Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn tran-dan-tien. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tran-dan-tien. Hiển thị tất cả bài đăng

07/05/2019

Chiến thắng Điện Biên Phủ : bài thơ sớm nhất, vẫn là của C.B mục "Nói mà nghe"

Từ nhiều năm nay, Giao Blog đã có mục Nói lại mà nghe (ví dụ ở đây hay ở đây). Là phỏng theo Nói mà nghe của nhà báo C.B.

Hôm nay, ngày 7 tháng 5 năm 2019, kỉ niệm 65 năm chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, thì qua phát hiện của nhà sưu tập Tạ Thu Phong quen biết của cộng đồng mạng, mới vỡ lẽ:

- Bài thơ sớm nhất mừng chiến thắng long trời lở đất này, không ai khác, là của chính nhà báo C.B. 

- Mà đó là bài viết cho mục quen biết Nói mà nghe !

Sách của TRAN DAN TIEN (1949) cho chúng ta cái nhìn khách quan hơn về tướng quân Võ Nguyên Giáp

Viết nhanh để tặng bạn N.T.T., như đã nói trong tháng 4 năm 2019.

Hôm nay là ngày 7 tháng 5, một ngày lịch sử trọng yếu của Việt Nam trong thế kỉ XX. Chúng ta mãi mãi ghi nhớ chiến thắng huy hoàng Điện Biên Phủ. Người Pháp cũng sẽ mãi mãi ghi nhớ về chiến bại cay đắng Điện Biên Phủ.

Một Việt Nam rũ bùn đứng dậy sáng lòa, là hoàn toàn đúng ở thời điểm ngày 7 tháng 5 năm 1954.

07/03/2018

Văn của Nguyễn Ái Quốc cũng được biên tập hay cắt sửa, như thường

Văn của Tran Dan Tien trong cuốn Hồ Chí Minh truyện đã được biên tập khá nhiều sau năm 1954. Điều đó đã nói cụ thể chỉ một chút xíu, ở đây hay ở đây.

Hồ Chí Minh truyện thì đã thuộc thập niên 1940 (và 1950).

13/09/2017

Giỗ Bác Hồ năm 2017 : tổ chức sớm một ngày tại Đỉnh Vua ở Bà Vì

"Núi Ba Vì được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Dãy núi Ba Vì gồm có ba đỉnh nổi lên giữa đồng bằng Bắc bộ, bao gồm Đỉnh Vua cao 1.296m. Đỉnh Tản Viên cao 1.227m. Đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131mĐền thờ Bác Hồ được xây dựng trên đỉnh Vua nơi cao nhất của dãy núi Ba Vì"

11/09/2017

Ngày giỗ Bác Hồ : 21 tháng 7 âm lịch

Phong tục từ xa xưa, người Việt giỗ tổ tiên theo lịch âm. Nhiều năm nay, ngày giỗ Bác Hồ theo lịch âm được tổ chức ở khắp nơi. Song hành vẫn có nơi thì việc giỗ vào đúng ngày 2 tháng 9 dương lịch.

01/09/2017

Góp thêm tư liệu về Trần Dân Tiên (bài Kiều Mai Sơn)

Bài của một nhà báo.

Lối viết báo chí, nên chỉ lớt phớt thế, mà thế là ok. Về mặt khoa học thực sự, thì không đóng góp được chút gì. Toàn tư liệu thứ cấp. 

Trích dẫn một đoạn về người Mĩ do Trần Dân Tiên viết (bản in năm 1949), nhưng là đoạn kém thú vị.

27/08/2017

Tình bạn giữa nhà văn Komatsu (Nhật Bản) và Nguyễn Ái Quốc, Nguyễn Giang

Komatsu (đọc là Kô-matsu) là nhà văn Nhật Bản có nhiều mối liên hệ với Nguyễn Ái Quốc hồi thập niên 1920.  Sau này, ông đã tới Việt Nam làm việc trong nhiều năm trước năm 1945, và là dịch giả đầu tiên của Nhật Bản chuyển dịch Truyện Kiều của Nguyễn Du sang tiếng Nhật.

Ngay sau Cách mạng Tháng Tám 1945, Komatsu đã tới gặp Hồ Chủ tịch tại Phủ Chủ tịch.

27/07/2017

Công bố trực tuyến khi người thư kí còn tại thế năm 2004 : "Tài liệu tuyệt đối bí mật"

Gần đây, hồi tháng 5 vừa rồi, bà Nguyễn Thị Tình nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh (thông qua nhà báo Nguyễn Quốc Phong trên Fb) có đưa một tư liệu kèm bản chụp một công văn do chính bà kí tên đề ngày 16/8/2004. Đọc lại cụ thể ở đây (tháng 5/2017).

Tháng 8 năm 2004. Khi đó cụ Vũ Kỳ đang điều trị tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô.

22/05/2017

Người phụ nữ Quảng Đông được mai mối năm 1960, là Khu Mộng Giác hay Âu Mận Giác ?

Trước khi đọc, cần xem lại lời kể của Gs. Hoàng Chí Bảo mấy năm trước: Bác Hồ không chịu lấy vợ (ở đây, tháng 8/2016). Và cũng không quên đọc lại lời căn dặn của nhà văn Sơn Tùng (ở đây, tháng 5/2013).

Năm 2013, từ tư liệu chính qui đã công bố năm 2008 của phía tỉnh ủy Quảng Đông (Trung Quốc), Giao Blog đã đưa bài, thực ra chỉ là dịch nguyên, câu chuyện về bà Khu Mộng Giác (xem lại ở đây). 

1. Bà Khu Mộng Giác là người đã được đích thân Bí thư Tỉnh ủy Quảng Đông lúc đó là Đào Chú có ý mai mối cho Hồ Chủ tịch. Kết quả cuối cùng là duyên không thành.

Đào Chú là một đồng chí gắn bó của Nguyễn Ái Quốc trước đây.

21/05/2017

"ăn theo Hồ Chí Minh" (phát hiện của Hoàng Tuấn Công)

Các chữ trong ngoặc kép là của nguyên bác Hoàng Tuấn Công.

Nguyễn Ái Quốc sau Cách mạng Tháng Tám 1945 và những chuyện riêng tư (tác giả Nguyễn Quốc Phong tiếp tục đưa thông tin)

Tác giả Nguyễn Quốc Phong vào năm 2015, sau khoảng 5 năm cân nhắc, đã công bố chính thức trên tạp chí Xưa & Nay của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam một đoạn tư liệu (nguồn chính là từ băng ghi âm cụ Vũ Kỳ, với sự đồng ý của hai người bạn Nguyễn Thị Tình - Nguyễn Văn Đoàn). Bài đó đã được đưa về blog này vào cùng năm, đọc lại ở đây (Giao Blog ngày 31/10/2015).

20/05/2017

Trần Dân Tiên thực sự là ai ? (bài Song Thành, 19/5/2017)

Bài vừa công bố của cụ Song Thành (nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh).

Tôi nghĩ là cụ viết rất gần đây, phản ánh những thông tin mới nhất. Một điểm dễ thấy: cụ theo rất sát những thông tin mới nhất bắt đầu từ mạng lưới trời lồng lộng này.

Cụ Song Thành nhắc đến một cuốn sách, và cho là sớm nhất, vào năm 1932. Tuy vậy, trước đây, chúng tôi đã đưa ra và bàn luận khá sôi nổi trên blog này về thời điểm sớm hơn, từ năm 1930 và 1931, ở đây (trên Giao Blog tháng 8/2013) và ở đây (tháng 8/2013). Mốc thời gian mà chúng tôi đã đưa ra để luận bàn là sớm hơn năm 1932 do cụ Song Thành vừa đề cập.

19/05/2017

Một lần du lãng ở con phố Xtê-phen Tốt-ten-ham (London), nơi mà 100 năm trước Nguyễn Tất Thành đã gửi bưu thiếp cho Phan Châu Trinh

Xtê-phen Tốt-ten-ham là cách phiên âm của tờ báo Nhân Dân dùng trong một bài báo của cụ Hồng Hà năm 1975. 

Bài báo đăng trên số ra ngày 13/5/1975. Lúc đó, cụ Hồng Hà có lẽ đang chỉnh lí tư liệu liên quan đến thời kì Nguyễn Tất Thành ở London. Mà một địa chỉ cụ thể là nhà số 8 trong con phố Xtê-phen Tốt-ten-ham. Đó là nơi ở của Nguyễn Tất Thành từ năm 1913 đến năm 1917.

18/05/2017

Quan điểm chính thống đến năm 2015 : bút danh "Trần Dân Tiên" vẫn chưa rõ được dùng vào thời điểm và bối cảnh cụ thể nào

Quan điểm này được đưa lên trang của Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 10 năm 2015. Nguyên văn là:

"175. Trần Dân Tiên. Gần đây các nhà nghiên cứu và sưu tầm cho rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dùng bí danh hoặc bút danh này, tuy nhiên vẫn chưa rõ được dùng vào thời điểm và bối cảnh cụ thể nào.".

17/05/2017

cuốn "Tiểu sử Hồ Chủ tịch" do Xuân Hiên dịch, vào năm Đinh Hợi (1947)

Đó là chi tiết được cụ Song Thành (nguyên Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh) trình bày trong một bài viết đã công bố năm 2015.

Tuy nhiên, cụ Song Thành cũng không biết Trương Niệm Thức là ai. Vì không biết gì về họ Trương, nên cụ Song Thành diễn giải không chính xác về bản dịch đó.

Ông Hồ Tuấn Hùng (Đài Loan) phán liều lĩnh rằng Trương Niệm Thức chỉ là một dịch giả ảo, không có thật. Còn cụ Song Thành thì bảo không biết Trương người Việt hay người Tàu.

16/05/2017

Tìm về nơi chốn xưa của Trương Niệm Thức - dịch giả cuốn sách của TRAN DAN TIEN

Từ tháng 9 năm 2013, tức khoảng 4 năm về trước, đã nhắn với ông Hồ Tuấn Hùng ở Đài Loan (con cháu của nhà cách mạng Hồ Tập Chương), rằng: dịch giả cuốn sách của TRAN DAN TIEN là một người thực, mà không phải là người ảo như suy luận không có chút căn cứ nào của ông. Xem lại ở đây

Nếu điều kiện cho phép, tôi sẽ cho đăng bài chính thức về dịch giả Trương Niệm Thức trên tạp chí chuyên ngành mới khai trương (tạp chí Nghiên cứu Hồ Chí Minh, ở đây, tháng 4 năm 2017).