Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

24/06/2015

Kim Định, Trang Tử và Lévi-Strauss (bài Liam)


Bản dịch của Hà Hữu Nga.

---
1. Bản dịch tiếng Việt:


Le Minh Khai

Người dịch: Hà Hữu Nga

Trong công trình năm 1973, Cơ cấu Việt Nho, Kim Định đã giới thiệu lý thuyết cấu trúc luận đến độc giả của mình. Phụ thuộc nhiều vào thông tin trong tác phẩm Nhân học Cấu trúc của Claude Lévi-Strauss, Kim Định lưu ý người đọc về tầm quan trọng của những phát hiện mà nhà ngôn ngữ học Thụy Sĩ Ferdinand de Saussure đã thực hiện trong những năm đầu thế kỷ XX đối với cấu trúc luận.

Khi cho rằng ngôn ngữ bao gồm các “ký hiệu” ngôn ngữ học chứa đựng một hình ảnh-âm thanh (cái biểu đạt) ​​và một khái niệm hoặc những khái niệm, liên kết với nó (cái được biểu đạt), và ý nghĩa của cái biểu đạt đã được xác lập thông qua các mối quan hệ của chúng với những cái biểu đạt khác trong ngôn ngữ, de Saussure lập luận rằng ngôn ngữ phải được nghiên cứu như là nó tồn tại ở một thời điểm (đồng đại) để hiểu được cách thức toàn bộ hệ thống các ký hiệu ngôn ngữ liên quan vận hành, chứ không phải là để xem xét các ký hiệuđơn lẻ đã thay đổi ra sao theo thời gian (lịch đạinhư các nhà ngôn ngữ học đã thực hiện trước thời ông.

Vì vậy, khi giới thiệu khái niệm cách tiếp cận đồng đại này cho việc nghiên cứu ngôn ngữ, Kim Định tiếp tục giải thích cách tiếp cận này có thể được áp dụng cho việc nghiên cứu lịch sử ra sao.

Kim Định giới thiệu với độc giả của mình về sự khác biệt giữa lịch sử đồng đại(sử hàng dọc) và lịch sử lịch đại (sử ngang dọc), hoặc những gì mà ông gọi là chủ nghĩa lịch sử (duy sử). Cách tiếp cận thứ hai này tập trung vào việc dẫn chứng bằng tài liệu những thay đổi quan sát được qua thời gian, hoặc cái đượcgiới học thuật lịch sử Pháp trong thế kỷ XX gọi là “các sự kiện” (événements). Lịch sử đồng đại, Kim Đinh giải thích, khác nhau vì “nó hoạt động bằng tiềm thức, không cần phải tự thể hiện bản thân trong một cá nhân và do đó không thể được ghi lại trong thời gian hoặc không gian, nhưng nó vẫn có thể được gọi là lịch sử vì nó là chân thật mặc dù không có thực (vraie mais irréelle). Cách Kim Định lý giải iết bằng tiếng Việt là thật tuy không thực (vraie mais irréelle).

Ý tưởng về một cái gì đó có thể là thật tuy không thực” ấy là một thứ mà Kim Định nhìn nhận  giống với một dòng trong sách Trang Tử mô tả vũ trụ như sau:有實而無乎處者,宇也;有長而無本剽者,宙也。Hữu thực nhi vô hồ xứ giả, vũ dã ; Hữu trường nhi vô bản phiểu giả, trụ dã: dịch ý: Cái có thực mà không định được nơi chốn thì là  (không gian) vậy; Cái lâu dài mà không truy được gốc ngọn thì gọi là trụ (thời gian) đấy. [莊子•庚桑楚, Trang Tử - Canh Tang Sở]. Liên hệ quan niệm này với lịch sử, Kim Định cho rằng “cái hiện hữu đó là một tác động hoặc nguyên lý có thể hướng dẫn, hoặc là một lý tưởng có thể hỗ trợ, con người, nhưng thực tế là nó không có nơi chốn” có nghĩa là nó không cần kết tinh hoặc có hình dạng trong một cá nhân cụ thể. Do đó nó là một nguyên mẫu (sơ nguyên tượng) hoặc một mô hình (điển loại) tồn tại trong một loại thiên đường (thiên thai) mà người ta đều mong muốn nó trở nên hiển hiện.

Để minh họa cho các khái niệm trừu tượng này, Kim Định quay trở về với tích truyện trong Lĩnh Nam chích quái và Đại Việt sử ký toàn thư về Đế Minh, hậu duệ đời thứ ba của Thần Long, là người đã đi về phương nam đến vùng Ngũ Lĩnh và thành thân với một người phụ nữ tên là Vụ Tiên.

Trước thế kỷ XX, các học giả ở Việt Nam đã nghi ngờ tính xác thực của tích truyện đó, tuy nhiên họ vẫn coi đó như là một dấu hiệu của một dòng chính thống liên kết các triều đại Việt nối tiếp nhau với một cội nguồn cổ xưa của quyền lực chính trị. Vào những năm đầu thế kỷ XX, tích truyện này được các học giả Pháp và Việt Nam đầu tiên giải thích bởi nhằm chỉ các cuộc di cư thực, có thể giúp xác định rõ người Việt là ai (về phương diện chủng tộc).

Trong  cấu Việt Nho, Kim Định xuất trình một giải thích mới về tích truyện này, một tích truyện được lấy cảm hứng - nhưng không theo đúng với những ý tưởng - của cấu trúc luận. Theo Kim Định, không có lý do gì để nghĩ rằng nhữngcon người được đề cập đến trong tích truyện này đã từng tồn tại. Thay vào đó, cái mà tích truyện này khải lộ với ông chính là các nguyên tắc và các nguyên mẫu mà người ta tìm thấy trong cấu trúc của xã hội.

Trước hết, Kim Định thấy trong tích truyện này một nguyên tắc di chuyển về phía ánh sáng ("minh" trong tên Đế Minh, có nghĩa là “ngời sáng hay ánh sáng), một cách quy chiếu đến phương nam. Thứ hai, ông lập luận rằng nó cho thấy một tác động của cuộc rút lui trước một đội quân xâm lược. Và thứ ba, việc quy chiếu đến Ngũ Lĩnh là một chỉ dấu cho Kim Định về sự hiện diện của một nền văn hóa theo quan niệm Ngũ Hành trong Kinh dịch.

Làm thế quái nào mà Kim Đnh lại dựng đặt lên các ý tưởng này? Một phần đó là bằng cách sử dụng một số các khái niệm của cấu trúc luận. Đặc biệt, cách đọc cấu trúc luận về một tích truyện tìm kiếm các khái niệm, nhất là cái các khái niệm ở thế đối lập nhị phân với nhau, để cố gắng tìm được một mô thức chungđể trình bày các tình tiết này.

Các đối lập nhị phân trong tích truyện này là gì vậyỪ thìcái đối lập của ánh sáng là bóng tối. Ánh sáng thường được kết hợp với những điều tốtcòn bóng tối thì với những điều xấu. Sự đối lập của hành động di chuyển về phương nam là sự di chuyển về phương bắc.

Tuy nhiên, làm thế nào,  chúng ta biết được Ngũ Lĩnh, bằng cách nào đó lạichỉ định một nền văn hóa dựa trên cơ sở Ngũ hành? Đó chính là chỗ mà Kim Định rơi vào thế rắc rối

Một trong những chỉ trích chủ yếu đối với cấu trúc luận là nó trao quá nhiều quyền lực cho “nhà cấu trúc luận” (tức là, người sản xuất ra tri thức học thuật) để xác định ý nghĩa. Điều này chắc chắn đã xảy ra trong trường hợp của Kim Định. Trước hết, Kim Định đã không tiếp cận nghiên cứu về quá khứ từ một quan điểm trung lập. Ông đã có một chương trình nghị sự rõ ràng. Ông muốn tạo ra một loại nền tảng đạo đức/tâm linh cho người dân Việt, và ông muốn nền tảng đó là của riêng họchứ không phải là một thứ được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc phương Tây.

Vì vậy, cái cung cách mà ông đã thực hiện điều này chính là bằng cách tuyên bố rằng trước khi Trung Quốc  Trung Quốc” thì đã có một nền văn hóa ở đó, và nền văn hóa đó chính là ViệtTuy nhiên, để chứng minh điều này, ông cần bằng chứng, và đối với các giai đoạn sớm nhất của lịch sử trong khu vực (ví dụ, thời đại của các bậc trị vì huyền thoại như Thần Nông và Hoàng Đế) thì chỉ có rất ít thông tin. Tuy nhiên, cấu trúc luận đã cung cấp cho Kim Định bằng chứngbởi vì nó cho phép ông diễn giải những thông tin hạn chế để ông xử lý theo những cách thức mới lạ. Và đó chính xác là những gì ông đã làm.

Vậy thì ông có sửa chữa những gì ông đã kết luận khôngKhông. Các kết luận của ông là quá hỏng. Tuy nhiên, nếu chúng ta xem xét công trình của ông từviễn cảnh thời gian khi ông tạo ra nó, thì dẫu sao nó cũng cực kỳ ấn tượng. Đó là ông đã có thể làm chủ được các khái niệm trừu tượng mà những con người như Claude Lévi-Strauss đã nói đếnông đã có thể kết nối những khái niệm đó với các mô tả trong các văn bản Trung Hoa cổ đại, và đưa ra một cách giải thích/diễn giải mới lạ về tiền sử Việt, (ít nhất là ở một mức độ nào đó) dựa trên tất cả các ý tưởng này, đó là điều cực kỳ ấn tượng.

Nói cách khác, việc cố gắng nhận thức được những gì Kim Định đã tìm cách thực hiện, và việc luận ra được cách thức và lý do tại sao ông thất bại, đó đơn giản là một điều thật hấp dẫn.
_______________________________________

 

Nguồn: Le Minh Khai, Kim Định, Zhuangzi and LéviStrauss, đăng trong Le Minh Khai’s SEAsian History Blog https://leminhkhai.wordpress.com/2015/06/22/kim-dinh-zhuangzi-and-levi-strauss/

 

http://kattigara-echo.blogspot.jp/search?updated-max=2015-06-23T20:32:00-07:00&max-results=7

 


2. Nguyên bản tiếng Anh:


In his 1973 work, Việt Nho Structure (Cơ Cấu Việt Nho), Kim Định introducted the theory of structuralism to his readers. Relying heavily on information in Claude Lévi-Strauss’ Structural Anthropology, Kim Định noted to his readers the importance for structuralism of the findings that Swiss linguist Ferdinand de Saussure had produced in the early twentieth century.
In arguing that language consisted of linguistic “signs” that were comprised of a sound-image (the signifier) and a concept, or concepts, associated with it (the signified), and that the meanings of signifiers were established through their relations with other signifiers in the language, de Saussure argued that language must be studied as it exists at one point in time (synchronically) so as to understand how the entire system of relational linguistic signs functions, rather than to examine how individual signs had changed over time (diachronically) as linguists had done before his day.
Saussure
Having thus introduced this concept of a synchronic approach to the study of language, Kim Định then goes on to explain how this approach can be applied to the study of history.
Kim Định introduces his readers to the distinction between synchronic history (sử hàng dọc) and diachronic history (sử ngang dọc), or what he also referred to as historicism (duy sử). This latter approach focuses on documenting observable changes over time, or what was termed in French historical scholarship in the twentieth century as “events” (événements). Synchronic history, Kim Đinh explains, is different as “it operates with the subconscious, does not need to manifest itself in an individual and therefore cannot be recorded in time or space, but it can still be called history because it is true although not real (vraie mais irréelle).” The way Kim Định writes this in Vietnamese is “thật tuy không thực (vraie mais irréelle).”
zhuangzi
This idea of something that can be “true although not real” is one that Kim Định sees paralleled in the Zhuangzi where there is a line describing the universe that says, “That which exists but which has no location, is the universe” (有實而無乎處者, 宇也). Relating this concept to history, Kim Định states that “that which exists” is an effect (tác động) or principle (nguyên lý) that can guide, or an ideal (lý tưởng) that can assist, people, but the fact that it “has no location” means that it does not need to crystallize or take form in a particular individual. It is thus an archetype (sơ nguyên tượng) or a model (điển loại) that exists in a kind of paradise (thiên thai) that people desire to see become manifest.
To provide an example for these abstract concepts, Kim Định turns to the story in the Lĩnh Nam chích quái and the Đại Việt sử ký toàn thư of Đế Minh, the third-generation descendent of Thần Long who went southward to the area of the Five Passes (Ngũ Linh) and married a woman by the name of Vụ Tiên.
嶺南摭怪列傳
Prior to the twentieth century, scholars in Vietnam suspected the veracity of that story, but they nonetheless valued it as a sign of a line of legitimate political descent (chính thống) which linked subsequent Vietnamese dynasties to an ancient source of political authority. By the early twentieth century, this story was interpreted by first French and then Vietnamese scholars to indicate actual migrations that could help explain who (in racial terms) the Vietnamese were.
In Việt Nho Structure, Kim Định offers a new interpretation of this story, one inspired by, but not strictly following, the ideas of structuralism. According to Kim Định, there is no reason to think that the people mentioned in this story ever existed. Instead, what this story reveals to him are the principles and archetypes that one finds in the structure of society.
First, Kim Định sees in this story a principle of moving towards light (“minh” in the name Đế Minh, means “brightness” or “light”), a reference to the south. Second, he argues that it reveals an effect of retreating before an invading army. And third, the reference to the Five Passes is an indication to Kim Định of the presence of a culture that follows the concept of the Five Phases (Ngũ Hành) in the Yijing.
ccvn
How on earth did Kim Đinh come up with these ideas? In part it was by employing some of the concepts of structuralism. In particular, a structuralist reading of a story looks for concepts, particularly ones that are in binary opposition to each other, to try to find a general pattern for the information presented.
What are the binary oppositions in this story? Well, the opposite of light is darkness. Light is usually associated with things that are good, and darkness with things that are bad. The opposite of moving toward the south is moving toward the north.
How, however, do we get the Five Passes somehow indicating a culture based on the Five Phases? That is where Kim Định ran into trouble. . .
levi-strauss_claude
One of the main critiques of structuralism is that it grants too much power to the “structuralist” (i.e., the person producing the scholarship) to determine meaning. This definitely happened in the case of Kim Định. First of all, Kim Định did not approach the study of the past from a neutral standpoint. He had a clear agenda. He wanted to create a kind of moral/spiritual foundation for the Vietnamese people, and he wanted that foundation to be their own, not something that was “imported” from China or the West.
So the way that he did this was by declaring that “before China was China” there was already a culture there, and that that culture was “Việt.” To prove this, however, he needed evidence, and for the earliest periods of history in the region (i.e., the time of the mythical rulers such as Thần Nông/Shennong and the Yellow Emperor) there is very little information. Structuralism, however, provided Kim Định with “evidence” because it enabled him to interpret the limited information at his disposal in novel ways. And that is precisely what he did.
Was he correct in what he concluded? No. His conclusions are deeply flawed. However, if we view his work from the perspective of the time when he produced it, it is nonetheless extremely impressive. That he was able to master the abstruse concepts that people like Claude Lévi-Strauss were talking about, connect those concepts to passages from ancient Chinese texts, and come up with a novel explanation/interpretation of early Vietnamese history based (at least to some extent) on all of these ideas is extremely impressive.
Put differently, trying to understand what Kim Định sought to accomplish, and figuring out how and why he failed is simply fascinating.

https://leminhkhai.wordpress.com/2015/06/22/kim-dinh-zhuangzi-and-levi-strauss/

3 nhận xét:

  1. Đọc lướt thì thấy người dịch lộn chỗ này: "Vậy thì ông có sửa chữa những gì ông đã kết luận không?". Nguyên bản: Was he correct in what he concluded? "(To be) correct" là "(có) đúng" chứ không phải "(có) sửa chữa".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn hehe đã góp ý đúng, xin lĩnh hội. Hà Hữu Nga.

      Xóa
  2. Tại vì Nước Việt mình bị đô hộ quá lâu mà phong kiến Trung Hoa thì thâm độc . Cứ một lần bị đô hộ thì thì lại tiêu huỷ hết tài liệu của nước ta . Vì thế các nhà nghiên cứu rất khó diễn đạt hết từng giai đoạn lịch sử . Nếu như cứ dựa vào những tài liệu của bên Tàu thì chắc gì đã trung thực . Bởi đơn giản là triều đại nào cầm quyền thì họ cũng thủ tiêu những gì bất lợi cho triều đại đó
    Ông Kim đỉnh này chỉ dựa vào hai cuốn Lĩnh nam chích quái và Đại Vệt sử ký toàn thư mà đưa ra nhận định như vậy thì không ổn rồi
    Chúng ta đều biết Lĩnh Nam Chích Quái và Việt điện u linh là hai cuốn huyền sử còn sót lại . Mà đã huyền sử thì cứ hư hư , thật thật , mờ mờ ảo ảo . Dựa tren truyền thuyết là nhiều , có nhiều cái hư cấu ví dụ như : Bài thơ thần " Nam quốc sơn hà " ghi : Vào một đêm mưa gió bão bùng , trong đền thờ Trương Hống , Trương Hát bên sông Như Nguyệt vọng ra tiếng đọc thơ . Quân Tống tưởng là người nhà trời hoảng loạn bỏ chạy rút lui về nước . Thử hỏi các Bác có giọng đọc thơ nào mà át cả tiếng mưa bão còn. Vang xa qua cả con sông Như Nguyệt đến tạn doanh trại của quân Tống ? Quân Tống là kẻ đi xâm lược mà lại nhát gan đến nỗi chỉ nghe giọng đọc thơ thôi mà đã vội vàng bỏ chạy ?
    Trong hai cuốn huyền sử trên còn nhiều điều vô lý nữa

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.