Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-tiết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thời-tiết. Hiển thị tất cả bài đăng

14/02/2020

Học sinh Hà Nội tiếp tục nghỉ tuần thứ 3, vì tránh đại dịch Covid - 19

Như vậy là học sinh Hà Nội đã được nghỉ học bắt đầu từ ngày mùng 3 tháng 2, năm 2020 (đọc ở đây) - một năm Tý được dự đoán là có thể sẽ làm vỡ toang cái bình quí của ông giáo (đọc ở đây). Một năm Tý mà có giông bão, mưa đá lớn vào đêm Giao thừa, làm cho nhiều gia đình điêu đứng vào sáng Mùng Một Tết. Hiện tượng hi hữu của trời đất, làm các cụ U100 cũng công nhận là chưa từng thấy !

Bọn trẻ tiếp tục nghỉ sang tuần thứ ba.

Tộng cộng hiện là 20 ngày (03/2 - 23/2/2020).

03/08/2019

Văn nghệ Thứ Bảy : đọc thơ Trúc Ty trong mùa mưa bão

Mình lại nằm bẹp mất trọn một ngày. Mà mưa cũng rả rích không dừng một phút nào, trọn cả một ngày. Thông tin báo chí cho biết, Hà Nội nhiều nơi đã ngập báo động rồi.

Những ngày ốm, ngẫu nhiên đọc thơ của Trúc Ty. Mà đúng ra là có gạch nối ở giữa, tức: Trúc-Ty.

Những trận cảm liên tiếp, vì nước mưa vãi xuống bất chợt nhiều ngày

Cuối tháng 7 và đầu tháng 8, đột nhiên hắt xì hơi nhiều, rồi người bã ra, phát sốt. Họng đau. Đo thân nhiệt thì thường 39.5 và xung quanh đó.

Thực sự là năm nay đã dính cảm mùa hè rồi. Những ngày cuối tháng 7 bị vã cảm, tóc tai sướt mướt, và nằm bẹp.

Lí do là mưa bất chợt quá nhiều. Mà mình thì đại kị nước mưa, hễ dính mà không nhanh chóng gột rửa ngay, là bị cảm liền. Không kể ngày xửa xưa đi tắm mưa cùng bọn đàn anh đàn em trong trường tiểu học.

30/06/2019

G20 Osaka (Japan) 2019, và một sáng Chủ Nhật ở Hà Nội

Bọn trẻ nghỉ hè thức dậy buổi sáng thì đã thấy TV đưa nổi bật sự kiện thượng đỉnh G20 đang diễn ra ở Osaka (Nhật Bản), liền thắc mắc đúng đắn: thủ tướng Việt Nam xuất hiện rõ nét và vui vẻ thế kia, chắc Việt Nam mình đã là thành viên của G20 ?

Trả lời nhanh: G20 thực chất là G7 mở rộng, tức là G7 cộng thêm một số nước cùng khu vực nữa. Đến 2019, không có Việt Nam trong G20. Ở Đông Nam Á, dự vào hàng thành viên G20 mới có Indonexia thôi.

Trả lời bọn trẻ nhanh như vậy trong một buổi sáng trời Hà Nội đã dịu đi nhiều. Là nhờ có trận mưa khá lớn đêm qua. Mà mưa khá muộn, chắc phải tầm mười hai rưỡi đêm hay một giờ sáng gì đó.

Mấy hôm nắng nóng dữ dội, chỗ làm việc thường xuyên ở nhà lên tới tận 35 độ, vài phút là coi như ong thủ ! Nên đã di cư. Sáng nay, ngày Chủ Nhật dịu mát, đã trở lại vị trí thường xuyên. Ngó vào nhiệt kế vẫn thấy chỉ 33 độ ! Nếu không có điều hòa thì ở cái nóng 35 độ là không thể làm việc. Nhưng với 33 thì có thể ok, không cần điều hòa, mà với quạt gió mạnh là ổn. Chỉ 2 độ thôi, nhưng hoàn toàn khác.

Việc đầu tiên là ngó ngàng một chút tới G20 Osaka 2019. Đã phải giải thích với bọn trẻ về tư cách khách mời G20 của Việt Nam.

21/07/2018

Mưa dầm dề cả tuần biến thủ đô thành Hà Lội sau World Cup 2018

Một mùa bóng đá thế giới sôi động, nhiều kịch tính và rất đáng nhớ (xem ở đây hay ở đây).

Rồi ngay sau đó là "cơn bão" giáo dục Đại Việt nổi lên từ Hà Giang (ở đây). Cơn bão này còn đang quét mạnh qua nhiều nơi nữa. Sức công phá của nó, hiện thời còn chưa lường hết được.

10/05/2018

Kỉ niệm Minh Trị Duy Tân 150 năm : cảm giác lệch thời tiết giữa lịch Tây và lịch truyền thống Nhật Bản

Lịch truyền thống của Nhật Bản cũng chính là âm lịch, giống như âm lịch của Việt Nam và Trung Quốc. Chính phủ Minh Trị, vào cuối năm Minh Trị thứ 5, đã quyết định từ bỏ hẳn âm lịch để đổi sang lịch Tây. Mọi sinh hoạt trong nước, đều phải căn cứ theo lịch Tây. Ăn Tết là vào 1 tháng 1 lịch Tây, hệt như người phương Tây. Một số sinh hoạt thì phải căn cứ hoán đổi sao cho phù hợp.

Lịch Tây thì thường đi trước âm lịch khoảng 1 tháng hay 2 tháng. Nên dù thế nào, vẫn lệch về thời tiết.

04/06/2017

Cùng nhau ra suối vẫy vùng, trong những ngày đổ lửa tháng 6 năm 2017

Loạt ảnh chụp ở Tuyên Quang, đầu tháng 6 năm 2017. Bà con Keo, Tày, Nùng cùng xuống suối vẫy vùng. Nam có, nữ có. Phần đông là cánh choai choai.

Cuối tháng 5 năm 2015, thì xem ở đây.

24/11/2016

Tuyết đầu mùa tháng 11 ở Đông Kinh (lần đầu sau 54 năm)

Hà Nội, tức Đông Kinh của Đại Việt, sáng nay đã lạnh nhiều. Gió khá rét và lá vàng rụng tả tơi khắp các góc đường. Thời tiết thay đổi hoàn toàn sau một đêm. Đêm qua còn bật quạt, sáng nay đã áo khoác mũ ấm.

Cũng sáng nay, ở Tokyo, tức Đông Kinh của Đại Nhật Bản, lần đầu tiên sau 54 năm có tuyết rơi vào tháng 11 (tính từ năm 1962) .

Sớm hơn thường niên khoảng 40 ngày.

28/07/2016

Cơn bão số 1 năm 2016 : Vùng Hà Nội và phụ cận

Mình gọi điện đến trường lúc khoảng 8 h sáng sau khi "nghiên cứu" kĩ lưỡng tình hình cây cối và gió máy quanh nhà. Cô giáo đã đến lớp, và cô cho biết: trong lớp, đã có mấy cháu đến rồi. Mình xin nghỉ học cho con hôm nay. Các con bắt đầu học hè từ đầu tháng 7.

23/01/2016

Sau khi Cụ Rùa Hồ Gươm từ trần, là những ngày rét khốc liệt

Cụ Rùa Hồ Gươm đã từ trần (đọc lại ở đâyở đây).

Dưới là tin về thời tiết. Bây giờ, trong phòng làm việc nhiệt độ bình thường là 17 độ. Ngoài trời thì khoảng 15 độ. Mưa phùn lắc rắc.

Trận rét được xem là "nhất" trong 40 năm qua.