Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan-đăng-nhật. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phan-đăng-nhật. Hiển thị tất cả bài đăng

22/07/2020

Tròn một tháng học giả Phan Đăng Nhật đi xa : đọc lại những dòng chữ cuối cùng của ông

Học giả Phan Đăng Nhật (1931-2020) đã nhẹ nhàng rời xa cõi tạm vào lúc 10h50 sáng ngày 22 tháng 6 năm 2020. Chiếu sang âm lịch là ngày 2 tháng 5 năm Canh Tý. Đã đưa các tin ở đây hay ở đây.

Bây giờ sắp là 10h30 sáng ngày 22 tháng 7 năm 2020, và âm lịch cũng là 2 tháng 6 năm Canh Tý. Như vậy là vừa tròn một tháng người đã đi xa.

Vào chiều tối ngày 20 tháng 6, tức là trước ngày mất chỉ hai ngày, người vẫn rất minh mẫn, vẫn đi lại trong phòng làm việc một cách bình thường. Cả nhà vẫn có chút lo lắng về cái nắng nóng dữ dội của mùa hè cộng với covid năm nay, nhưng không mảy may nghĩ là có bất trắc gì có thể xảy ra trong thời gian gần. Thấy con cháu sang chơi, cụ rất vui vẻ nhỏm dậy và hỏi thăm xem tình hình mọi người thế nào, rồi nói tôi lấy hộ một hộp cà-phê nguyên chất ở trên giá sách xuống.

21/07/2020

Lễ "gác bút" của "cây bút" Nguyễn Xuân Kính

Học giả Nguyễn Xuân Kính năm nay bước vào tuổi 69 (theo cuốn Các tác gia nghiên cứu Văn hóa Dân gian do chính ông làm chủ biên bản in năm 1995, thì  ông sinh năm 1952, tại Thái Bình). 

Ông là Giáo sư chuyên ngành Văn học, từng du học và nhận học vị Phó Tiến sĩ (sau này đổi thành Tiến sĩ) tại Liên Xô. Trong rất nhiều công trình khoa học đã công bố, ông được biết đến nhiều nhất với các nghiên cứu về ca dao người Việt (tiêu biểu là cuốn Thi pháp ca dao in lần đầu năm 1992, và đặc biệt là bộ Kho tàng ca dao người Việt - đồng chủ biên với Phan Đăng Nhật). Ông nhiều năm liền là Viện phó rồi Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa (trước đây là Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian).

Sau mấy năm chính thức nghỉ hưu theo chế độ hiện hành, vào trung tuần tháng 7 năm 2020, ông đã tổ chức gọn nhẹ tại nhà riêng một lễ tạm gọi là "gác bút".

13/07/2020

Sắc phục thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt (sách mới ra của học giả Đoàn Thị Tình)

Hôm nay, khi tranh thủ thu dọn nhanh một lượt bàn làm việc của học giả Phan Đăng Nhật (đọc tin ở đâyở đây), tôi thấy có tập bản thảo của cô Đoàn Thị Tình về trang phục của tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ. Giữa hai học giả Phan Đăng Nhật và Đoàn Thị Tình vẫn đang còn trao đổi qua lại về nội dung nho nhỏ trong bản thảo, thể hiện qua các tờ giấy đính kèm hay các trang gấp gấp.

Có lẽ đây là một trong những tập bản thảo cuối cùng của đồng nghiệp mà học giả Phan Đăng Nhật đã xem. Một đề tài ông đã có quan tâm từ lâu, ngay sau Đổi Mới. Trở lại cụ thể với tư liệu chi tiết sau. Còn hôm nay, đã biết cuốn sách đó của cô Tình vừa ra mắt bạn đọc.

27/06/2020

Vĩnh biệt Giáo sư Phan Đăng Nhật (1931-2020) - tin tức hạ tuần tháng 6 từ các nơi

Về cuộc đời và sự nghiệp nghiên cứu văn hóa dân gian của Giáo sư Phan Đăng Nhật, thì đã có khá nhiều học giả đàn em viết bài từ lâu, trong đó có những bài khái lược, có những bài rất công phu.

Một điểm đặc biệt cần nhấn mạnh về Phan Đăng Nhật chính là ở đây. Tức là, đã có rất nhiều học giả đàn em viết rất sớm và chuyên sâu về ông cùng các công trình nghiên cứu. Không phải là theo lệ thường: sau khi qua đời rồi, người ta mới bắt đầu viết về người quá cố.

22/06/2020

Tin buồn : Học giả Phan Đăng Nhật vừa ra đi (1931 - 2020)

Gia đình vô cùng thương tiếc báo tin: do tuổi cao sức yếu, học giả Phan Đăng Nhật vừa từ trần hồi 10h 50 sáng Thứ Hai ngày 22 tháng 6 năm 2020 (nhằm ngày 2 tháng 5 năm Canh Tý). Hưởng thọ 90 tuổi.

Học giả Phan Đăng Nhật được biết đến rộng rãi là GS. TSKH. Phan Đăng Nhật nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Dân gian, nguyên Chủ tịch Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, Chủ tịch Danh dự Hội đồng Mạc tộc Việt Nam, Giám đốc Trung tâm Bảo trợ Văn hóa và Kĩ thuật truyền thống.

Tang lễ được tổ chức vào Thứ Tư ngày 24 tháng 6 năm 2020 (nhằm ngày 4 tháng 5 năm Canh Tý), tại Nhà tang lễ Cầu Giấy (đường Trần Vỹ - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội; gần Nghĩa trang Mai Dịch).

- Lễ viếng từ 7 : 30 ~ 8 : 45.

- Lễ truy điệu bắt đầu từ 8 : 45.

- Hỏa táng tại đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển.

- An táng chiều cùng ngày tại Công viên Nghĩa trang Lạc Hồng Viên (xã Dân Hòa, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình).

16/06/2020

Đọc lại tư liệu ông Trần Quốc Hương : nói về vai trò của Phan Đăng Lưu

Cụ Mười Hương (Trần Quốc Hương) đã từ trần tháng 6 năm 2020, hưởng thọ 97 tuổi (1924-2020). Trước đây, khi ở tuổi minh mẫn, cụ đã cho biết về vai trò của người đàn anh Phan Đăng Lưu (1902 - 1941) trong Hội nghị Trung ương 7 (tháng 11 năm 1940, tại Đình Bảng), như sau (cụ nói trực tiếp nên có băng ghi âm, hơn nữa là cụ viết thành sách rồi):

"
Ngày 21/4/1940, đồng chí Võ Văn Tần bị bắt, Ban chấp hành Trung ương chỉ còn lại đồng chí Phan Đăng Lưu, một mình chèo lái con thuyền cách mạng nước ta vượt qua bao sóng gió(3)Hơn bao giờ hết, việc tái lập Ban chấp hành Trung ương là một nhiệm vụ cấp bách. Muốn vậy cần phải triệu tập Hội nghị Ban chấp hành Trung ương nhưng ai sẽ là người có đủ tư cách triệu tập hội nghị này? Đồng chí Trần Quốc Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương khẳng định: Chỉ có một mình đồng chí Phan Đăng Lưu mới đủ tư cách để triệu tập Hội nghị Trung ương(4).Trong một cuốn sách khác, đồng chí Trần Quốc Hương khẳng định: “Hội nghị Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh) họp 3 ngày (từ mồng 6 đến mồng 9/11/1940) do chính đồng chí Phan Đăng Lưu chủ trì, sau này được gọi là Hội nghị Trung ương lần thứ 7(5). Như vậy, Hội nghị Trung ương lần thứ 7 tháng 11/1940 do đồng chí Phan Đăng Lưu triệu tập và chủ trì.
"

05/05/2020

Nhớ lại chuyện cũ Phan Đăng Lưu - Trường Chinh, nhân chuyện ông Phạm Xuân Thệ

Hôm nay, ngày 5 tháng 5, là ngày sinh của Phan Đăng Lưu (1902-1941). Địa phương và trung ương vẫn thường tổ chức kỉ niệm ngày sinh của cụ (ví dụ năm 2017 thì xem ở đây).

Đợt này, nhân chuyện ông Phạm Xuân Thệ cố tình nhận vơ hết công của toàn bộ đồng đội thành riêng công của mình vào thời điểm buổi trưa ngày 30/4/1975, phớt lờ luôn cả vai trò trọng yếu của một đồng đội khác là Bùi Văn Tùng (đang đi tiếp ở đây), thì:

12/11/2019

Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam : bổ nhiệm Tân Chủ tịch, những kì vọng và những bàn luận

Ngày hôm qua, 11/11 (Thứ Hai), mình vào Bệnh viện Hữu Nghị (quen gọi tắt là Việt Xô theo tên cũ) làm thủ tục xuất viện cho người nhà thì ngẫu nhiên gặp một nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Mình thường gọi Phó Chủ tịch đó là "chú" như từ mấy chục năm về trước. Lúc ngồi xếp sổ ở tầng 1 nhà A thì tranh thủ nghe chú tâm sự về những bộ sách nhiều tập mới ra gần đây. Nhưng chuyện nhiều nhất, hóa ra, trở đi trở lại là vấn đề nhân sinh, về sức khỏe, về lập ngôn và lập danh.

05/06/2019

Mĩ thuật Đại Việt : gần 10 năm với nhóm tượng Mạc ở Thái Bình

Giật mình là đã gần 10 năm đi qua.

Chính xác là 9 năm. Vì đó là năm 2010, chúng tôi du lãng mạn các huyện cũ của tỉnh Thái Bình, cùng phát hiện ra nhóm tượng đá tuyệt đẹp thời Mạc. Cần ghi nhớ thời điểm năm 2010 này.

Dâu bể đã khá đổi thay trong 9 năm qua. Người thợ đá mà tôi đưa tên trong hợp đồng phục chế mới chỉ để lại được một phôi bằng đất sét, một phôi tượng tuyệt đẹp và rất giống với nguyên bản. Thật đáng tiếc vô cùng: nghệ nhân ấy đã  đột ngột khuất núi, không ai có thể nghĩ tới. Kế nghiệp ông là một người cháu, đã từ phôi đất sét để làm thành bản đá.

27/04/2019

Anh em gốc Mạc gặp nhau tại Mĩ : thành lập Hội đồng Mạc tộc hải ngoại (hạ tuần tháng 4 năm 2019)

Thế giới đã trở lên tiện lợi vô cùng nhờ có mạng toàn cầu (thư tiện tử, chát Fb và các dịch vụ khác). 20 năm trước, giữa Tokyo và Hà Nội vẫn phải duy trì thư viết tay, một ít thư e-mail mà không có dấu (về cơ bản, tiếng Việt lúc đó chưa soạn có dấu được trong mail), và điện thoại viễn liên (lúc đầu là điện thoại hữu tuyến, rồi dần dần là di động gọi viễn liên cho di động).

Bây giờ, giữa Tokyo với Hà Nội, hay giữa Hà Nội với Cali, thì gần như trực tuyến. Nhưng gì thì gì, e-mail vẫn là phương tiện chính qui hơn cả. Từ nhiều hôm trước, và ngay lúc này, thư từ qua lại, biết anh em Mạc tộc đang tụ hội tại Cali - địa bàn cư trú chủ yếu của người Việt tại Hoa Kì.

Ngay khi nay, ở giây phút này, vẫn đang trực tuyến với Cali.

30/11/2018

Đại hội lần thứ 3 của Mạc tộc Thế giới (đảo Hải Nam, tháng 11 năm 2017)

Đã một năm đi qua.

Bây giờ mới đưa tin tại đây.

Còn bản tin của Mạc tộc Thế giới thì đã lên mạng ngay thời điểm đó.

Tựa như có sự xuất hiện của Mã Vân, tức Jack Ma. Mà là Jack Ma đang vẩy bút lông viết thư pháp !

09/11/2018

Tin buồn : nhà giáo hưu trí Phạm Thùy Hương vừa qua đời (1941-2018)

Gia đình cụ ông Phan Đăng Nhật vô cùng đau đớn báo tin buồn dưới đây.

Sau một thời gian bệnh nặng kéo dài, cụ bà Phạm Thùy Hương vừa từ trần hồi 8h sáng Thứ Năm ngày 08 tháng 11 năm 2018 (nhằm ngày 2 tháng 10 năm Mậu Tuất). Hưởng thọ 78 tuổi.

Tang lễ được tổ chức vào Thứ Bảy ngày 10 tháng 11 năm 2018 (nhằm ngày 4 tháng 10 năm Mậu Tuất), tại Nhà tang lễ Cầu Giấy (đường Trần Vỹ - Mai Dịch - Cầu Giấy - Hà Nội).

06/11/2018

Một đời bút mực học giả Phan Đăng Nhật (tự thống kê trước tuổi 90)

Ảnh mới nhất của cụ được chụp vào tháng 10 năm 2018. Cụ sinh năm 1931 (Tân Mùi), nên tính tuổi tây thì 87, còn tính tuổi ta thì 88.

Bản viết này do cụ tự soạn trên máy tính.

Đôi khi, cụ bỗng quên một lệnh nào đó trong xử lí word, thì đã có sổ ghi chép (mở sổ ghi chép cũ ra là nhớ lại ngay) hoặc tự vào mạng tra cách giải quyết.

24/06/2018

Thầy Phan Huy Lê từ trần ở tuổi 85 (1934 - 2018)

Một tấm ảnh do tôi bấm máy, tại nhà riêng của thầy ở phố Vọng Đức (rất gần với Thư viện Viện Thông tin Khoa học Xã hội ngày trước ở số 36 phố Lí Thường Kiệt, cũng tức là gần với trụ sở cũ của Viễn Đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội).

06/05/2018

Sách về Phan Đăng Lưu tặng cho trường Phan Đăng Lưu

Cuốn sách mới nhất về Phan Đăng Lưu (trong đó, có khoảng 500 trang tác phẩm của chính Phan Đăng Lưu được sưu tập) thì đã giới thiệu ở entry trước, xem lại ở đây.

Sau khi sách ra, thì con cháu cụ Phan đã tới tặng sách cho ngôi trường mang tên Phan Đăng Lưu. Trường ở Kiến An - Hải Phòng.

05/05/2018

Một người nữa sinh ngày 5 tháng 5 : một cụ Phan nữa là đồ Nghệ

Cụ Mác thường được nhắc đến trong ngày sinh nhật mùng 5 tháng 5. Có một danh nhân nước Việt sinh trùng ngày đó.

Người đó là cụ Phan Đăng Lưu (1902-1941). Hồi nhỏ, được học chữ Hán theo lối cử tử ở gia đình, nên sau này dù đã Tây học, đi hoạt động cách mạng, nhưng trước sau vẫn là một anh chàng "đồ Nghệ" chính hãng. Phan nổi tiếng cả một vùng bởi viết bút lông tuyệt giỏi, trí nhớ siêu phàm, thông kinh bác sử.

20/03/2018

Mẫu Liễu đang tiếp tục chữa bệnh cho dân, ở ngay bên cạnh 10 pho tượng đá thời Mạc đẹp nhất Việt Nam

Mười pho tượng đá thời Mạc đẹp nhất Việt Nam. Đó là đánh giá của cố học giả Trần Quốc Vượng, đã được dẫn trong bài.

Về mười pho tượng đá này, đã đi nhanh ở đây (xem mục bổ sung). Khu vực làng Đào Xá (xã An Đồng) này, là một trong những địa bàn mà chúng tôi du lãng trở đi trở lại nhiều lần trong các năm qua.