Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn con-nai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn con-nai. Hiển thị tất cả bài đăng

23/10/2023

Cập nhật "Hồ Chí Minh truyện" và tác giả Tran Dan Tien - tháng 10 năm 2023

Bản dịch tiếng Việt cho cuốn Hồ Chí Minh truyện (tác giả Tran Dan Tien, dịch giả tiếng tiếng Trung là Trương Niệm Thức, 1949, Thượng Hải) của nhóm dịch giả Nguyễn Hải Hoành - Dương Trung Dũng vừa được ra mắt tại Hà Nội (nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2023).

Thật ra, đây là bản dịch chính thức đầu tiên của cuốn Hồ Chí Minh truyện tại Việt Nam. Còn bản dịch trọn vẹn cuốn này thì trước đó đã có một số người thực hiện, tiêu biểu nhất là học giả Phan Văn Các - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Bản dịch của nhóm dịch giả Nguyễn Hải Hoành - Dương Trung Dũng hẳn sẽ đưa đến nhiều thông tin mới cho độc giả phổ thông, bởi có nhiều đoạn trong sách chưa từng được in chính thức trước đây. Ví dụ, đoạn nói về vai trò của người Mĩ thì đã bị cắt bỏ do tình hình trước đây chưa phù hợp (xem lại trên Giao Blog ở đây). 

Hi vọng đầu tiên là bản dịch lần này là bản dịch trọn vẹn (không cắt bất cứ dòng nào).

25/05/2016

Đã đến lúc cần công bố những đoạn Trần Dân Tiên viết về vai trò của người Mĩ trong Cách mạng Tháng Tám

Việc Trần Dân Tiên viết rất thực về vai trò của người Mĩ trong Cách mạng Tháng Tám, thì đã được blog này bàn luận từ nhiều năm trước, với sự tham gia và góp tư liệu của bạn bè bốn phương. Ví dụ xem lại ở đây, hoặc ở đây.

Nói kết luận trước: người Mĩ đã có công lao lớn với sự thành công của Cách mạng Tháng Tám.

21/09/2015

Một trong 34 chiến sĩ đầu tiên của quân đội cách mạng : Mai Trung Lâm

Đó là 34 chiến sĩ thuộc Đội Tuyên truyền Giải phóng quân (1944).

Thế nào đó, rồi cuối cùng, tìm ra cái kết của câu chuyện thời đầu Đổi Mới về Mai Trung Lâm - một nhân vật nổi tiếng trước đây của Khu tự trị Việt Bắc.

24/08/2014

Nên phân biệt TRAN DAN TIEN với TRẦN DÂN TIÊN, và những ông TRẦN khác

Nhân sự kiện một bản sao sách của TRAN DAN TIEN và một bản dịch tiếng Việt vừa được hiến tặng cho Bảo tàng Hồ Chí Minh trước ngày quốc khánh (đọc lại ở đây), ghi lại cái nên phân biệt này.

Qua đối chiếu các tư liệu, và được bổ sung bằng nhóm tư liệu quan trọng ở Thái Lan (tạm theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Khoan trong các công bố chính thức gần đây, và một số nguồn trước đó do người khác công bố), ở thời điểm này, tôi nghĩ là nên đặt một phân định như vậy.

11/10/2013

Người Mĩ cùng Việt Minh đi từ Thái Nguyên xuống Hà Nội vào tháng 8 năm 1945 : Không phải Patti, mà là Thomas


Patti tức Archimedes Patti, năm 1945 là đại tá tình báo Mĩ, một nhân chứng quan trọng của Cách mạng Tháng Tám. Sau năm 1975, ông viết cuốn sách dạng hồi kí mang tên Tại sao Việt Nam - được Đại tá dưới trướng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Lê Trọng Nghĩa dịch sang tiếng Việt như vậy gần đây.