Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

01/02/2018

Bia đá chữ Chăm ở cao nguyên xứ Thượng, đã có người giải mã được

Thông tin về tấm bia này, đã đi ở đây (hồi đầu tháng 1/2018).

Bây giờ là tin mới nhất. Đã có người giải mã được. 

Với bia đá Chăm cổ, bây giờ, Việt Nam mình chưa có người đọc được, cần nói rõ thêm là: giới nghiên cứu Chăm của Việt Nam (là người Chăm, hoặc người không phải Chăm) đều mù tịt. Về cơ bản chỉ là đem bản dịch cũ của người Pháp trước đây ra mà dịch ra tiếng Việt. 

Phải nhờ vả vào người Pháp, hoặc người Nhật.





Bài lấy nguyên về từ TP.

---







31/01/2018 16:10










TPO - Các chuyên gia đến từ trường Viễn Đông Bác cổ Pháp đã giải mã được những dòng chữ cổ mà người Chăm viết cách đây gần 600 năm.

Giáo sư Arlo Griffiths và cộng sự nghiên cứu dòng chữ khắc trên bia đá (Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ)

Bia đá khắc họa trận huyết chiến giữa con trai Hercules và quái xàCận cảnh bia đá khổng lồ trong ngôi chùa lớn nhất Việt Nam


Ngày 31/1, ông Nguyễn Quang Tuệ - Trưởng phòng quản lý di sản văn hóa thuộc Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai cho biết các chuyên gia đến từ trường Viễn Đông Bác cổ Pháp đã giải mã được những dòng chữ cổ mà người Chăm viết cách đây gần 600 năm. 

Theo ông Tuệ, bia đá này nằm ở thôn Tư Lương, xã Tân An, huyện Đắk Pơ, Gia Lai, cao hơn 2m, rộng khoảng 2m. Cả hai mặt bia đá đều có 10 dòng chữ Chăm cổ. Từ khi phát hiện vào năm 2010, Sở đã tìm mọi cách, mời nhiều người nghiên cứu về để giải mã nhưng không đạt. Đến cuối năm 2017, Sở mời chuyên gia từ trường Viễn Đông Bác cổ Pháp là giáo sư Arlo Griffiths đến nghiên cứu. Tối hôm qua (30/1), giáo sư Arlo Griffiths khẳng định đã dịch được toàn bộ số chữ khắc trên đá, tuy nhiên ông cần mang về Pháp để tra cứu lại, rồi sẽ công bố trong thời gian sớm nhất.

“Dòng chữ cổ khắc trên bia đá khi được dịch ra sẽ cho chúng ta thấy được vùng đất này ngày xưa như thế nào, vấn đề về văn hóa, lãnh thổ ra sao. Sau khi có bản dịch này Sở sẽ lập hồ sơ để có phương án bảo tồn. Phải tìm hiểu xem ngoài tấm bia đá này ra còn có dấu vết khác không. Bởi cách đó không xa là tượng đầu rắn Naga nặng khoảng 10kg được Sở phát hiện vào tháng 6/2009”- Ông Tuệ nói.



Có 10 dòng chữ Chăm được khắc trên cả hai mặt bia đá (Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ)




Tấm bia đá có chiều cao và rộng khoảng 2m (Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ)



Tượng đầu rắn Naga hiện lưu ở Bảo tàng Tây Sơn thượng đạo tại thị xã An Khê, Gia Lai (Ảnh: Nguyễn Quang Tuệ).


Kim Văn

https://www.tienphong.vn/cong-nghe/giai-ma-chu-cham-co-tren-bia-da-gan-600-nam-1238600.tpo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.