Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến-tranh-Việt-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chiến-tranh-Việt-Trung. Hiển thị tất cả bài đăng

18/02/2024

10 năm nhìn lại di tích Tổng Chúp và cuộc chiến 1979 ở mặt trận Cao Bằng (2014-2024)

Tháng 3 năm 2014, tôi du lãng đầu năm ở quê hương Cao Bằng, lúc ra thành Mục Mã ngày xưa (nay là thành phố Cao Bằng), lúc về bản, lúc lại ra biên giới,...

Lần ấy, vào một buổi sáng, tôi đi bộ vu vơ bên dòng sông Hiến để nghĩ lại về cảnh cũ người cũ chuyện cũ nhiều năm và thậm chí là nhiều thế kỉ trước đó ! Xa xôi thì là những câu chuyện tận thời 1593-1683 gắn với vương triều Mạc, mà gần thì là những năm tháng của thập niên 1990 - tôi bắt đầu làm điều tra điền dã dân tộc học ở Cao Bằng.

Rất ngẫu nhiên, lúc đi vơ vơ ấy, tôi lại có cơ hội vào thăm nhà cũ của ông Trại trưởng Trại Chăn nuôi Đức Chính - gắn với cái tên Tổng Chúp trong chiến tranh biên giới tháng 2 và tháng 3 năm 1979. 

Ngẫu nhiên gặp được người vợ góa của ông Trại trưởng ở cạnh dòng sông Hiến, chỉ sau mấy phút nói chuyện, bà đồng ý đưa tôi về nhà riêng của ông bà để hàn huyên. Bà kể lại chuyện Tổng Chúp năm 1979, cho tôi xem nhiều tư liệu liên quan.

Bây giờ, vào tháng 2 năm 2024, qua thông tin các nguồn khác nhau, đã biết Tổng Chúp có khu tưởng niệm các nạn nhân của thảm sát tháng 3 năm 1979.

17/02/2021

Năm 1979, anh em chúng tôi đã gửi chông sắt ra mặt trận

Xem lại hình ảnh và tin của báo cũ năm 1979, mới nhớ đến việc gửi chông sắt ra mặt trận ngày ấy. Anh em chúng tôi đã gửi chông sắt ra mặt trận, từ một làng quê ở đồng bằng Bắc Bộ, đúng là chông và là chông rèn bằng sắt.

27/07/2018

Bóng ma của Hà Minh Thành : trang Phạm Viết Đào loan tin Hà Minh Thành đã mất 2 năm trước

Trong bài viết vừa đưa lên trang của mình, ông Phạm Viết Đào có viết:
"Tài liệu này Hà Minh Thành dịch gửi cho blogger Phạm Viết Đào và được đưa lên blog 30/07/2010.
Xin chú thích thêm: Hà Minh Thành tên thật là Hà Chính Quang, quê ở Phú Yên, anh sang Nhật từ trước 1975 lấy vợ Nhật và là con rể của ông của ông Ishii Hajime người đứng đầu lực lượng cảnh sát Nhật thời điểm năm 1994.
Hà Minh Thành đã mất cách đây 2 năm…Hà Minh Thành là người từng gửi cho blogger Phạm Viết Đào nhiều thông tin về cuộc chiến Lão Sơn và anh cũng đã cộng tác với BBC năm 1984…".

16/02/2018

"17 tháng 2", mai mới là mùng 2 Tết

17 tháng 2 năm 1979, đó là dương lịch, còn âm lịch thì là ngày 21 tháng Giêng năm Kỉ Mùi. Đúng vào ngày đám cưới của con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Một sự trùng hợp như là ngẫu nhiên của lịch sử. Đã đi ở đây (đưa lên ngày 17/2/2014) hay ở đây (khởi từ ngày 17/2/2017). 

Ngày 17 tháng 2 năm 1979. Rút gọn thành một cái mốc "17 tháng 2". Như là một từ riêng trong tiếng Việt hiện đại.

17/02/2017

Những ngày hạ tuần tháng 2 năm 1979 : Kí ức người trong cuộc, trong thời khắc ấy

Gần đây, con trai cố Tổng Bí thư Lê Duẩn có cho biết: đám cưới của ông được tổ chức tại Hà Nội đúng vào ngày Trung Quốc đưa quân qua biên giới Việt - Trung (đọc lại ở đây). Sáng quân Tàu tấn công tất cả các tỉnh vùng biên, chiều tối thì vẫn có đám cưới Lê Kiên Thành - Nguyễn Thị Tú Khanh ở thủ đô.

Không biết có bao nhiêu đám cưới vào đúng Thứ Bảy ngày 17/2/1979 (nhằm ngày 21 tháng Giêng năm Kỉ Mùi), dịp tiết Lập Xuân ?

Sự bình tĩnh ở thủ đô Hà Nội, vào thời khắc ấy, là đạt tới mức như vậy.

Còn ở chính biên giới ?

Tôi cũng đã nghe về một đám cưới người Nùng vào cùng ngày hôm đó ở khu vực đèo Mã Phục tỉnh Cao Bằng (về đèo Mã Phục thì xem ở đây). Pháo từ phía quân Tàu đã bắn thẳng vào nhà chú rể !

Du lãng vùng biên giới khoảng hai mươi năm nay, kí ức về tháng 2 năm 1979 có thể thấy ở bất cứ đâu, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhiều khi hoàn toàn là tình cờ, chẳng hạn ở đây.

31/10/2016

Tướng quân Lưu Á Châu của Trung Quốc hiện nay

Một tướng quân, đồng thời là một nhà văn ở Trung Hoa đại lục. 

Ông rất được bạn đọc Trung Quốc hâm mộ, nhất là giới trẻ.

Những năm gần đây, Lưu Á Châu cũng được đọc nhiều ở Việt Nam, qua các bản dịch (thấy có nhiều bản dịch của cụ Nguyễn Hải Hoành - người anh em trong gia đình một người thầy cũ của tôi).

18/02/2016

Chiến tranh biên giới Việt - Trung tháng 2 năm 1979 : chuyện dũng sĩ ở Cao Bằng

Trận chiến ở vùng Cao Bằng, mấy năm trước, bản thân tôi đã có một ghi chép ở đây (về một vụ thảm sát tại một nông trường, mà một nhân chứng hiện đang còn sống).

17/02/2016

Chiến tranh biên giới Việt - Trung tháng 2 năm 1979 : phim "Thị xã trong tầm tay"

Đó là thị xã Lạng Sơn.

Phim sản xuất năm 1983.

Diễn viên là lứa Tất Bình (vai nhà báo Việt), Đặng Nhật Minh (đạo diễn, kiêm vai nhà báo Nhật).

Một người quen cho biết: mẹ của em ấy có tham gia đóng phim này (từ phút 17).

21/05/2014

Trung Quốc có thể tốc chiến để nuốt toàn bộ Trường Sa (tức Nam Sa, trong nhãn quan Đông Sa - Trung Sa - Tây Sa - Nam Sa của Bắc Kinh)

Một bài vừa xuất hiện trên Thành Báo (Hương Cảng) với tựa đề như vậy - dịch thoát ý. 


Nguyên chú: Quần đảo Nam Sa bị nhiều nước Đông Nam Á chiếm lĩnh, trong đó, Việt Nam chiếm 2/3 - các điểm màu tím trên bản đồ (gồm 28 đảo)
被東南亞部分國家侵佔的南海島嶼,越南侵佔了三分之二。(地圖紫點所示)

21/03/2014

Thảm sát ở biên giới năm 1979 : "Phải trả thù, Đức Chính - Cao Bằng"

Đó là dòng chữ được viết trực tiếp lên mặt một bức ảnh, của chính phóng viên ảnh, chụp vào ngày lực lượng quân sự Việt Nam tới trại chăn nuôi Đức Chính (huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng) để khâm liệm và chôn cất hơn 40 nạn nhân đã bị lính Trung Quốc thảm sát. Mùi xú uế bốc lên, cán bộ dịch tễ phải tới phun thuốc.

"Phải trả thù, Đức Chính - Cao Bằng".

Ở góc một bức ảnh khác, người phóng viên viết: "Nợ máu quân Trung Quốc (....)".


Tháng 3 năm 1979.

Trên đường du lãng, chúng tôi không hỏi thăm, ngẫu nhiên chạm vào ngôi nhà của ông Trại trưởng Trại Chăn nuôi Đức Chính lúc đó. Nhưng chỉ gặp được một người nhà. Ông đã đi về thế giới bên kia vài năm trước. Cảnh nhà tồi tàn, xơ xác, làm chúng tôi không khỏi bùi ngùi (về hưu được ít năm, ông bị tai biến, nhập viện được một thời gian thì đi).

Ông chính là người đang vừa khóc vừa trả lời phỏng vấn của báo chí trong tấm hình trên. Vợ và cả bốn người con của ông đã bị quân xâm lược sát hại vào đêm hôm ấy, khi ông không ở trại vì đang họp ở nơi khác. 

Một trong những nhân chứng có mặt ở đó là người Nhật - phóng viên của tờ Cờ đỏ (cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Nhật Bản).

Sự thực là như vậy. Chiến tranh là như vậy. Nơi đây, chiến tranh đã diễn ra liên miên. Chúng tôi đi ngược bờ sông Hiến, bâng khuâng nghĩ về chiến tranh và hòa bình. Không quên chiến tranh, nhưng hòa bình mới là lẽ sống của muôn vật muôn loài.

Mai lại trở về với Lũng Sâu và Nà Đỏng.

19/03/2014

Chuyện vãn trên đường du lãng : Thành phố Mục Mã vẫn hừng nắng

Chúng tôi đang lấm lem bùn đất ở miền ngược Đông Bắc. Mưa tầm mưa tã cả mấy tuần nay suốt một dải Trùng Khánh - Hạ Lang - Phục Hòa - Quảng Uyên - Hòa An - Trà Lĩnh - Bảo Lạc.

Duy chỉ có kinh đô Mục Mã của vương triều Mạc thuở trước, bây giờ là thành phố Cao Bằng (mới nâng cấp từ thị xã lên được vài năm), là còn nhìn thấy mặt trời, đường đi lối lại còn thấy khô. 


Ảnh chụp tháng 3 năm 2014
(lúc khác, sẽ đưa ảnh chụp vào các năm 1996, 1997, 1998,
và đều ở cùng một địa điểm với năm 2014)