Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nùng-an. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nùng-an. Hiển thị tất cả bài đăng

05/10/2018

Mùa gặt trên những miền quê : màu lúa chín và màu hoa dâng Phật

Mùa gặt tháng Mười năm nay, mình chỉ có thể ngắm nhìn các miền quê.

Da diết nhớ những miền quê của mình. Hương vị và màu sắc quê hương, cứ loang loang đi trong không gian, và lặng lẽ lặng lẽ trong tâm khảm của người không bước được trực tiếp trên đồng quê vào lúc này.

04/06/2018

Một kí sự bình dân về thác Bản Giốc, tháng 6 năm 2018

Cùng về thác Bản Giốc (Cao Bằng), thì ít hôm trước, đã đưa một kí sự vào tháng 5 năm 2018 được chấp bút bởi một nhà báo (đọc lại ở đây).

Sang đầu tháng 6, nhân ngày quốc tế thiếu nhi, lại trùng vào cuối tuần, nên con cháu anh em bà con ở trong vùng Cao Bằng có đi chơi thác.

Khoảng 5-6 năm nay, do kinh tế trong vùng khá lên rõ rệt, nhiều nhà có phương tiện đi lại, nên người từ Quảng Uyên quê tôi thường vẫn tới chơi thác và thăm chùa Trúc Lâm Bản Giốc mỗi khi có dịp nghỉ lễ trong năm. Hiện tượng rất mới.

04/03/2018

Nhà sàn của người Nùng An trên quê mới Tây Nguyên

Thật ra, nhà sàn của người Nùng An tại quê cũ Cao Bằng cũng đã khác lắm rồi. Bước chuyển mình quan trọng của ngôi nhà sàn Nùng An từ sau năm 2011, đã được tôi trình bày chi tiết trong tài liệu năm 2014 và 2015 (đối sánh với tài liệu trong các năm 1996-2000).

26/10/2017

Những người thợ rèn Nùng An còn sót lại ở Tây Nguyên

Đầu tiên là từ tỉnh Đắc Lắc - một trong những cứ điểm quan trọng trên đường di cư của người Nùng An nói riêng, và người Tày Nùng nói chung, sau năm 1975, từ vùng Đông Bắc xuống phía Nam tổ quốc.

Người Nùng An khu vực xã Phúc Sen (Quảng Uyên, Cao Bằng) đi tới đâu, là mang tới đó kĩ thuật rèn riêng có của họ. Đầu tiên, ở đây, là tình hình một địa bàn nhỏ ở tỉnh Đắc Lắc.

17/10/2017

Dao thép thực sự của người Nùng An : anh em làng rèn đứng lên, thành lập HTX

Gọi là dao xịn. Tức là khác với các loại dao (hay sản phầm rèn) đang mạo danh là "dao Phúc Sen" hay "dao Nùng An".

Anh em ở dưới quê đã đứng lên, thành lập Hợp tác xã. Hợp tác xã kiểu mới của người Nùng An sau Đổi Mới, so sánh với Hợp tác xã kiểu cũ, thì mình đã trình bày từ nhiều năm trước.

10/10/2017

Mùa gặt năm 2017, trên quê hương biên viễn

Một năm chỉ có thể canh tác một vụ lúa: cấy vào độ tháng 6 dương lịch, và thu hoạch vào tháng 10. Bây giờ chủ yếu thu hoạch bằng máy, không còn thủ công như hồi cuối thế kỉ 20 và những năm đầu thế kỉ 21 nữa.

Sát với biên giới Việt Trung, nên máy móc cơ giới các loại chủ yếu mua lẻ từ Trung Quốc sang. Dĩ nhiên có nhiều thứ xuất khẩu tiểu ngạch sang đó.

19/06/2017

Ảnh hưởng của dân tộc học Nga - Xô đối với học thuật Việt Nam : tọa đàm ngày mai

Thông tin về tọa đàm này, đã đưa ở đây (đầu tháng 4/2017).

Ngày mai, 20/6, là ngày tọa đàm, tại khuôn viên trường Tổng hợp Hà Nội ngày trước (nay là Trường Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Tôi trình bày về nhà dân tộc học lớp tiên phong của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là cụ Lã Văn Lô (1909-1993, nguyên Tri châu Hữu Lũng tỉnh Bắc Giang trước 1945, nguyên trưởng nhóm nghiên cứu của Ủy ban Dân tộc Trung ương thời kì đầu tiên).

03/05/2017

Dao rèn thủ công Phúc Sen ra Hà Nội, và lên mạng xã hội

Dao rèn thủ công là sản phẩm của người Nùng An ở xã Phúc Sen (huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng).

Mấy năm nay, nhờ có Fb và blog, nhất là ứng dụng của điện thoại thông minh, dao Phúc Sen có thêm một kênh tiêu thụ hoàn toàn mới: qua mạng.

06/04/2017

Nông thôn mới trên quê hương cũ

Hôm nay, trời nắng tiếp, như hôm qua.

Nhưng hôm kia, thì cả một ngày, mưa rả rích từ sáng sớm đến tận chiều tối.

Thiên nhiên không ưu đãi với dịp đáng ghi nhớ của quê hương. Bởi đã mưa cả ngày trong một ngày lẽ ra không nên có một giọt mưa nào. 

16/07/2016

Tôn vinh văn hóa Lạc Việt : Cụm tranh vách đá Hoa Sơn (Quảng Tây) vừa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

Những bức tranh được vẽ 2000-3000 năm trước, trải dài trên một không gian rộng lớn, dọc theo sông Tả Giang.

Trong tiếng Việt, mình đã bắt đầu viết về tranh vách đá Hoa Sơn (mà tiếng Choang gọi là "Phia Lài" tức "núi đẹp") từ khoảng 20 năm trước. Khoảng bắt đầu từ những năm 1995-1997, lúc vừa mới bắt đầu du lãng vùng Đông Bắc. 

Cuộc đời gắn với Đông Bắc từ đó, mà một sức hút mang tính mê hoặc là tranh vách đá Phia Lài. Làng của mình tên là "Phia Chang". Phia Chang và Phia Lài (viết theo chính tả cũ của phương án Tày Nùng là Phja ChangPhja Lài).

Lang thang cả vùng nhiều năm, thử tìm một cái hang Phia Lài thứ hai bên phía Việt Nam, nhưng đến giờ, chưa thấy ! Mà chỉ thấy ở phía bên kia, tức vùng Tả Giang tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)

22/05/2016

Trước và trong ngày "4 trong 1" năm 2016

Một ngày thời tiết Hà Nội tương đối đẹp. Không quá nóng. Tuy có lúc có ít hạt mưa rắc xuống.

Ở nơi địa đầu tổ quốc, cách Hà Nội tới khoảng gần 400 cây số, thì đại khái như sau:

21/04/2016

Mayu lên báo : Cô gái Nhật giúp hàng ngàn người Việt thoát nghèo nhờ nông nghiệp hữu cơ

Quãng những năm đầu thế kỉ 21 (khoảng 2000-2004), ở Nhật, rộ lên phong trào nông nghiệp hữu cơ. Tôi cũng từng hăng hái tham gia phong trào này ở một địa phương.

Bây giờ thì xem Mayu đưa nông nghiệp này sang Việt Nam.

Nhiều người quen biết sẽ khó nhận ra được, bởi nhiều năm trước, cô vẫn đang còn say mê với núi và rừng vùng Cao Bằng. 

20/05/2015

Sau 5 giờ là uống bia (hôm nay, mình nói về Đổi Mới)

Đại khái là thời gian uống bia hình như ngang bằng thời gian trình bày và thảo luận khoa học.

Trình bày từ lúc 3h30 đến 4h30, tròn một tiếng. Tiếp theo là 30 phút thảo luận - đây là thời gian quan trọng nhất.

Kết thúc lúc 5 h đúng. Và sau đó là uống bia. Gọi là hội bia. Bây giờ là 6 h 52 phút, thì đã về đến phòng nghiên cứu của mình, mở máy tính. Tức đã uống trong khoảng gần 2 tiếng. Mà khoa học chỉ có 1 tiếng rưỡi thôi.

13/10/2014

Thời gian và kỉ niệm : tôi thấy tôi đang tan rữa trên tường

Bên này, trời đang bão to gió lớn.
Bất ngờ, tôi gặp chính tôi ở trên tường.

Đúng. Chính là tôi ở trên tường. Và tôi của nhiều năm về trước. Mà mấy bữa trước giật mình gặp lại chính mình.

12/08/2014

Bà con Tày Nùng đang bận mải chuẩn bị Tết Rằm Tháng Bảy (2014, Cao Bằng)

Bà con gọi là "ăn tháng Bảy". Phát âm của tiếng Nùng khu vực Quảng Uyên là kin bưn Chất. Đây là cái tết lớn hàng năm ở vùng Tày Nùng - Việt Nam, và vùng Choang - Trung Quốc.