Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn làng-Hà-Nội. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn làng-Hà-Nội. Hiển thị tất cả bài đăng

02/07/2022

Câu chuyện làm mới sắc phong - trường hợp làng Giàn (Trung Kính) thuộc quận Cầu Giấy hiện nay

Về làng Giàn ở Hà Nội, thì trên Giao Blog, có thể đọc những mẩu chuyện thú vị do chính người làng Giàn là bác Trần Minh Hải đang viết dần, ở đây.

Về câu chuyện làm mới sắc phong trong thời gian gần đây của làng Giàn, thì cũng bắt đầu từ những ghi chép của bác Trần Minh Hải.

Bác Hải kể về cụ Nguyễn Khánh Bình người làng Giàn bắt đầu học Hán Nôm từ sau khi về hưu đến nay (hiện là U80). Cụ Bình theo học rất nhiều lớp Hán Nôm khác nhau, rồi hiện nay lại mở các lớp hướng dẫn học Hán Nôm tại làng Giàn và tại tư gia. Cụ rất kì công trong việc phục chế các đạo sắc phong của làng mình (đi tới làng chuyên làm giấy sắc phong để nhờ làm giấy; nhờ các vị thư pháp hiện đại, như Trịnh Tuấn - hiện đã đổi sang bút hiệu là Chu Giang Phong - viết chữ cho,...).

07/12/2020

Làng hóa phố ở Hà Nội : về làng Giàn (Trung Kính), qua ghi chép của người làng Trần Minh Hải

Gần đây, trên Fb xuất hiện loạt ghi chép rất thú vị của bác Trần Minh Hải về chính ngôi làng của bác - đó là làng Giàn (Trung Kính) ở bên cạnh dòng sông Tô Lịch, nay thuộc quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội.

Bác viết theo lối tự truyện, chỉ cần kể những chuyện cũ chuyện mới về chính ngôi làng của mình, gia đình mình, họ tộc mình, bạn bè mình,...là thành một chuỗi ghi chép rất thú vị.

24/10/2020

Thăm làng Đại Yên (Hà Nội), nhắc về chuyện năm 1927 quan chức địa phương đục khoét của công

Thi thoảng du lãng làng Đại Yên vào dịp có được thời gian. Ví dụ lần trước, là qua thăm một ông trưởng họ (xem lại ở đây).

Vừa rồi, tạt qua, thì lại ngẫu nhiên nhắc đến chuyện cũ cách nay tới cả 100 năm. Là chuyện bộ máy quan lại địa phương nhũng nhiễu dân và đục khoét của công. 

Đại khái như tin trên Hà Thành ngọ báo năm 1927 ở dưới.

21/02/2020

Hợp nhất thôn và tổ dân phố ở Hà Nội 2020

Việc này đã được bàn bạc ở địa bàn dân cư trong năm 2019.

Lúc đầu, ở chỗ mình - nơi có bác tổ trưởng đặc biệt là con cháu cụ thổ ti, đã đi ở đây hay ở đây - cũng có lo ngại, vì sợ tổ mình phải hợp nhất vào với một tổ nữa. Mà nếu hợp nhất thế, thì điều kiện cứng tổ trưởng tổ dân phố phải là đảng viên, thì tổ mình mất luôn tổ trưởng ! Tức là, bác con cháu thổ ti hiện chưa có đảng, nếu hợp nhất diễn ra, thì bác ấy phải nghỉ, và tổ trưởng tự động là do nhân vật tổ trưởng của tổ bên kia đảm nhận.

Nhưng đến cuối năm thì cụ bí thư chi bộ thông báo lần cuối: không hợp nhất nữa. Lí do trình bày sau, mà xem ra, khá thú vị, phản ánh đặc trưng đô thị hóa của Việt Nam thời đầu thế kỉ XXI.

28/11/2016

Tiếng nói của bản thân các thanh đồng : Lê Bá Linh (tháng 11/2016)

Trong dịp tín ngưỡng Đồng Bóng đang được đề cử là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

Vào dịp 20/11/2016, có một sinh hoạt tín ngưỡng thú vị ở Hà Nội. Không gian là ngôi đền thờ Mẫu Liễu ở làng Kim Giang (quê của cụ Nguyễn Trọng Hợp), dân gian quen gọi là đền Lủ.

Tên chữ chính thức của ngôi đền đó là Sùng Sơn vọng từ. Một ngôi đền thú vị. Mình chuẩn bị tới cả 10 năm mà chưa động bút được về ngôi đền này, vì còn nhiều cái cần chỉnh trang hơn.

Sinh hoạt của ngày 20/11 vừa rồi thú vị ở chỗ các thanh đồng (đồng nam, đồng nữ) được trình bày hiểu biết của mình về Đồng Bóng. 

Nhà ngoại cảm ở làng thuốc Đại Yên : cụ Nguyễn Đức Cần (1909-1983)

Mình viết về làng thuốc Đại Yên từ khoảng các năm 1995-1996. Bẵng cái, đã 20 năm trôi qua.