Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn làng-Hành-Thiện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn làng-Hành-Thiện. Hiển thị tất cả bài đăng

07/04/2024

Thi sĩ Mộng Lan (thôn nữ) và bài thơ "Vịnh đền Phố Cát" năm 1931 trên Tạp chí Nam Phong

Mấy ngày trước, học giả Đặng Thế Đại - một nhà nghiên cứu vốn ở Viện Nghiên cứu Tôn giáo (thuộc VASS) và có một số bài viết học thuật thú vị về Thánh Mẫu Liễu Hạnh - có gợi ý về bài thơ "Vịnh đền Phố Cát" của thi sĩ Mộng Lan thôn nữ.

"Mộng Lan thôn nữ" có lẽ là bút danh của ai đó, chưa biết là nam hay nữ, nhưng xuất hiện trên Tạp chí Nam Phong danh tiếng vào đầu thập niên 1930 (ở các số 160, 162, 163, 164, 166, 168). 

05/10/2022

Lễ hội chùa Keo mùa thu 2022 : cập nhật từ Keo Thái Bình và Keo Nam Định

Hội mùa thu là hội lớn của chùa Keo, gồm cả Keo Thái Bình và Keo Nam Định.

Chùa Keo Thái Bình thì là một ngôi chùa cổ mà chủ nhân Giao Blog đã từng có dịp tới thăm, rồi ở lại liền nhiều ngày vào thập niên 1980 (đã kể nhanh một ít kỉ niệm đó ở đây - tháng 8 năm 2016). Hồi đầu năm 2022, một học trò đã hoàn thành và bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ về nghi lễ Phật giáo ở chùa Keo Thái Bình. Học trò là người làng Keo.

Chùa Keo Nam Định thì chủ nhân Giao Blog cũng đã tới thăm nhiều lần, mà lần ở lại khảo sát kĩ lưỡng lần đầu là vào năm 2009. Cũng thi thoảng ghi chép về làng Hành Thiện và chùa Keo Nam Định, ví dụ ở đây (tháng 1 năm 2017).

30/05/2021

Quê hương Sơn Nam Hạ : "chợ Viềng" đâu chỉ có ở Phủ Giày (Vụ Bản)

Chúng tôi dự kiến đi Sơn Nam Hạ vào tháng 5 hoặc tháng 6, nhưng bây giờ thì đành phải đẩy lùi thời gian xuống, vì dịch covid-19 vẫn đang hoành hoành.

Lúc ở Huế hồi cuối tháng 4 (xem lại ở đây) thì tính là cuối tháng 5 có thể ok. Rồi lại hoãn xuống cuối tháng 6. Nhưng bây giờ thì đành phải lùi tiếp, tới tháng 8 hay 9.

Lần này dự kiến chúng tôi đi cả vùng Nghĩa Hưng - Vụ Bản, rồi sẽ du lãng hai bên làng Keo (một bên Keo Thái Bình, một bên Keo Nam Định).

Nhân lúc chuẩn bị, thì ngồi xem tư liệu về chợ Viềng Vụ Bản, tức chợ Viềng Phủ Giày. Tư liệu cũ ghi là "Hội chợ Thánh" hay "Hội chợ Phủ".

Bây giờ, vẫn còn đang có nhiều ý kiến về nghĩa gốc của "Viềng".

Nhưng quê hương Sơn Nam Hạ yêu quí của chúng tôi thì đâu chỉ có một chợ Viềng Vụ Bản (chợ Viềng Vụ Bản thì xem ở đây trên Giao Blog). Thậm ra có nhiều chợ Viềng, tính sơ cũng phải 4 chợ cùng tên "chợ Viêng".

20/06/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : họ Đặng làng Hành Thiện với rất nhiều chi phái

Nhân đọc lại sách của Phan Bội Châu, mới lật tư liệu cũ về họ Đặng làng Hành Thiện.

Làng Hành Thiện là một làng khoa bảng danh tiếng ở Nam Định, quê hương của biết bao danh sĩ nước Việt. Trong quan hệ xa gần, thì làng Hành Thiện ấy với làng Trình Phố của tôi, tương truyền là có mối liên đới về hôn nhân. Đã kể nhanh ở đây. Tạm nói theo truyền ngôn vậy, chứ thực sự là có một lúc nào phải quan sát kĩ lưỡng hơn để tránh tiếng thấy người sang bắt quàng làm họ.

Vấn đề trực tiếp với họ Đặng là, có một thời gian dài, cứ  đinh nình ông Đặng Tử Mẫn còn có tên khác là Đặng Đoàn Bằng (Đặng Hữu Bằng). Ai ngờ, không phải. Hai ông ấy là hai ông họ Đặng cùng thuộc làng Hành Thiện, cùng đi Đông Du theo tiếng gọi của Cường Để - Phan Bội Châu, nhưng là hai ông khác nhau !

Trong cùng một lần xuất dương, có ba ông họ Đặng làng Hành Thiện, tức hai ông trên, cộng với ông Đặng Quốc Kiều nữa.

Tạm thời biết được, làng Trình Phố của tôi thì có ông Ngô Quang Đoan (con trai của Ngô Quang Bích) đi Đông Du năm 1906. Cùng đi chuyến đó có Đặng Tử Kính (xem lại tư liệu ở đây). Còn làng Hành Thiện thì có ba ông nói trên. Riêng ông Đặng Tử Kính thì người Nghệ An, không liên quan với Hành Thiện !

13/02/2019

14/01/2017

Văn nghệ Thứ Bảy : lan man với cụ Thiện Đình, tức nhà biên khảo Đặng Xuân Viện (1880-1958)

Cụ Thiện Đình người làng Hành Thiện ở Nam Định.

Làng mình với làng ấy tựa như ngày xưa có phong tục hôn nhân chéo nhau thì phải. Quả là có nhiều bà cụ bà thím từ Hành Thiện sang làm dâu, và đổi lại thì cũng thấy nhiều bà cụ người làng mình sang Hành Thiện. 

Ông lang nổi danh của làng Hành Thiện ngày trước hóa ra là gốc từ làng mình sang. Và đổi lại, hiệu thuốc bắc truyền thống nhất làng mình lại là gốc từ bên Hành Thiện. Còn đến bây giờ, vẫn thấy dao cầu thuyền tán.