chữ Nhất, Tâm). Chỉ có như vậy chúng ta mới có thể lắng nghe trọn vẹn những thông điệp mà họ muốn truyền tải, mới biết cách thấu hiểu và trân trọng người khác.
Chữ “Thính” 听 giản thể là Thính thiếu Nhĩ: Nghe mà thiếu mất tai. Nó chỉ gồm bộ “Khẩu口” (cái miệng) và bộ “Cân斤” (cái rìu). Đại ý là không phải dùng tai, dùng mắt, hay dùng tâm để lắng nghe như văn hóa truyền thống, mà là nghe bằng miệng, bằng những lời búa rìu sắc nhọn.


Khi chữ “Thính” giản thể. Ảnh dẫn theo twitter.com

9. Chữ “Ưu” chính thể 優 (Ưu tú)
Chữ “Ưu” giản thể 优, mất chữ “Ưu” 憂 – ưu lo
Ưu cần phải Ưu lo: Muốn thành người ưu tú, xuất chúng cần phải biết lo lắng cho đại cục, cho người khác. Bậc hiền tài như vậy trong thiên hạ là khó cầu nhất. Người tài thời nay nghĩ đến vinh hoa, phú quý cho riêng mình hay lợi ích cho muôn dân? Những người nhiều tài lắm tật, e rằng lợi ít hại nhiều. Kiểu người này chỉ khiến con người càng thêm lo sầu.
10. Chữ “Thái” chính thể 採 (Hái)
Chữ Thái giản thể 采, thiếu bộ Thủ 手 – Cái Tay
Thái vô Thủ: Muốn hưởng mà không muốn động tay ra hái. Ngồi mát ăn bát vàng người người muốn, đục nước béo cò kẻ kẻ cầu. Đây cũng có thể nói là một thực trạng dễ thấy trong xã hội ngày nay. Những cậu ấm cô chiêu, những thế hệ trẻ chỉ biết ‘cúi đầu’ chờ đợi từ sự sắp đặt của cha mẹ mình, chỉ mong cầu hưởng thụ cuộc sống giàu sang mà không biết ra tay làm việc.
11. Chữ “Địch” chính thể 敵 (Kẻ địch)
Chữ “Địch” giản thể 敌, thêm bộ “thiệt” 舌-  Cái lưỡi
Tấc lưỡi là kẻ thù rất đáng sợ. Vậy nên mọi người khi nói năng, diễn thuyết phải chú ý. Bách gia tranh minh là cái bẫy. Theo ta thì sống, chống ta thì chết, muốn sống phải nói cùng khẩu khí với ta. Điều này có thể dễ dàng nhìn thấy trong thời Đại cách mạng Văn hóa tại Trung Quốc. Chính phủ trưng cầu ý kiến của giới trí thức, để họ tự do biểu đạt lý tưởng của mình. Sau đó dùng chính những lý luận đó khép họ vào tội phản quốc. Có người thậm chí vì vậy mà mất mạng.
12. Chữ “Bút” chính thể 筆
Chữ “Bút” giản thể 笔
Ngày nay bút không còn thẳng. Con người thường dùng bút cong mà viết sử nên gọi là bẻ cong sử sách. Bút ngay sử thẳng xưa đã có, tới nay sóng gió đã cuốn trôi.


Khi chữ bút giản thể. Ảnh dẫn theo twitter.com

13. Chữ “Tân” chính thể 賓 (Quan khách)
Chữ “Tân” giản thể 宾, thiếu chữ Bối 貝 –  Bảo bối, thêm chữ “Binh” 兵 – Binh lính
Xưa kia khách quý đến nhà mang theo quà quý (貝- Bảo bối). Chủ nhà bày biện yến tiệc, khoản đãi với tấm lòng thành. Ngày nay binh lính tới nhà (Bộ “Miên”  chỉ mái nhà), không chỉ thiếu quà quý, mà còn có binh đao. Từ xưa đã gọi chuyện này là loạn cõi thế gian.
14. Chữ “Miếu” chính thể 廟 (Chùa chiền)
Chữ “Miếu” giản thể 庙, thiếu chữ “Triều” 庙 – nghi thức bái lạy
Miếu bất Triều: Trong miếu mà không thấy thật tâm tiến hành những nghi lễ bái lạy Thần Phật. Ngày xưa chùa chiền là nơi con người ăn năn sám hối, bởi con người kính cẩn bái lạy Thần Phật, mong tìm được sự thanh thản trong tâm.
Ngày nay, chùa chiền như chiếc áo khoác của những kẻ vô Thần, trở thành thắng cảnh du lịch, thành nơi kiếm chác, trao đổi của kẻ phàm tục. Người mà quỷ thần cũng không sợ, ắt sẽ to gan dám làm càn.
15. Chữ “Võng” chính thể 網 (Lưới)
Chữ “Võng” giản thể 网, mất bộ Mịch 糸 – sợi cước
Lưới không có cước, lưới vô dụng, cá lọt lưới trước mắt như thể trêu ngươi. Pháp luật cũng như một chiếc lưới. Ngày xưa Thiên tử cũng phải chịu tội như thứ dân. Ngày nay quyền thế thay pháp luật một cách vô nguyên tắc, thậm chí có thể lợi dụng quyền thế trong tay mà một tay che cả bầu trời.
16. Chữ “Hậu” chính thể 後 (Đời sau)
Chữ “Hậu” giản thể 后, thêm chữ nhất 一, bộ khẩu 口
Đời sau chỉ được sinh một con, về già cha mẹ ốm đau bệnh tật khó lòng nhờ vả. ‘Kế hoạch hóa gia đình là quốc sách, sinh quá một con gia đình nghiêng ngả’ – Đây là chính sách một con thường thấy ở xã hội Trung Quốc. Bao nhiêu hệ lụy của xã hội, quả thực cũng khiến lòng người âu lo.


Khi chữ Hậu giản thể. Ảnh dẫn theo wintechvietnam.com

***
Ở trên chỉ là một số ít ỏi được đưa ra, nhưng cũng đủ để biết rằng cải cách chữ Hán, chữ Hán sau khi bị giản lược thì những nội hàm tinh túy của văn hóa truyền thống cũng bị mất đi, thay vào đó là sự sai lệch, biến dị. Mà điều đáng tiếc hơn cả là, sự suy đồi và trượt dốc trong xã hội, dường như cũng đã và đang diễn ra đúng theo từng sự lệch lạc trong từng chữ Hán giản thể đó.
Vậy nên, có người cho rằng, những chữ Hán giản thể này giống như là một điềm báo chẳng lành vậy!
Quả đúng là:
“Học giả chân chính đứng một bên,Cải cách chữ Hán mù văn hóa.Thiên thu vạn đại trò hề diễn,Duy chỉ điềm báo chẳng hề sai”.
Theo soundofhope.org
Hiểu Mai biên dịch
http://www.dkn.tv/van-hoa/nhung-diem-bao-cua-chu-han-gian-the-da-tro-thanh-su-thuc-chuan-xac-mot-cach-dang-so.html



2. Bản gốc (năm 2014)

簡體字無內涵 「親不見 愛無心」


【大紀元記者周慧心綜合報道】中國古代漢字與中國古代文化一脈相承,博大精深。正統漢字的每一個字,貫穿著中國傳統的道德、天地人等內涵,乃至修煉的道理。而近代簡化字的出現使得漢字的含意發生了變化,失去了它本身的內涵。
最近微信上熱傳一則短信:「台灣友人談大陸漢字簡化後:親不見,愛無心,產不生,廠空空,麵無麥,運無車,導無道,兒無首,飛單翼,有雲無雨,開關無門,鄉里無郎。可巧的是:魔仍是魔,鬼還是鬼,偷還是偷,騙還是騙,貪還是貪,毒還是毒,黑還是黑,賭還是賭。」
針對漢字的簡化,很多學者都發現簡化字最大的弊端就是割裂了文化,由於很多簡化字出現,替代了正體字,大陸六十年代後出生的人,很難閱讀祖宗的書,使延續了幾千年的文化命脈被割斷了,徹底斬斷了中國文化之根。
漢字是一個生命體,一筆一畫都蘊藏著豐富的內涵。從漢字的筆畫中,我們可以了解造字時的社會情況、經濟活動、文化思潮。走進漢字,就像走入一個歷史博物館。
何為在他的文章《簡體字簡掉了甚麼》中說,漢字的筆畫,有其豐富的內涵,「藥」字簡成了「药」,筆畫是少多了,但中國古代以五音治五臟,以音樂治病的歷史也被減掉了。「買」字變成了「买」,也把以貝殼當錢幣的歷史文化給減掉了。
古人拆字比周易還準確
中國古人的拆字是一門很高超的學問,甚至比周易算卦還準確。中國人相信通過一個字可以測出本人的吉凶禍福。
浙西的陳鍾年擅長拆字,名噪一時。有個姓吳的大商人,是江蘇人,常年在浙江經商。一天他突然接到一封家信,上面說他妻子病危,催促他趕快回家。吳某非常憂慮,就去拜訪陳鍾年,想讓他給測斷一下吉凶。他到那裏,拈字拈出個「榮」字。鍾年詢問他要測算甚麼,他就把妻病的情況說了出來。陳鍾年說:「已經死了」。他忙詢問緣由,陳鍾年說:「這個『榮』字,上面為兩個『火』字,這是蠟燭,中間像一個台子,是靈台的形狀,下面是個『木』字。是棺材啊。」吳某一聽,大驚失色,立即乘船,匆匆趕回家,其妻子果然已經死了。
這類故事很多,也很靈驗。因為中國漢字是神傳文化,每個字都蘊涵著神賦予它的特定含義,每個字都是一個生命。它的筆畫都不能隨便改動的,一改動它的意義就變了。
中共改變了正體字內涵
中共執政以來,對漢語文字進行了三次大的改動,大力推廣簡化字,改變了正體字的內涵,化吉為凶。
中國人重義,交朋友重義氣,談生意講信義,做官的維護正義。桃園三結義,成為義的典型。正體的「義」是會意字,從我,從羊。我是會意字,從戈。戈是兵器。象形字羊表祭牲。這個金屬的戈使得義字充滿了鏗鏘的陽剛氣氛,因為要承擔風險和責任;而獻祭的羊又表明了義是富含自我犧牲精神的。古人講:義不殺生,義不殺少。義的本意是,合於道德的行為或道理。捨生取義是因為古人篤信義不容辭。
簡體的義字則變成了「义」,一個大叉叉,再加上斜斜的一點,叉叉已經不是好東西了,再加上三個筆畫都是斜斜的,這個簡體的義,真是斜之又邪。
再看「進」這個字,正體「進」字左邊是走,右邊是佳,就是越走越佳的意思。簡體的「进」,左邊是走,右邊是個井字,就是走入井裏,走向陷阱的意思。結果三年「大躍進」讓三千多萬農民走入死亡幽谷。筆劃不一樣,涵義也不同。
最近又有網友將漢字簡體和正體進行對比,針對如今中國大陸的現狀,列出了一些驚人對照,下面為讀者節選了其中6條。◇
(資料來源:互聯網)
「親不見,愛無心,產不生,廠空空⋯⋯魔仍是魔,鬼還是鬼,偷還是偷⋯⋯」漢字簡化後,給人們帶來的是吉還是凶?(Fotolia)
「親不見,愛無心,產不生,廠空空⋯⋯魔仍是魔,鬼還是鬼,偷還是偷⋯⋯」漢字簡化後,給人們帶來的是吉還是凶?(Fotolia)
http://hk.epochtimes.com/news/2014-09-22/%E7%B0%A1%E9%AB%94%E5%AD%97%E7%84%A1%E5%85%A7%E6%B6%B5%20%E3%80%8C%E8%A6%AA%E4%B8%8D%E8%A6%8B%20%E6%84%9B%E7%84%A1%E5%BF%83%E3%80%8D-55655767

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.