Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

02/10/2016

Sự tha hóa của tiếng Việt : "đấm chảy máu mồm" thành "giơ tay gạt trúng má"

Sự tha hóa trong ngôn ngữ là biểu hiện trực tiếp cho những sự tha hóa của xã hội người sử dụng ngôn ngữ ấy.

Mấy nay bận mải, không theo dõi được sự kiện.

Trích đoạn của sự kiện:

"
Trước đó, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đã trả lời về vụ việc phóng viên Trần Quang Thế - báo Tuổi Trẻ bị hành hung trên cầu Nhật Tân.

Ông Ngọc cho biết, Cảnh sát hình sự huyện Đông Anh chỉ có hành vi "giơ tay gạt trúng má" và "giơ chân đá nhưng không trúng" vào người phóng viên Quang Thế.

"

Dưới là một ít sưu tầm để thấy được sự tha hóa của tiếng Việt. Thời điểm năm 2016.










---

9.



04/10/2016 16:37 

Chiều nay (4/10), tại cuộc họp giao ban báo chí của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, PV các báo đã đặt nhiều câu hỏi xung quanh vụ việc cảnh sát hình sự Đông Anh “gạt tay trúng má” PV nhưng không có câu trả lời.

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng phòng CSGT đường sắt, đường bộ Công an TP Hà Nội trả lời tại buổi họp báo.
Buổi họp giao ban báo chí dưới sự chủ trì của Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Trần Xuân Hà, cùng tham dự buổi họp có đại diện UBND huyện Đông Anh và thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt, Công an TP Hà Nội. 
Nội dung của buổi họp báo tập trung vào hai nội dung chính: Hà Nội chuẩn bị tôn vinh “Công dân Thủ đô ưu tú” và 2 vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại quận Hoàng Mai.
Trước đó, theo VTC news, trưa 1/10, trao đổi với PV VTC news, Đại tá Nguyễn Văn Viện - Trưởng phòng Tham mưu kiêm người phát ngôn Công an TP Hà Nội cho biết: "Vụ việc này sẽ được công bố thông tin chính thức trong buổi họp báo do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều 4/10 tới đây. Khi đó sẽ mời các cơ quan báo chí đến tham dự." 
Vì vậy, tại cuộc họp chiều 4/10, trước sự có mặt của đại diện Công an Thành phố Hà Nội, nhiều phóng viên đã đặt câu hỏi về vụ việc phóng viên Quang Thế (báo Tuổi trẻ) bị cảnh sát hình sự huyện Đông Anh “gạt tay trúng má” khi đang tác nghiệp trên cầu Nhật Tân.

Cụ thể các câu hỏi của phóng viên như: Công an Quận Tây Hồ ra quyết định xử phạt phóng viên Quang Thế do đỗ xe trên cầu nhưng không được lập biên bản có đúng luật hay không? Hành vi đỗ xe dưới lòng đường, không lập biên bản có được phép xử phạt 350.000 đồng hay không?
Phóng viên cũng có câu hỏi gửi đến Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội là: “Vụ việc phóng viên Quang Thế bị công anh huyện Đông Anh hành hung, Công an TP đã ra kết luận vụ việc và hướng xử lý. Tuy nhiên, quyết định xử phạt hành vi hành hung được gọi là “cú gạt tay trúng má" PV Quang Thế. Tiếp đó là quyết định xử phạt hành chính của Công an quận Tây Hồ với phóng viên Quang Thế. Quan điểm của Thành ủy, UBND TP về vụ việc này như thế nào? Câu trả lời của Công an TP có đúng bản chất vấn đề hay chưa? Cách giải quyết như vậy đã thấu tình đạt lý hay chưa?"
Tuy nhiên, tất cả những câu hỏi trên đều không nhận được câu trả lời từ phía Công an TP và Thành ủy Hà Nội. Đại diện duy nhất của Công an TP Hà Nội, thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng từ chối trả lời với lý do không thuộc thẩm quyền phát ngôn. 
Trong khi đó, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội có ý kiến rằng: “Các ý kiến khác 2 nội dung trên (nội dung họp báo - PV) khi nào có thông tin sẽ cung cấp cho báo chí”.
Trước đó, vào sáng ngày 23/9, tại khu vực cầu Nhật Tân có một người tử vong dưới chân cầu, trên cầu là chiếc xe taxi đang đỗ. Nhận được thông tin phản ánh của bạn đọc và sự phân công của cơ quan, phóng viên Trần Quang Thế (Cơ quan đại diện báo Tuổi trẻ TP.HCM tại Hà Nội) đã đến khu vực cầu Nhật Tân tìm hiểu vụ việc này.
Trong lúc đang tác nghiệp, phóng viên Trần Quang Thế bị một nhóm người, trong đó có cán bộ chiến sĩ Đội Cảnh sát Hình sự, Công an Huyện Đông Anh mặc thường phục lao vào cản trở và hành hung. Rất nhiều người dân, đồng nghiệp các báo có mặt ở hiện trường đã chụp ảnh, ghi hình việc phóng viên Trần Quang Thế bị hành hung.
Ngay sau đó, tối 29/9, Công an quận Tây Hồ (Hà Nội) đã thông báo, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với phóng viên Quang Thế. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nêu các lỗi: Vào khu vực cấm nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép với mức phạt 2.000.000 đồng; Chụp ảnh tại khu vực cấm với mức phạt 2.000.000 đồng; Có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ với mức phạt 2.500.000 đồng; Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp cản trở hoạt động đúng pháp luật của tổ chức, cá nhân với mức phạt 7.500.000 đồng; Đỗ xe mô tô trên cầu với mức phạt 350.000 đồng; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mức phạt 55.000 đồng. Tổng mức tiền phạt với các lỗi mà Công an quận Tây Hồ cho rằng nhà báo Quang Thế vi phạm là 14.405.000 đồng.
N. Huyền

http://infonet.vn/cong-an-ha-noi-khong-tra-loi-vu-gat-tay-trung-ma-pv-nhu-da-hua-post210612.info





8.







TPO - Chiều 4/10, tại cuộc giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, nhiều phóng viên đặt câu hỏi quanh quyết định xử phạt phóng viên Trần Quang Thế (báo Tuổi trẻ) của Công an quận Tây Hồ. Tuy nhiên, các cán bộ được hỏi đều từ chối phát ngôn hoặc nêu quan điểm về vụ việc.

Thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng phòng CSGT Đường bộ, đường sắt, Công an TP Hà NộiThiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng phòng CSGT Đường bộ, đường sắt, Công an TP Hà Nội
Tại cuộc họp giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 4/10, phóng viên đặt câu hỏi về việc Công an quận Tây Hồ ra quyết định xử phạt phóng viên Trần Quang Thế về lỗi đỗ xe trên cầu Nhật Tân. 
“Được biết, hành vi này không được ghi trong biên bản tại hiện trường. Vậy, lỗi phạt này có đúng quy định không?”, phóng viên báo Một Thế Giới đặt câu hỏi.
Phóng viên báo Tuổi trẻ cũng đặt câu hỏi về kết luận và hướng xử lý vụ việc phóng viên Quang Thế và cho rằng, dư luận không đồng tình với việc Công an Hà Nội kết luận hành vi "gạt tay vào má". Theo PV báo Tuổi trẻ, các chuyên gia pháp luật cho rằng kết luận này không đúng quy định pháp luật. Phóng viên đặt câu hỏi, quan điểm của Thành ủy và UBND thành phố Hà Nội tiếp theo sẽ như thế nào. Câu trả lời của Công an Thành phố và quyết định xử phạt có thấu tình đạt lý hay không?
Tuy nhiên, trả lời về vấn đề này, thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, Phó trưởng phòng CSGT Đường bộ, đường sắt, Công an TP Hà Nội chỉ nói: "Trong phân công nhiệm vụ, có những mảng công việc khác nhau. Theo quy chế phát ngôn báo chí, không được phân công thì không phát ngôn".
Phóng viên Đài truyền hình VTC nêu quan điểm với thiếu tá Nguyễn Mạnh Hùng, là Phó phòng CSGT đường bộ, đường sắt Công an Hà Nội, ông hoàn toàn có thể trả lời được câu trả lời về vụ việc đỗ xe trên cầu? Vậy tại sao ông không trả lời? 
Một phóng viên khác đặt câu hỏi, hành vi đỗ xe dưới lòng đường trên cầu bị phạt 350 nghìn đồng thì có phải lập biên bản hay không? Tuy nhiên, trước các câu hỏi này, ông Hùng cũng không trả lời. 
Một phóng viên khác hỏi Chủ tịch UBND huyện Đông Anh: "Với tư cách là chủ tịch UBND huyện, khi xem clip thì ông cho rằng đó là cú gạt tay hay cú đánh?". 
Trao đổi tại Hội nghị, ông Phạm Văn Châm, Chủ tịch UBND huyện Đông Anh cho rằng, ngay sau khi xảy ra sự việc, UBND huyện đã chỉ đạo, phối hợp với Công an huyện đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, xác minh báo cáo Công an TP Hà Nội để xác minh, xử lý. “Được biết, Công an TP Hà Nội đã có kết luận. Chúng tôi theo kết luận đó và không nêu quan điểm” - ông Châm nói.
Trước câu hỏi của báo Tuổi trẻ về quan điểm của Thành ủy, UBND TP Hà Nội đối với hướng tiếp theo để xử lý vụ việc một chiến sỹ Công an huyện Đông Anh xô xát với PV Quang Thế, ông Trần Xuân Hà, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy cho hay, sẽ tiếp thu và khi nào có thông tin mới sẽ thông báo đến các cơ quan báo chí.
Trưa 1/10, VTC News dẫn lời Đại tá Nguyễn Văn Viện - Trưởng phòng Tham mưu kiêm người phát ngôn Công an TP Hà Nội cho biết, ông không có bình luận gì về biên bản đối thoại giữa Công an Hà Nội và đại diện báo Tuổi trẻ được đăng tải trên báo An Ninh Thủ Đô.  "Vụ việc này sẽ được công bố thông tin chính thức trong buổi họp báo do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều 4/10 tới đây. Khi đó sẽ mời các cơ quan báo chí đến tham dự", Đại tá Nguyễn Văn Viện trả lời VTC News.
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/vu-canh-sat-xo-xat-voi-phong-vien-nong-giao-ban-bao-chi-ha-noi-1058396.tpo




7. Mở rộng ra thành gạt tay vào má đồng đội:


Dùng tay gạt má nữ dân quân, trưởng công an phường bị xem xét kỷ luật
03/10/2016 19:55 GMT+7
TTO - Trung tá Nguyễn Văn Quýt, trưởng công phường Mỹ Xuyên, TP Long Xuyên (An Giang) bị xem xét kỷ luật khiển trách vì có hành vi đùa giỡn với nữ dân quân trong phường. 

Ngày 3-10, đại tá Nguyễn Thanh Hải, trưởng công an TP. Long Xuyên (An Giang) cho biết, cơ quan này đã gởi báo cáo đề nghị công an tỉnh An Giang xem xét kỷ luật khiển trách trung tá Nguyễn Văn Quýt, trưởng công phường Mỹ Xuyên do vi phạm quy tắc ứng xử của ngành.
“Ông Quýt bị đề nghị xử lý sau khi có đơn tố cáo ông này có hành vi đùa giỡn với nữ dân quân tên H. trong phường. Hiện vụ việc đang được xem xét giải quyết theo quy trình”, đại tá Hải nói.
Trao đổi với PV Tuổi Trẻ, thiếu tướng Bùi Bé Tư, giám đốc Công an tỉnh An Giang, cho hay sau khi nhận đơn, theo yêu cầu của ngành thì công an TP. Long Xuyên đã ra quyết định thanh tra đối với trung tá Quýt.
Kết quả cho thấy ông Quýt không hề có hành vi cưỡng bức hay sàm sỡ mà chỉ đùa giỡn quá mức, như dùng tay gạt trúng má nữ dân quân tên H.
“Hành vi này không có gì bất thường, mà là anh em đồng đội đùa giỡn với nhau. Cô T. và trung tá Quýt lâu nay quan hệ công tác tốt, chỉ là anh em giỡn chơi bình trường Vụ việc không lớn, nhưng do có đơn thư khiếu nại nên ngành phải xử lý nghiêm.
Mặt khác, nó cũng vi phạm quy tắc ứng xử của người chiến sĩ công an nhân dân nên đơn vị đã tổ chức kiểm điểm và đề xuất hình thức kỷ luật khiển trách. Sắp tới hội đồng kỷ luật sẽ họp đưa ra quyết định chính thức và xử lý nghiêm túc”, ông Tư nói.   

http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161003/dung-tay-gat-ma-nu-dan-quan-truong-cong-an-phuong-bi-xem-xet-ky-luat/1182030.html





6.

Công an Hà Nội sẽ họp báo thông tin vụ 'gạt tay vào má'


Vụ việc phóng viên Quang Thế của báo Tuổi Trẻ có nhiều dư luận trái chiều, người phát ngôn Công an Hà Nội cho biết sẽ họp báo thông tin chính thức.
Liên quan đến biên bản đối thoại giữa Công an Hà Nội và đại diện báo Tuổi trẻ được đăng tải trên Báo An Ninh Thủ Đô có thừa nhận Thượng sỹ Ngô Quang Hưng - cán bộ Đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh có hành vi gây thương tích cho phóng viên Quang Thế.
Trưa 1/10, Đại tá Nguyễn Văn Viện - Trưởng phòng Tham mưu kiêm người phát ngôn Công an TP Hà Nội cho biết, về biên bản nêu trên ông không có bình luận gì.
phóng viên bị hành hung, cầu nhật tân
Biên bản đối thoại giữa Công an Hà Nội và các bên liên quan có thừa nhận hành vi gây thương tích của cán bộ cảnh sát đối với phóng viên Quang Thế.
"Vụ việc này sẽ được công bố thông tin chính thức trong buổi họp báo do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức vào chiều 4/10 tới đây. Khi đó sẽ mời các cơ quan báo chí đến tham dự." - ông Viện nói và không trả lời thêm.
Trước đó, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc - Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội đã trả lời về vụ việc phóng viên Trần Quang Thế - báo Tuổi Trẻ bị hành hung trên cầu Nhật Tân.
Ông Ngọc cho biết, Cảnh sát hình sự huyện Đông Anh chỉ có hành vi "giơ tay gạt trúng má" và "giơ chân đá nhưng không trúng" vào người phóng viên Quang Thế.
"Căn cứ vào quy tắc ứng xử của lực lượng CAND, chúng tôi đã giao Ban Chỉ huy Công an huyện Đông Anh và Phòng Tổ chức cán bộ căn cứ vào các quy định cụ thể tổ chức kiểm điểm.
Đến nay đã xử lý kỷ luật hình thức khiển trách đồng chí Hưng, còn đồng chí Thuyên chưa có hành động cụ thể gây ra các tác hại cụ thể chúng tôi đã yêu cầu kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Đối với nhà báo Trần Quang Thế, căn cứ vào Nghị định 67 xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi đi vào khu vực hiện trường khi chưa được phép, tác nghiệp chụp ảnh tại hiện trường vụ án không được phép” - Đại tá Ngọc thông tin.
Theo tường trình của anh Thế, trước đó, sáng 23/9, anh Thế nhận được thông tin phản ánh từ bạn đọc về việc phát hiện thi thể một người đàn ông tử vong tại cầu Nhật Tân, xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.
Sau khi báo cáo tòa soạn, anh tới hiện trường ghi nhận thông tin.
Khi anh đang tác nghiệp, ghi nhận sự việc tại hiện trường, đồng thời trình giấy giới thiệu với công an khu vực bảo vệ hiện trường thì bất ngờ xuất hiện một nhóm thanh niên tới truy vấn sau đó lao vào hành hung trước sự chứng kiến của nhiều công an viên, đồng nghiệp và người dân.
“Tôi nghi nhóm khoảng 10 người đánh tôi là các chiến sĩ Công an huyện Đông Anh, Hà Nội. Mặc dù lúc đó rất đông người nhưng họ vẫn đánh tôi chảy cả máu mồm” - anh Thế nói.
Sự việc đã được anh Quang Thế làm đơn trình báo với công an xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Trong ngày 23/9, thượng tá Phạm Nam Thắng, Đội trưởng Đội CSHS Công an huyện Đông Anh (Hà Nội), đã trực tiếp đến làm việc với Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội.
Tại buổi làm việc, ông Thắng cho rằng đây là sự việc rất đáng tiếc và ông thay mặt đơn vị xin lỗi báo Tuổi Trẻ và xin lỗi cá nhân phóng viên Trần Quang Thế.
Thượng tá Thắng cũng thừa nhận cán bộ, chiến sĩ của đơn vị đã có “thái độ không đúng” và cho biết “đây là những cán bộ trẻ, có thể do bị áp lực vì lúc đang làm ở hiện trường rất đông người hiếu kỳ tụ tập xem nên hành xử không đúng”.
Theo VTC News
http://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/331720/cong-an-ha-noi-se-hop-bao-thong-tin-vu-gat-tay-vao-ma.html




5.


01/10/2016 07:55 GMT+7
TTO - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Sỹ Cương nhận định như trên quanh trả lời của đại tá Nguyễn Duy Ngọc - thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội - cho rằng phóng viên Quang Thế bị cảnh sát hình sự “gạt tay trúng vào má”.
Công an Hà Nội giải quyết 
không đúng bản chất vụ hành hung nhà báo
Ông Nguyễn Sỹ Cương - Ảnh: V.DŨNG
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói: “Tôi thấy rằng dư luận phản ứng rất mạnh về vụ việc này, đặc biệt là từ khi thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội trả lời kết quả giải quyết. Nếu Công an Hà Nội vẫn quyết định kết quả giải quyết như vậy thì tôi chắc chắn là dư luận không đồng tình. Chỉ có xử lý đúng mực hành vi vi phạm, đúng với bản chất vụ việc, không được bóp méo sự thật, thì người dân mới tin được".
* Ông nghĩ gì về cách giải thích của đại tá Nguyễn Duy Ngọc rằng hành vi của cảnh sát hình sự Ngô Quang Hưng chỉ là “gạt tay trúng vào má” phóng viên Quang Thế?
- Tôi và rất nhiều người đều không tin vào cách giải thích của Công an Hà Nội. Hình ảnh, clip đã quá rõ ràng rồi. Tôi không thể tin có một cái gạt tay làm phóng viên chảy máu mồm. Nếu vẫn giải thích như vậy, rõ ràng là không căn cứ vào sự thật xảy ra.
Tôi đã xem hình ảnh, clip báo chí đăng tải thì thấy rằng ở khu vực đó không có dấu hiệu cho thấy có cảnh báo, cảnh giới bảo vệ hiện trường để người dân, phóng viên biết được.
Nếu cơ quan chức năng không có cảnh báo, cảnh giới về hiện trường thì lấy căn cứ nào để nói rằng phóng viên vi phạm?
Hình ảnh một cảnh sát hình sự hành hung phóng viên được gọi là “gạt tay trúng vào má” đó không phù hợp với văn hóa, và chắc chắn cũng không phù hợp với các quy tắc xử sự của ngành công an.

Công an Hà Nội giải quyết 
không đúng bản chất vụ hành hung nhà báo
Cú “gạt tay trúng má nhà báo” của cảnh sát Ngô Quang Hưng theo cách gọi của đại tá Nguyễn Duy Ngọc - thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội. Ngô Quang Hưng bị khiển trách, còn phóng viên Trần Quang Thế bị phạt vi phạm hành chính 6 lỗi - Ảnh: MC cắt từ clip

* Ông bình luận gì khi Công an Hà Nội quyết định xử lý khiển trách cảnh sát hình sự Ngô Quang Hưng và xử phạt hành chính sáu lỗi hơn 14 triệu đồng đối với phóng viên Quang Thế?
- Như tôi đã nói, sự việc đã được lãnh đạo Công an Hà Nội nhìn nhận không đúng bản chất, không đúng thực tế diễn ra, chính vì vậy cách xử lý hành vi sai trái của cảnh sát hình sự Hưng không đúng mức.
Tôi có thể nói rằng nhìn hành vi ấy thì ai cũng có thể khẳng định đó là hành vi thiếu văn hóa, có biểu hiện côn đồ. Một chiến sĩ công an nắm vững điều lệnh, có văn hóa thì không hành xử như vậy.
Còn đối với phóng viên thì căn cứ vào đâu để xử lý người ta? Tôi lấy ví dụ: nếu gọi đó là hiện trường, vậy thì hiện trường được cảnh báo bằng dấu hiệu nào? Không đặt biển báo, không căng dây, vậy thì căn cứ nào để bảo là người ta vi phạm? Nếu người ta đứng bên ngoài chụp tấm ảnh thì có làm biến dạng, thay đổi hiện trường không?
Thậm chí khi sự việc xảy ra, báo chí đưa tin là những người ra ngăn cản các phóng viên tác nghiệp không xưng là công an, nên anh em phóng viên nói rằng đó là những đối tượng lạ mặt.
Hơn nữa, nếu nói rằng phóng viên vi phạm hành chính thì các lỗi vi phạm ấy có được lập biên bản ngay tại hiện trường không? Căn cứ vào đâu để ra quyết định xử lý vi phạm hành chính? Nếu không đảm bảo những yếu tố như vậy thì việc xử lý vi phạm hành chính là trái luật.
Công an Hà Nội giải quyết 
không đúng bản chất vụ hành hung nhà báo
Phóng viên Quang Thế (trái) tác nghiệp tại cầu Nhật Tân và phía sau là cảnh sát hình sự Đông Anh (Hà Nội) - Ảnh cắt từ clip

* Là đại biểu Quốc hội, ông muốn nói gì với lãnh đạo ngành công an?
- Tôi nghĩ rằng lẽ ra ngay từ đầu lãnh đạo Công an Hà Nội phải xử lý vụ việc đúng với bản chất của nó.
Tuy nhiên, sau trả lời của đại tá Nguyễn Duy Ngọc thì tôi thấy rằng vấn đề đã ở mức nghiêm trọng. Hành vi của Ngô Quang Hưng là không thể chấp nhận được.
Tôi cho rằng nếu lãnh đạo Công an Hà Nội vẫn tiếp tục giữ quan điểm xử lý vụ việc như vậy, thì đã đến lúc lãnh đạo Bộ Công an cần phải có ý kiến chỉ đạo xử lý vụ việc đúng mức thì mới hợp lòng dân.
Không thể bao che hành vi bạo lực
Nhiều đại biểu Quốc hội khi trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ đều cho rằng họ bất ngờ với cách giải quyết vụ việc của Công an Hà Nội.
“Suốt mấy ngày theo dõi diễn biến vụ việc và tối 29-9, khi xem VTV1 đưa tin vụ việc, tôi rất bất ngờ, cứ nghĩ là Công an Hà Nội sẽ phải xử lý nghiêm hành vi bạo lực của viên cảnh sát hình sự đã tấn công phóng viên.
Hành vi bạo lực đó cần phải bị lên án. Không xưng là công an, không chứng minh là công an mà hành hung người khác như vậy thì không còn gì để giải thích.
Còn nếu là công an mà anh hành hung người khác thì càng không thể chấp nhận được, không thể bao che với bất cứ lý do gì. Đấy là chưa nói đến việc anh tấn công nhà báo đang tác nghiệp được pháp luật bảo vệ” - một thành viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nói.
Cũng vị này nói tiếp: “Đề nghị lãnh đạo ngành công an cần nghiêm túc nhìn nhận lại các vi phạm trong cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng mình để kịp thời chấn chỉnh, trước mắt là phải xử lý nghiêm vụ việc này”.

Lê Kiên thực hiện
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20161001/cong-an-ha-noi-giai-quyet-khong-dung-ban-chat-vu-hanh-hung-nha-bao/1180524.html





4.






3.

29/09/2016 21:31 GMT+7
TTO - Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, phó giám đốc, thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội, đã trả lời báo chí như vậy về vụ hành hung nhà báo trên cầu Nhật Tân ngày 23-9. 
Công an Hà Nội nói nhà báo Quang Thế bị “gạt tay vào má”
Hình ảnh ghi nhận nhà báo Quang Thế (áo trắng) bị hành hung khi đang tác nghiệp trên cầu Nhật Tân - Ảnh - M.C.
Chiều tối 29-9, trả lời báo chí, ông Ngọc cho biết Văn phòng Cơ quan điều tra Công an TP Hà Nội đã có kết luận ban đầu về vụ việc mà theo lời ông Ngọc là “xô xát” giữa chiến sĩ Công an thuộc đội hình sự Công an huyện Đông Anh với nhà báo Quang Thế (báo Tuổi Trẻ) trên cầu Nhật Tân ngày 23-9.
Kết luận này xác định người mặc áo đen có hành vi hành hung nhà báo Quang Thế trong clip mà một số phóng viên ghi lại được và đăng tải trên báo chí được xác định là Ngô Quang Hưng (23 tuổi, công tác tại đội Cảnh sát hình sự Công an huyện Đông Anh).
Gạt tay trúng má
Trả lời báo chí, Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, phó giám đốc, thủ trưởng cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội, cho rằng: “Khi lực lượng công an đang bảo vệ hiện trường, có cả lực lượng cảnh sát công khai, công an xã và trinh sát hoá trang cùng với các đơn vị làm nghiệp vụ để tổ chức các biện pháp theo chỉ đạo của cơ quan cảnh sát điều tra, có một số phóng viên tới hiện trường để tác nghiệp. Lúc bấy giờ nhà báo cũng không xuất trình được thẻ nhà báo, giấy giới thiệu cần thiết theo yêu cầu của những người bảo vệ hiện trường.”
Công an Hà Nội nói nhà báo Quang Thế bị “gạt tay vào má”
Nhà báo Quang Thế (áo trắng) bị hành hung khi đang tác nghiệp trên cầu Nhật Tân - Ảnh: M.C.
Ông Ngọc nói: “Trong quá trình làm nhiệm vụ, do giải thích, yêu cầu không được, nên đồng chí Hưng và đồng chí Thuyên là cảnh sát hình sự của công an huyện Đông Anh đã có yêu cầu và trong quá trình yêu cầu hai bên có “xô xát”.
Ông Ngọc đưa ra thông tin rằng: “Đồng chí Hưng có dùng tay gạt trúng vào má nhà báo Quang Thế và có hành vi giơ chân đá, mặc dù không trúng vào nhà báo Quang Thế. Đồng chí Thuyên gạt tay vào một máy quay”.
Công an Hà Nội nói nhà báo Quang Thế bị “gạt tay vào má”
Sự việc trên cầu Nhật Tân được ghi nhận lại bằng hình ảnh - Ảnh: M.C.
Khiển trách chiến sĩ công an
Theo ông Ngọc, với những hành vi của CSHS Đông Anh, căn cứ vào quy tắc ứng xử của lực lượng công an nhân dân, Công an Hà Nội đã quyết định giao cho Ban chỉ huy Công an huyện Đông Anh cùng với phòng tổ chức cán bộ căn cứ vào các quy định cụ thể hiện hành của ngành công an, tổ chức kiểm điểm, xử lý kỷ luật với hình thức khiển trách đối với chiến sĩ Công an Ngô Quang Hưng.
“Đối với Cảnh sát hình sự huyện Đông Anh tên Nguyễn Văn Thuyên do chưa có hành động cụ thể gây ra các tác hại cụ thể đối với ai chúng tôi đã yêu cầu kiểm điểm phê bình rút kinh nghiệm”, ông Ngọc nói.
Xử phạt hành chính nhà báo
Trong khi đó, chiều tối ngày 29-9, Công an quận Tây Hồ đã thông báo, gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhà báo Quang Thế. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính nêu:
Vào khu vực cấm nơi tiến hành các hoạt động có nội dung thuộc phạm vi bí mật nhà nước mà không được phép với mức phạt 2.000.000 đồng; Chụp ảnh tại khu vực cấm với mức phạt 2.000.000 đồng; Có lời nói lăng mạ người thi hành công vụ với mức phạt 2.500.000 đồng; Lợi dụng tư cách nhà báo, phóng viên can thiệp cản trở hoạt động đúng phát luật của tổ chức cá nhân với mức phạt 7.500.000 đồng; Đỗ xe mô tô trên cầu với mức phạt 350.000 đồng; Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông mức phạt 55.000 đồng.
Tổng mức tiền phạt với các lỗi mà Công an quận Tây Hồ cho rằng nhà báo Quang Thế vi phạm là 14.405.000 đồng.
Nhà báo Quang Thế cho biết ông không đồng ý với nhiều nội dung trong quyết định xử phạt của Công an Hà Nội.
Clip nhiều phóng viên bị cản trở, đập máy quay khi tác nghiệp trên cầu Nhật Tân
Hoạt động nghiệp vụ theo Luật báo chí
Theo nhà báo Quang Thế tường trình với cơ quan, ông Thế đã trình bày với Công an quân Tây Hồ rằng trong các quyết định xử phạt hành chính ông chỉ đồng ý lỗi vi phạm để xe trên cầu, còn các lỗi khác ông hoàn toàn không chấp thuận lỗi vi phạm.
Ông Thế cho rằng mình hoạt động nghiệp vụ theo Luật báo chí và theo pháp luật Việt Nam.
Trước đó, ngay sau khi xảy ra vụ việc, chiều 23-9, ông Phạm Nam Thắng, Đội trưởng Đội CSHS Công an huyện Đông Anh, Hà Nội đã đến Văn phòng đại diện báo Tuổi Trẻ tại Hà Nội để làm việc với lãnh đạo văn phòng xác minh thông tin nhà báo Quang Thế bị cán bộ, chiến sĩ Công an huyện hành hung, cản trở tác nghiệp.
Tại cuộc làm việc, ông Thắng đã thừa nhận một số cán bộ chiến sĩ của đơn vị đã có “thái độ không đúng”. Ông Thắng thừa nhận đây là sự việc đáng tiếc và thay mặt đơn vị xin lỗi báo Tuổi Trẻ và xin lỗi cá nhân nhà báo Quang Thế.
Trước đó, vào sáng cùng ngày, tiếp nhận thông tin phản ánh của bạn đọc và sự chỉ đạo của cơ quan, nhà báo Quang Thế đến cầu Nhật Tân tìm hiểu vụ việc một tài xế taxi nhảy từ trên cầu xuống đất tử vong.
Khi đến nơi nhà báo Quang Thế không thấy có biển thông báo cấm chụp ảnh, ghi hình, lực lượng chức năng cũng không căng dây bảo vệ hiện trường. Rất nhiều người dân hiếu kỳ đứng trên cầu tìm hiểu, dùng điện thoại quay phim, chụp ảnh vụ việc.
Nhà báo Quang Thế cho biết khi ông đưa máy ảnh ra chụp ảnh thì có một cán bộ chiến sĩ Công an mặc cảnh phục ra ngăn cản không cho chụp. Sau đó nhà báo Quang Thế đi ra cách xa hiện trường và chụp ảnh thì cán bộ chiến sĩ đội CSHS Công an Đông Anh, mặc thường phục lao vào cản trở và hành hung.
Ông Thế cho biết mình bị đánh chảy máu mồm, bị đấm vào đầu gây choáng váng. Rất nhiều người dân, đồng nghiệp các báo có mặt ở hiện trường đã chụp ảnh, ghi hình việc ông Quang Thế bị hành hung.
Sau khi vụ việc xảy ra ông Thế đã đến Công an xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh (cơ quan Công an nhất nơi xảy ra vụ việc) để làm đơn trình báo toàn bộ việc mình bị hành hung khi đang tác nghiệp.
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20160929/cong-an-ha-noi-noi-nha-bao-quang-the-bi-gat-tay-vao-ma/1177914.html








2.

1.

2 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. 7. Mở rộng ra thành gạt tay vào má đồng đội:

    Dùng tay gạt má nữ dân quân, trưởng công an phường bị xem xét kỷ luật

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.