Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

27/08/2017

Tình bạn giữa nhà văn Komatsu (Nhật Bản) và Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Giang

Komatsu (đọc là Kô-matsu) là nhà văn Nhật Bản có nhiều mối liên hệ với Nguyễn Ái Quốc hồi thập niên 1920.  Sau này, ông đã tới Việt Nam làm việc trong nhiều năm trước năm 1945, và là dịch giả đầu tiên của Nhật Bản chuyển dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du sang tiếng Nhật.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Komatsu đã tới gặp Hồ Chủ tịch tại Phủ Chủ tịch.

26/08/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : Nhớ về tạp chí "Búp trên cành", và những ý tưởng khôi phục

Búp trên cành là một ấn phẩm dành riêng cho sáng tác của thiếu nhi, bắt đầu được ấn hành từ trước Đổi Mới của Thái Bình.

Bài mới : Mẫu Liễu và phong trào dân tộc đầu thế kỉ XX, trường hợp Trần Tán Bình ở thập niên 1920

Có lẽ do chậm trễ gì đó của bưu điện, đến hôm nay, mình vẫn chưa nhận được tạp chí do tòa soạn gửi. Nên tạm thời sử dụng ảnh chụp bìa và mục lục do anh Nguyễn Thanh Lợi thực hiện - anh là một tác giả góp mặt trong cùng số tạp chí vừa ra (khi nhận tạp chí từ đầu tuần, NTL liền post ảnh luôn lên Fb).

Đó là tạp chí Nghiên cứu và Phát triển, số 3 năm 2017. Vừa ra.

25/08/2017

May mà còn có con cháu Bà Trưng - Bà Triệu trong môn bóng đá ở SEA Games 29

Bóng đá nam U22 Việt Nam đã thảm bại trước U22 Thái Lan, tới 0-3 ! Ngay sau đó, Hữu Thắng đã từ chức (đã điểm tin ở đây).

Quả thật, nỗi thất vọng lớn nhất của SEA Games 29 chính là Hữu Thắng. Một huấn luyện viên thực sự bảo thủ, và cũng thực sự kém tài. Thậm chí, cư dân mạng còn lần tìm lại thông tin trên báo chí cũ, từ năm 2006, nói về nghi án Hữu Thắng đã chỉ đạo nhóm Văn Quyến bán độ trong một kì SEA Games trong quá khứ. Cũng có nhiều tiếng nói bảo vệ Hữu Thắng (đã điểm tin ở đây).

23/08/2017

Cần thanh toán cái lầm lạc của thuyết "Chữ Hán là văn tự ưu việt" (bản dịch Nguyễn Hải Hoành)

Cụ Nguyễn Hải Hoành vẫn miệt mài dịch những bài thú vị từ tiếng Trung ra tiếng Việt. Nể phục sức làm việc của cụ. Lần này là bản dịch một bài phân tích về sự lầm lạc của thuyết "Chữ Hán là văn tự ưu việt" (nguyên bản tiếng Trung đã lên mạng từ 11 năm trước, tức năm 2006).

Tin chính thức về hội thảo tín ngưỡng hôm 17 tháng 8

Về hội thảo này, đã điểm tin vào đêm trước ngày hội thảo, ở đây (ngày 16/8). Sau đó, có điểm tin nhanh sau hội thảo, ở đây (ngày 18/8).

Đến hôm qua, ngày 22/8, tin chính thức về hội thảo mới lên.

22/08/2017

Đền Cẩu Nhi trong hồ Trúc Bạch vừa khánh thành, và nhận xếp hạng

Đền Cẩu Nhi thời 1940 thì xem lại ở đây (bài đã đi hồi tháng 5 năm 2014).

Khoảng 4 năm về trước, vào mùa hè, tôi và một nhóm bạn bên truyền hình - báo chí đã thuê ca-nô của công ty bên bờ hồ Trúc Bạch để "thị sát" đền Cẩu Nhi.

Hồi đấy, thành phố chưa có kế hoạch phục dựng. Mọi thứ trong khu vực đền Cẩu Nhi đều hoang tàn.

Bây giờ, đền đã được phục dựng xong, theo đúng kế hoạch.

21/08/2017

Chúng tôi đã viết ở tuổi lên mười - Số mở (Chu Xuân Giao, ở Trình Phố)

Người Việt Nam trong khoảng mấy thập niên gần đây có tục mới là tránh số 13. Ngay tại địa bàn khu phố của tôi bây giờ, mới đánh lại số nhà năm ngoái, phía UBND phường và tổ dân phố đã quyết định bỏ luôn số 13 (từ 11 sẽ chuyển luôn sang số 15).

Bởi vậy, đã lựa chọn từ đầu để sao cho các anh các chị và các bạn, rồi các em của mình trong gia đình Búp trên cành ngày xưa, không ai bị mang số 13. Số ấy, sẽ đến lượt, và tôi đặt là số mở.

19/08/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : những trái sung chín dâng lên ban Phật

Những trái Ichi-jiku nho nhỏ xinh xinh gắn với những năm tháng làm điều tra điền dã dân tộc học dài hạn ở nông thôn Nhật Bản của tôi. Đó là những năm đầu thế kỉ 21. Chúng tôi tạm gọi Ichi-jiku là "sung Nhật Bản".

18/08/2017

BOT giao thông ở Đại Việt 2010s : nhìn xoáy vào bản chất

BOT đã nóng lên từ lâu, ở các tỉnh, các miền quê. Ví dụ ở ngay quê tôi thì có cái BOT sau (tháng 2 năm 2017). Gọi là "ông BOT bỗng dưng mọc ra, trấn lột dân quê".

Bây giờ, Huy Đức vừa đưa một đoạn ngắn nói về thực chất của BOT. Chỉ mới đưa lên mấy chục phút trước.

100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, tin về hội thảo ngày 17/8 tại Hà Nội

Hôm qua, 17/8/2017, ở cùng khuôn viên, cùng thời gian với hội thảo mà chúng tôi tham gia (hội thảo về tín ngưỡng, đã đưa tin ở đây), thì có một hội thảo/tọa đàm quốc tế về 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (1917-2017) được tổ chức.

Mở đầu hội thảo tín ngưỡng của chúng tôi hôm qua, nhà tổ chức cho biết: lẽ ra hội thảo tín ngưỡng được tổ chức ở hội trường lớn, tức hội trường của hội thảo 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga. Vì phải nhường địa điểm, nên hội thảo tín ngưỡng của chúng tôi đã chuyển sang hội trường 1 nhà A2 (tầng 1, nhà A2, khuôn viên số 135 đường Nguyễn Phong Sắc).

Không tranh thủ tắm trước, để khi các chú công nhân ùa vào, thì bồn nước lập tức đen ngòm !

Đó là kí ức của một cậu bé về những lần tới tắm ở bồn tắm nam thuộc khu khai thác mỏ (khu vực nhà ga Con Đỉa, đã đề cập ở một entry trước).

Cậu bé ấy, bây giờ đã là một lão niên. Cậu nhớ lại hồi học tiểu học. Do bố làm việc trong mỏ than, nên thi thoảng tới chơi khu mỏ.