Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn học-tiếng-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn học-tiếng-Việt. Hiển thị tất cả bài đăng

26/11/2016

Diễn đàn ngọng N/L: "An Nam" là "An Lam" (bài Nguyễn Cung Thông)

Bài hưởng ứng tham gia "diễn đàn về nói ngọng N/L" - số 001

Ý chính về N/L như một vấn đề lịch sử ngữ âm (xưa thì N và L đã bị lẫn lộn, hay không được phân định rõ ràng, trong một phạm vi rộng ở cả Việt Nam và Trung Quốc), tức N/L qua góc nhìn coi trọng lịch đại, của bác Nguyễn Cung Thông, thì đã đi ở entry trước. Xem lại ở đây.

Bây giờ là một số bổ sung, cho tổng quan đã trình bày hôm trước, của chính bác Nguyễn Cung Thông.

Trình bày bổ sung này của Nguyễn Cung Thông vốn qua word file, gửi tới bằng e-mail, nhưng bản lên Giao Blog này thì được biên tập theo trật tự được chỉnh lại. Tư liệu mà tác giả đưa ra cũng sẽ được làm rõ thêm trong chừng mực.

19/11/2016

Chuyện cũ nhiều năm trước : luận tranh về chuyện nói ngọng và chữa ngọng của các nhà ngôn ngữ Đại Việt

"Không thể và không cần sửa"
(Trần Trí Dõi, 2011)

"Bắt mấy địa phương ở Hà Nội sửa phát âm tôi thấy còn có ý coi thường, hạ thấp người ta. Như nước ngoài ở London (Anh), Trung Quốc,…nhiều nơi họ vẫn có tiếng địa phương của mình. Mà mỗi người muốn hòa đồng nhanh với một cộng đồng thì phải cố gắng nói giống nhau, nói đúng có khi không ai chơi nên phải nói “ngọng” lại."
(Nguyễn Văn Hiệp, 2011)


Đúng vậy, chuyện đã bàn rôm rả trên mặt báo từ nhiều năm trước.

13/09/2016

Sách học tiếng Việt cho trẻ em Việt Nam ở Nhật (quà tặng của Sato Uyên)

Sato Uyên ở gần chỗ mà H. mới mở quán Việt Nam (đã đi ở đây, hồi tháng 8/2015).

Nhiều cháu nói chuyện với tôi, ở thời điểm 2002-2007, là pha giữa tiếng Nhật và tiếng Việt. Câu dễ nói bằng tiếng Việt, câu khó nói bằng tiếng Nhật. Có cháu năm 2002 còn nói được khá, đến năm 2007 thì chỉ còn nói bập bẹ tiếng Việt (tuy nghe bố mẹ nói thì vẫn hiểu). Có cháu sinh sau 2007, có mẹ Việt và bố Nhật, nhưng không biết nói câu tiếng Việt nào.

Từ khoảng sau năm 2000, trẻ em Việt Nam tại Nhật (tạm gọi) tăng lên về số lượng rất nhanh.

31/08/2016

Tiếp tục câu chuyện trẻ con Đại Việt thế kỉ 21 nên học chữ Hán ở mức như thế nào (ý kiến Huy Nguyễn)

Hôm qua đưa bài của Đoàn Lê Giang. Đang muốn đọc một bài ngược ý của anh Giang, nhưng phải là bài hoàn chỉnh từ góc nhìn giáo dục hiện đại.

Bài phê Đoàn Lê Giang thì càng tốt. Để thử xem, thực sự có cần cho bọn trẻ Đại Việt thế kỉ 21 học chữ Hán hay không.

Bây giờ là một tác giả khác, mà tôi đọc lần đầu tiên.

19/04/2016

“Nói tiếng Anh như gió” có phải giỏi ?

Tôi cũng phải nhấn mạnh tôi không phải là người nói tiếng Anh giỏi và hay vì đôi khi tiếng Anh của tôi nói vẫn còn phảng phất “mùi nước mắm pha chanh đường” dù đã sống ở Mỹ hơn nửa đời người vì thế, phải học suốt đời bạn à! Ông Bà ta đã dạy: “học ăn, học nói, học gói, học mở!”

Tâm sự của một giảng viên thuộc Đại học Tân Tạo.

31/01/2016

Táo Quân 2016 : cúng Vua Bếp sớm hơn 1 ngày

Thực tế thì năm nay không ít gia đình cúng Táo Quân sớm hơn một ngày. Là bởi vì, hôm nay (31/1/2016) là Chủ Nhật, nhằm 22 âm lịch, nên làm thay cho ngày mai.

Quang cảnh của Táo Quân 2015 thì xem lại ở đây.

13/01/2016

Chữ quốc ngữ với vùng ven, hay Bình Định với chữ quốc ngữ

Có một hội thảo như vậy đã diễn ra.

"Rất ít người biết rằng Bình Ðịnh đã có những đóng góp trong việc phôi thai chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ XVII; truyền bá, phát triển chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Ðược sự phối hợp tham gia của một số cơ quan và nhà nghiên cứu, Sở VH-TT&DL đang trình UBND tỉnh, xin tổ chức Hội thảo “Bình Ðịnh với chữ Quốc ngữ” trong năm 2015."

16/10/2015

"xin một lốt xe vào Bến xe Mỹ Đình mất đến 500 – 600 triệu đồng”

Nguyên câu nói của Bộ trưởng Thăng là:

"Có người nói với tôi, xin một lốt xe vào Bến xe Mỹ Đình mất đến 500 – 600 triệu đồng".

Mà ông vừa nói ngày hôm qua (15/10/2015).

Còn người dân thì đã nghe từ lâu về chuyện này. Cá nhân tôi, thì nghe từ khoảng các năm 2012-2014. Lần đầu tiên là một người lái xe ôm trẻ tuổi trong bến xe Mĩ Đình đã nói trong một lần tôi từ Sơn La - Hòa Bình về Hà Nội. Rồi một vài người nữa cũng trong bến xe Mĩ Đình. 

Người xe ôm còn cho biết: để có thể vào bến đón khách như anh, thì mỗi tháng phải trả tiền cho ban quản lí của bến xe. Các loại tiền như vậy là chạy vào túi của tư nhân.

Bến xe Mĩ Đình là hiện thân rõ ràng nhất của tầm nhìn phát triển giao thông của Việt Nam. 

Lại chợt nhớ ra: có lần, tôi đã phải giảng giải về chữ "nốt" và chữ "lốt" cho một lái xe. Rằng thì là, chính xác phải là "lốt" vì nó xuất phát từ tiếng Anh, còn "nốt" là Việt hóa.

28/04/2015

Hùng Vương : bản kể sớm nhất bằng tiếng Việt, giữa thế kỉ 17

Người ở thế kỉ 17 (đại khái là vào những thập niên 1630-1660), tức ngang thời điểm cha Đắc Lộ ở Việt Nam, thì người Nam ta bắt đầu viết được quốc ngữ.

Hãy thử tượng tượng: hơn 300 năm trước, cha ông mình đã bắt đầu dùng quốc ngữ. Và trong số đó, có một số vị còn xuất sắc là ghi lịch sử nước Nam bằng quốc ngữ.