Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tam-nông-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tam-nông-Nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

25/11/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : Lại đến với hòa thượng Hồng Tiệm và những bờ xôi ruộng mật vẫn trải dài

Viết lại về chuỗi sự kiện đã diễn ra gần 20 năm về trước, từ tài liệu do chính mình làm ra bằng chính quá trình sống và ở của mình tại thực địa ! Công việc của các học đồ dân tộc học là vậy. 



Đại khái bờ xôi ruộng mật vẫn trải dài, sau một cuộc giữ đất giữ nguồn nước của các hậu duệ chùa làng, nơi hòa thượng Hồng Tiệm đã nêu gương từ mấy trăm năm trước.

18/06/2023

Văn nghệ Thứ Bảy : sau 20 năm, nhìn lại ngôi đền làng Ikisan (tỉnh Fukuoka)

Hơn 20 năm trước, mà chính xác là 21 năm trước (2002-2023), tôi đã sống lâu dài để điều tra điền dã dân tộc học trong học khu Ikisan của thị trấn Nijo - một thị trấn nằm kẹp giữa hai tỉnh Fukuoka và Saga (miền Nam nước Nhật). 

Tên học khu được lấy từ tên của một ngôi làng (mỗi học khu có nhiều làng). Mà làng ấy có tên là "Ikisan". Dĩ nhiên, tên học khu thành "Ikisan".

Ngôi đền của làng nằm ở vùng rừng rậm. Đại khái, cảnh sắc của khu vực ngôi đền năm 2002 là như sau (ảnh của chủ nhân Giao Blog - lúc ấy, vừa tròn 30 tuổi):

13/02/2022

Những người Việt xuất ngoại để lập thân bằng nông nghiệp

Không phải là những người đi làm nông nghiệp dạng như các thực tập sinh Việt Nam ở các nông trại tại Nhật Bản hiện nay, mà Giao Blog đã điểm tin trước đây (ví dụ đọc lại ở đây).

Mà đây là những người Việt Nam đi lập nghiệp bằng nông nghiệp ở nước ngoài.

28/07/2020

Ta xây dựng đời ta - trường hợp Nhật Bản : năm 1954, điện khí hóa mạnh mẽ ở nông thôn

Sắp tới, trong chương trình học tập, tôi dự tính sẽ cho các em học sinh ôn lại những chặng đường "ta xây dựng đời ta" của người Nhật Bản, mà là qua tư liệu rất sinh động: phim tài liệu. Học sinh là người Việt Nam, người Nhật Bản, và có thể là quốc tịch khác.

12/04/2020

Năm nay, bùa thần ở 4 góc làng còn có công hiệu đuổi Cô Vy

Ngày xưa, hàng năm, tôi vẫn theo chân các ông cai đám trong các làng thuộc cùng một học khu đi hành hương tới các ngôi đền lớn.

Cai đám là được cử hàng năm, cứ luân phiên các gia đình trong mỗi làng. Thường mỗi phiên thì có hai gia đình (và đại diện là hai người chủ gia đình ấy), còn tùy vào số lượng hộ gia đình trong các làng.

1. Đó là những ngôi làng tự nhiên hình thành lâu dài trong lịch sử. Được gọi là "thôn" (mura, tức làng) là từ thời Edo, trải qua cả thời Minh Trị, Đại Chính, rồi sau này chỉ còn được gọi là "đại tự" (oaza). Bây giờ thì gọi là "khu" (ku). Nhưng tôi thì vẫn gọi là làng.

2. Các nhà cai đám sẽ đi nhận bùa thần ở các ngôi đền danh tiếng trong vùng. Ví dụ đền thần ở ngọn núi Hikozan. Các bùa thần đó sẽ được đem về đóng vào 4 góc của làng với ý nghĩa là xua đuổi tà mà. Tà ma quỉ quái thì tránh xa nhé, không xâm phạm làng chúng tôi !

Đại khái giống tác dụng cây nêu của Đại Việt ngày xưa (đại khái, một Tết nào đó hồi trước, tôi đã viết về cây nêu Đại Việt theo đặt hàng, đọc lại ở đây).

21/02/2020

Nông cụ hàng bãi và công nghiệp hóa nông nghiệp Việt Nam (góc nhìn người Nhật)

Quả thật là khoảng gần 20 năm về trước, có một đàn anh rủ mình đưa nông cụ hàng bãi Nhật Bản về Việt Nam. Gọi là đánh hàng về để kiếm lợi nhuận. Một ý tưởng thực sự tiên phong ! Sau đó, anh thực sự vào cuộc.

Bây giờ, đàn anh đã bỏ cả gia đình ở Nhật mà về Việt Nam rồi (lần trước tới thăm, thì không còn gặp anh nữa, đọc nhanh ở đây - từ mùa hè năm 2016).

Bây giờ là một bức tranh về nông cụ hàng bãi Nhật Bản và công nghiệp hóa nông nghiệp Việt Nam.

04/10/2019

"Đoàn quân ông tơ bà nguyệt" - một biện pháp cứu vãn tình trạng ế ẩm kéo dài

Nông thôn thiếu trẻ em trầm trọng, bởi thanh niên thì đua nhau đi vào thành phố, những thanh niên ở lại thì tầm 35 tuổi vẫn chưa chịu cưới.

Một biện pháp dân sự là thành lập "Đoàn quân ông tơ bà nguyệt" (tên đúng là Đoàn ủng hộ kết hôn vùng Itoshima). Chủ tịch đoàn, liếc nhanh, biết là cụ Matsumoto - một nhân vật ở địa phương.

26/01/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : doanh nghiệp nhà quê kết hợp cơ giới và làm tay

Vẫn là câu chuyện về doanh nghiệp ở nhà quê Nhật Bản - chuỗi sản xuất và kinh doanh món mì Makino-udon. Đã kể tổng thể về doanh nghiệp này với nhiều mẩu ngắn, ví dụ ở đây (tháng 8 năm 2016) hay ở đây (tháng 11 năm 2018).

Lần trước cũng đã nói về qui trình chế tác nước dùng, cũng như vận hành tổng thể của công ti mẹ và chuỗi cửa hàng vào buổi sáng sớm mỗi ngày.

Bây giờ là nói về công đoạn làm bột để chuẩn bị chế tác sợi mì. Cập nhật vào tháng 1 năm 2019. Do bí quyết nhà nghề nên có nhiều đoạn không được phép công bố ảnh.

01/01/2019

Đón mừng năm mới 2019 : vũ kịch dâng lên thần đền vào sáng sớm Nguyên Đán

Đang là ngày Nguyên Đán ở Nhật Bản - một đất nước đã tiên phong từ bỏ âm lịch trong hành chính quốc gia, để chuyển sang thống nhất lịch với phương Tây, từ thời Minh Trị, tức hơn 100 năm nay.

Ở làng bán nông bán ngư ấy, như truyền thống nhiều đời nay, cứ sáng sớm Nguyên Đán thì dâng vũ kịch lên cho các vị thần linh, mong cầu sức khỏe và hưng vượng. Mười mấy năm về trước, mình đã viết về vũ kịch kagura này, tại chính ngôi đền này, trong một bài học thuật có đăng kèm ảnh chụp, nhưng mới là vũ kịch vào ban ngày và dịp khác trong năm. Về vũ kịch đêm Giao Thừa thì chưa.

Cứ sau Giao Thừa mươi phút là bắt đầu. Hôm nay là ngày 1 tháng 1 năm Bình Thành 31. Một cậu bé sinh vào đầu niên hiệu Bình Thành, thì năm nay đã 31 tuổi. Mình thì sinh thời Chiêu Hòa - tức là triều vua cha của vua Bình Thành. Thông tin ghi trên giấy tờ của mình sau ngày nhập học năm ấy thường được qui đổi sang năm Chiêu Hòa (có lẽ máy tính của trường tự đổi). Sau thành quen, hay nói "sinh năm Chiêu Hòa thứ ...." khi được hỏi tuổi.

08/10/2018

"Hòa nhạc đồng ruộng" 2018

Thứ Hai, ngày 8 tháng 10. Nhằm ngày lễ (ngày nghỉ quốc gia) đầu tháng. 

Đây là lần thứ 14 của "Hòa nhạc đồng ruộng". Các lần trước thì xem ở đây ở đây. Cũng tức là đã 14 năm nhà chùa đã giữ được ruộng đồng, được cảnh quan làng mạc. Nếu không, thì nhà máy với ống khói đen xì đã ở ngay sát cổng chùa !

Vẫn còn đây, bờ xôi ruộng mật với 14 năm (ở đây, ở đây).

05/10/2018

Mùa gặt trên những miền quê : màu lúa chín và màu hoa dâng Phật

Mùa gặt tháng Mười năm nay, mình chỉ có thể ngắm nhìn các miền quê.

Da diết nhớ những miền quê của mình. Hương vị và màu sắc quê hương, cứ loang loang đi trong không gian, và lặng lẽ lặng lẽ trong tâm khảm của người không bước được trực tiếp trên đồng quê vào lúc này.

29/04/2018

Bắt đầu mùa sâu bọ và rắn rết, là lúc đền làng phát cát thần đuổi trùng

Cứ vào cuối tháng 4 hàng năm, là hội làng.

Những mùa ở trong làng, mình sẽ dậy sớm theo chân các bô lão làng ra bãi biển để lấy cát. Cát biển đầu ngày. Phải chọn những đám cát sạch và khô. Cho vào bao tải sạch, chất lên xe bán tải và ra về.

Sau đó là cho vào các bao nhỏ. Đóng dấu nhà đền.

22/01/2018

Bắt đầu vào trận chiến tranh cử : bầu chọn thị trưởng, và hội đồng dân biểu thành phố khóa mới

Bỏ phiếu và kiểm phiếu vào Chủ Nhật, ngày 28 tháng 1 năm Bình Thành 30 (2018). Bầu cử hai trong một (đồng thời bỏ cả phiếu bầu Thị trưởng và phiếu bầu Hội đồng Dân biểu thành phố). Cuộc chiến tranh cử diễn ra trong khoảng một tuần lễ.

Năm ngoái, đã thấy hình ảnh bác thị trưởng ở hội hoa cẩm tú cầu (xem lại ở đây, tháng 6 năm 2017). Tới tháng 1 năm 2018, bác ấy mãn nhiệm.

04/11/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : "Hòa nhạc đồng ruộng" lần thứ 13, kỉ niệm việc nhà sư đã đứng lên để giữ lại được bờ xôi ruộng mật

Không phải là "Hòa nhạc đồng quê", mà thực sự là "Hòa nhạc đồng ruộng". Bởi ý tưởng đầu tiên, và cũng là lần đầu tiên buổi hòa nhạc đã tổ chức ngay trên các thửa ruộng tháng 11 vừa thu hoạch xong. Năm 2005.

Những bờ xôi ruộng mật ấy đã giữ lại được từ năm đó (đã ghi nhanh ở đây, và viết thành bài học thuật trong hội thảo năm 2016 ở đây).

19/10/2017

Tiếp tục "ăn thu" ở một làng nông nghiệp : vì mưa, nên 2017 không rước

Hôm trước, là "ăn thu" của các làng chài. Lễ hội lớn nhất trong năm đã được diễn ra. Sau đó là cảnh chuẩn bị cho việc bán hàng (đã đi ở đâyở đây). "Ăn thu" ở các làng chài là "ăn biển" vào mùa thu.

Bây giờ là "ăn thu" ở các làng làm nông. Ở gần biển nhưng không đi biển, cuộc sống hiện tại hầu như không liên quan gì tới biển khơi. "Ăn thu" ở đây là "ăn lúa mới". Lễ hội lớn nhất trong năm thì toát lên ý: mừng cơm mới. Hệt như lễ thường tân (nếm cơm mới) ở làng xã Việt.

Một ngôi làng gắn bó với tôi trong một thời gian khá dài.

12/10/2017

Mùa gặt năm 2017, trên những bờ xôi ruộng mật còn giữ được, bởi nhà sư đã đứng lên

Cũng như vùng quê biên viễn ở Đông Bắc Việt Nam, ở đây chỉ canh tác được một vụ lúa trong một năm. Cũng cấy vào dịp tháng 6 và thu hoạch vào tháng 10 dương lịch.

Hạt thóc, bởi vậy, rất được quí trọng. 

Những bờ xôi ruộng mật này, nếu không có sự đứng lên để giữ đất giữ chùa của phương trượng K., vào năm 2005, thì đã về tay doanh nghiệp rồi. Nhà máy chế biến thực phẩm chức năng công suất lớn đã mọc lên, và những mùa vàng như thế này đã vĩnh viễn mất đi.