Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngô-sĩ-liên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn ngô-sĩ-liên. Hiển thị tất cả bài đăng

18/01/2021

Bia đề danh tiến sĩ khoa thi năm 1478 (khắc dựng năm 1484), và tên danh sĩ Trần Bích Hoành

Chúng tôi tính du lãng xứ Nam, có ghé qua nơi chốn cũ của cụ Trần Bích Hoành ở huyện Vụ Bản ngày nay.

Tên tuổi cụ được ghi ở nhiều tư liệu cấp quốc gia. 

Trên bia đề danh tiến sĩ khoa thi năm Mậu Tuất - Hồng Đức 9 (năm 1478) thì thấy rõ tên của cụ. Bia này được soạn và khắc dựng vào năm Hồng Đức  15 (năm 1484), tức là muộn lại vài năm. Năm ấy, hoàng đế Lê Thánh Tông sai bọn Thân Nhân Trung soạn văn, khắc đá, dựng bia của nhiều khoa thi cùng một lúc.

Thân Nhân Trung và Ngô Sĩ Liên được vua giao nhiệm vụ độc quyển trong kì thi năm 1478.

Tư liệu ở dưới là bản trực tuyến của Viện Nc Hán Nôm - đã nằm sẵn trên mạng từ lâu. Tuy nhiên, bản hiện nay (đang xem ngày 18/1/2021) thì lại có nhầm lẫn sau: đưa nhầm ảnh chụp văn bia (cụ thể là đưa  nhầm ảnh chụp đề danh tiến sĩ khoa thi năm Mậu Tuất, nhưng là đời Cảnh Hưng, mà không phải đời Hồng Đức !).

20/05/2020

938 hay năm nào nên xem là thực sự kết thúc ngàn năm Bắc thuộc, mở ra kỉ nguyên độc lập

Tôi đã tạm nêu quan điểm của tôi rồi (xem ở đây). Sắp tới thì cho công bố. Mà thế nào, quan điểm của tôi lại ngẫu nhiên trùng với học giả tận thập niên thứ hai của thế kỉ XX (tức 1910s) ! Chạy một vòng, thì lại về đầu thế kỉ XX ! Đến đầu thế kỉ XXI (tức 2000s và 2010s) mới thấy được cơ sở vật chất cho ý tưởng có hơn 100 năm trước ! Sự tồn tại đích thực của vật chất đã mang tính quyết định cho nhận thức.

Hồi 1910s, người ta dùng chữ là "thuộc Trung Nguyên". Sau này, từ 1920s với nhóm Trần Trọng Kim, mới dùng cho gọn lại thành "Bắc thuộc".

Dưới đây là quan điểm các học giả gần đây.

06/08/2019

Nguồn gốc người Việt: Một lược sử tư tưởng (bài Trần Trọng Dương)

Bài đã đi được 1 kì trên Tia Sáng. Vẫn đang lên tiếp.

Hôm nay, đưa về kì 1 trước. Bổ sung cập nhật theo bản lên bên Tia Sáng.

Thật ra chữ "Hán nhân" và "Hán dân", cần nhìn rộng ra nữa, chứ chỉ bó hẹp vào Đại Việt là khá nguy. Về cơ bản tác giả thiếu kiến thức về dân tộc học, nên những đoạn thế này là sai toét: