Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

01/05/2015

Sau "Đại Nam Lạc Cảnh", là "Nam Phương Linh Từ"

Nam Phương Linh Từ có nghĩa là "đền thiêng Nam Phương", vừa được khánh thành ở Tây Nam Bộ.

Người xây dựng Nam Phương Linh Từ là ông Đặng Phước Thành - chủ của hãng tắc-xi Vinasun, một hãng thông dụng ở khu vực Sài Gòn.

Ông chủ của Đại Nam Lạc Cảnh là Huỳnh Uy Dũng, thì đã chứng tỏ mình như một "sử thi gia" cự phách với những pho sử đồ sộ (xem lại ở đâyở đây, và ở đây). Không rõ ông chủ của Nam Phương Linh Từ thì sẽ như thế nào về mặt văn chương.

Ở dưới là một số tư liệu.

---

Đặng Tộc Nam Phương Linh Từ - lễ khánh thành
Xuất bản 16-07-2013
1.425
Đặng Tộc Nam Phương Linh Từ - lễ khánh thành
Địa chỉ : Long Hưng A, Lấp Vò , Đồng Tháp




28/04/2015 08:17 GMT+7

Đạ gia phát tâm 300 tỷ xây quần thể công trình Nam Phương Linh Từ hay còn được nhiều người gọi là "cố đô Huế" giữa Tây Nam Bộ, chính là ông Đặng Phước Thành, Chủ tịch HĐQT Vinasun Corp.


Cố đô Huế giữa lòng Tây Nam Bộ
Ngày 26/4, tại ấp Hưng Quới II, xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, quần thể công trình Nam Phương Linh Từ được chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động. Đây là công trình có giá trị 300 tỷ đồng.
Quần thể Nam Phương Linh Từ được khởi công xây dựng từ ngày 30/10/2009 trên diện tích 5 hecta, tọa lạc tại xã Long Hưng A, H.Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng, do doanh nhân Đặng Phước Thành (Chủ tịch HĐQT Vinasun Corp) phát tâm xây dựng
Là một người con của vùng sông nước Cửu Long, gần 40 năm trước, khi phải rời xa quê hương lên TP.HCM lập nghiệp, ông Đặng Phước Thành luôn tâm niệm một điều: Khi có điều kiện sẽ trở về quê nhà, cố gắng làm một việc gì đó vừa có ích cho hiện tại mà cũng có thể để lại cho mai sau.
Trên báo Thanh niên, ông Thành tâm sự: “Chúng tôi xây dựng quần thể kiến trúc này không phải để đánh bóng tên tuổi, cũng không để làm du lịch - kinh doanh (bán vé cho khách tham quan), mà chỉ đơn thuần là để tri ân, thờ cúng và tôn vinh các bậc tiền nhân đã có công khai mở, gìn giữ và phát triển vùng đất phương Nam. Tất cả chúng ta đều là con cháu của các vị ấy, cho nên tôi hoan nghênh và xin chào đón tất cả mọi người đến đấy thắp hương bái vọng các bậc tiền nhân”.
đại gia, cố đô Huế, Vinasuntaxi, vinasun, lập-nghiệp, tây-nam-bộ, Nam-Phương-Linh-Từ
Toàn cảnh quần thể Nam Phương Linh Từ.
Nam Phương Linh Từ được xây dựng theo kiến trúc nhà cổ - gỗ với phong cách nhà rường truyền thống Huế, mang đậm dấu ấn cung đình triều Nguyễn. Đền có 7 gian, 2 chái, 3 lòng với mái hạ và hàng hiên bao quanh diện tích 509 m2 với 60 cây cột (đường kính từ 0,45 m trở lên). Các hệ thống cửa, bao lam, phù điêu, hoành phi, câu đối đều sử dụng loại gỗ danh mộc, được chạm khắc rất nghệ thuật và công phu. Đây là một kiến trúc độc lập nằm trong quần thể các công trình khác (tổng diện tích lên đến 5 ha, trong đó diện tích sân đỗ máy bay trực thăng, 2 bãi xe ô tô và sân hành lễ lên đến 3 ha). Có những dãy trường lang (hành lang có mái che) bao bọc chung quanh công trình với tổng chiều dài 675 m và 240 cây cột gỗ (toàn công trình có 540 cột).
Ngoài Nam Phương Linh Từ, nằm trong quần thể công trình này còn có Đền thờ Đặng tộc, Bảo tàng Đặng tộc, Bảo tàng Nam bộ và dãy trường lang (làm thành 5 châu), có 4 hồ nuôi trồng thực vật và các loài thủy sinh (4 bể), có 63 chậu mai vàng (tượng trưng cho 63 tỉnh thành VN) và 54 loài hoa kiểng, cây xanh (tượng trưng cho 54 dân tộc VN).
Nam Phương Linh Từ thờ tự 125 nhân vật lịch sử đất phương Nam. Trong đó có 21 nhân vật thời khai hoang, mở cõi, 62 nhân vật giữ gìn, bảo vệ và 42 nhân vật làm rạng danh đất phương Nam.
Ngoài ra, Nam Phương Linh Từ còn có Nhà bảo tàng Nam bộ, trường lang, sân hành lễ, bãi đỗ trực thăng, ôtô,...
Công trình Nam Phương Linh Từ vừa khánh thành được người dân ví như Cố đô Huế thu nhỏ bởi lối kiến trúc của nó.
Tại buổi lễ khánh thành, tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao 2 kỷ lục cho quần thể công trình Nam Phương Linh Từ gồm: Đền thờ đầu tiên các vị danh nhân có công trong quá trình khai mở, gìn giữ và làm rạng danh đất phương Nam; Đền thờ có nhiều tượng đồng danh nhân lớn nhất về các nhân vật có công khai mở đất phương Nam.
Đại gia Vinasun giàu cỡ nào?
12 tuổi đã phải giúp mẹ làm kinh tế. Phải chăng chính cuộc sống nghèo khó ấy đã hun đúc ước mơ và đam mê kinh doanh của ông Đặng Phước Thành - Chủ tịch HĐQT Cty cổ phần Ánh Dương VN - Vinasun Corp.
Tốt nghiệp cử nhân sinh hóa, nhưng ông Đặng Phước Thành lại rẽ sang con đường kinh doanh.
Đại gia Thành tâm sự về con đường lập nghiệp của mình: "Những ngày đầu khởi nghiệp của tôi chính là gây dựng hai nhà hàng Trầu Cau và Hai Lúa. Vốn là cử nhân sinh hóa (chuyên ngành chế biến thực phẩm) của Trường ĐH Tổng hợp TpP.HCM nên khi bước chân vào thương trường (tháng 6/1995) tôi đã chọn lĩnh vực kinh doanh nhà hàng. Là dân miền Tây chính gốc (Đồng Tháp) nên tôi muốn tạo cho nhà hàng của mình một nét đặc thù riêng, đậm đà văn hóa Nam bộ. Từ cách đặt tên nhà hàng, tên món ăn đến cách chế biến, phục vụ đều được tôi nghiên cứu rất kỹ. Suốt một thời gian dài, tôi đích thân vào bếp, mày mò, "sáng tác" ra một số món ăn đồng quê như: chuột đồng quay lu, cá lóc nướng ống tre, bò nướng ống tre,... có lẽ nhờ chịu khó vậy mà được khách hàng thương, ủng hộ nhiều. Như đã nói ở trên, tôi mê kinh doanh từ thuở... 13!"
đại gia, cố đô Huế, Vinasuntaxi, vinasun, lập-nghiệp, tây-nam-bộ, Nam-Phương-Linh-Từ
Đại gia Đặng Phước Thành, Chủ tịch HĐQT Vinasun Corp
Cùng với sự phát triển ngành du lịch Việt Nam thời kỳ mở cửa, năm 2002 Trầu Cau đổi tên thành Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ du lịch & Tư vấn đầu tư Ánh Dương Việt Nam và mở rộng kinh doanh sang hoạt động tổ chức tour du lịch trong ngoài nước, tư vấn du học và bán vé máy bay.
Năm 2003, để đáp ứng việc mở rộng thị trường kinh doanh, Cty TNHH TM DV Lữ hành Tư vấn Đầu tư Ánh Dương VN chính thức chuyển thành Cty CP Ánh Dương VN - Vinasun Corp.
Để chiến thắng các đối thủ lớn, Vinasun đã chọn chiến lược phát triển tập trung khai thác tối đa những đô thị lớn phía Nam có nhu cầu sử dụng taxi cao như Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Tàu. Với chiến lược hiệu quả này, sau hơn 10 năm hoạt động, Vinasun chiếm hơn 45% thị phần tại Tp.HCM, 60% tại Bình Dương và trên 60% tại Đồng Nai.
Theo Vinasun Corp, năm 2013, công ty có tổng doanh thu 3.158 tỉ đồng, vượt 9,62% so với kế hoạch và tăng 16,4% so với năm 2012, lợi nhuận sau thuế đạt 224,45 tỉ đồng, vượt 25% so với kế hoạch và tăng 48,17% so với năm 2012. Đây là kết quả đáng mừng trước sự khó khăn chung của kinh tế trong nước và thế giới.
Còn nhớ năm 2010, Vinasun chọn Airport Taxi là đối tượng thâu tóm hấp dẫn khi có khoảng 600 xe và sở hữu địa điểm kinh doanh là sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên vì đây là hãng xe của Nhà nước với thủ tục quá phức tạp nên ông Thành quyết định chuyển sang hướng đầu tư thêm 1.200 chiếc xe mới. Cùng năm này Vinasun tiến hành mua lại thương quyền taxi của hãng Green và đổi tên thành Vinasun Green, hoạt động ở thị trường Đà Nẵng. Ông Thành cũng đã từng chia sẻ khi được hỏi về chiến lược mua lại Taxi Mai Linh: “Nếu Mai Linh bán 1.000 thương quyền với giá rẻ thì Vinasun sẽ mua.”
Tuy nhiên ông Thành cho biết mặc dù mong muốn thâu tóm các doanh nghiệp khác để mở rộng thị phần nhưng không có nghĩa bằng mọi giá. Ông luôn cân nhắc để việc thâu tóm không làm ông cùng gia đình mất quyền kiểm soát Vinasun như lời tâm sự: “Mình đi thâu tóm người ta, nhưng nước ngoài lại thâu tóm mình thì cũng như không. Tôi thà chọn thị phần to trong chiếc bánh nhỏ”.
(Theo ĐS&PL)
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/234734/bi-an-dai-gia-bo-300-ty-xay--co-do-hue--giua-tay-nam-bo.html


Đại gia chi 300 tỷ xây 'cố đô Huế' giữa Tây Nam bộ

Thanh Trúc | 27/04/2015 14:16

Công trình Nam Phương Linh Từ vừa khánh thành được người dân ví như Cố đô Huế thu nhỏ bởi lối kiến trúc của nó.

    Theo tin tức mới nhất, ngày 26/4, tại ấp Hưng Quới II, xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, quần thể công trình Nam Phương Linh Từ được chính thức khánh thành và đưa vào hoạt động.
    Quần thể Nam Phương Linh Từ được khởi công xây dựng từ ngày 30/10/2009 trên diện tích 5 hecta với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng.
    Trong đó gồm những công trình như Nam Phương Linh Từ, Đặng tộc Nam Phương Linh Từ, Nhà bảo tàng Nam bộ, trường lang, sân hành lễ, bãi đỗ trực thăng, ôtô…
    Nam Phương Linh Từ thờ tự 125 nhân vật lịch sử đất phương Nam. Trong đó có 21 nhân vật thời khai hoang, mở cõi, 62 nhân vật giữ gìn, bảo vệ và 42 nhân vật làm rạng danh đất phương Nam.
    Nơi này được xây dựng trên diện tích 509 m2 với 60 cột chính, 7 gian, 2 chái 3 lòng, có mái hạ và hành lang bao quanh.
     - Ảnh 1
    Toàn cảnh quần thể Nam Phương Linh Từ.
    Được biết, đây là quần thể công trình do doanh nhân Đặng Phước Thành (chủ tịch HĐQT Vinasun Corp) phát tâm xây dựng.
    Tin nhanh từ ông Thành cho biết, việc xây công trình này vừa thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn vừa đề cao ý thức về tính lịch sử, tính phong phú, đa dạng.
    Quần thể công trình Nam Phương Linh Từ tại ấp được người dân địa phương ví như Cố đô Huế thu nhỏ bởi lối kiến trúc độc đáo.
    Tại buổi lễ khánh thành, tổ chức kỷ lục Việt Nam đã trao 2 kỷ lục cho quần thể công trình Nam Phương Linh Từ gồm: Đền thờ đầu tiên các vị danh nhân có công trong quá trình khai mở, gìn giữ và làm rạng danh đất phương Nam; Đền thờ có nhiều tượng đồng danh nhân lớn nhất về các nhân vật có công khai mở đất phương Nam.
    theo Người đưa tin
    http://soha.vn/kinh-doanh/dai-gia-chi-300-ty-xay-co-do-hue-giua-tay-nam-bo-20150427140736579.htm


    Chủ Nhật, 26/04/2015 | 20:18 GMT+7

    Đồng Tháp: Khánh thành quần thể Nam Phương Linh Từ

    (Congluan.vn) – Sau gần 6 năm xây dựng, công trình Nam Phương Linh Từ và Đặng tộc Nam Phương Linh Từ đã được khánh thành sáng 26-4, tại xã Hưng Long A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Công trình trị giá 300 tỉ đồng. 


    Khánh thành quần thể Nam Phương Linh Từ và Đặng tộc Nam phương Linh


    Quần thể Nam Phương Linh Từ và Đặng tộc Nam phương Linh từ được khởi công xây dựng từ tháng 10-2009 trên diện tích hơn 5 hecta với tổng kinh phí hơn 300 tỷ đồng. Gồm có 4 hạng mục công trình Nam phương Linh từ, Đặng tộc Nam phương Linh từ, Nhà bảo tàng Nam bộ và bảo tàng họ Đặng, Sân hành lễ, Bãi đỗ trực thăng và xe ô tô…

    Công trình Nam phương Linh từ và Đặng tộc Nam phương Linh từ là một quần thể công trình văn hóa – tâm linh, nơi thờ cúng các vị tiền nhân là những người có công khai phá đất phương nam và tổ tiên họ Đặng do doanh nhân Đặng Phước Thành cùng chi tộc Đặng xã Long Hưng A phát tâm xây dựng. Công trình được sự cố vấn, hỗ trợ của Nhà sử học Dương Trung Quốc – Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội KHLSVN và Nhà báo Nguyễn Hạnh – Phó TBT Tạp chí Xưa & Nay cùng nhiều học giả trên cả nước.

    Đền Nam phương Linh từ và Đặng tộc Nam phương Linh từ là nơi tôn vinh, thờ tự 125 nhân vật lịch sử đất phương Nam. Trong đó có 21 nhân vật thời khai hoang, mở cõi; 62 nhân vật gìn giữ, bảo vệ và 42 nhân vật làm rạng danh đất phương Nam.

    Nam Phương Linh Từ được xây dựng theo kiến trúc nhà gỗ cổ theo phong cách nhà rường truyền thống Huế, mang đậm nét tôn nghiêm. Đền có 7 gian, 2 chái, 3 lòng và hàng hiên bao quanh diện tích 509 m2 với 60 cây cột. Trên các cánh cửa, phù điêu, câu đối bằng gỗ đều được chạm khắc công phu.

    Đền thờ Đặng tộc Nam phương Linh từ có diện tích 644 m2, gồm 7 gian, 2 chái, 5 lòng, có mái hạ và hàng hiên (hành lang) bao quanh, là nơi phụng thờ các bậc tiền hiền, hậu hiền tộc Đặng như: Công bộ Thị lang Đặng Nghiêm, Quốc công Đặng Tất, Tể tướng Đặng Dung, Thám hoa Đặng Ma La… Đặc biệt, trong đó có cụ tổ Đặng tộc Long Hưng, Thủy sư Đô đốc Đặng Nhân Cẩm (Vị tướng hải quân cao nhất được trao trong thời chiến dưới triều Nguyễn), người được lịch sử ghi chép là một trong những nhân vật quan trọng góp phần khai phá, gìn giữ đất phương Nam.

    Riêng Nhà tàng họ Đặng và bảo tàng Nam bộ là nơi lưu giữ những di vật lịch sử Nam Bộ, lưu giữ những thông tin của về dòng họ Đặng. Công trình được xây dựng theo kiến trúc thuỷ tạ, mang đậm nét của xứ sở sen hồng…

    Trong quần thể công trình cũng được khéo léo bài trí cho 63 chậu mai vàng (tượng trưng cho 63 tỉnh thành VN) và 54 loài hoa kiểng, cây xanh (tượng trưng cho 54 dân tộc anh em).

    Tại buổi lễ, có ông Trương Vỉnh Trọng – nguyên phó thủ tướng chính phủ Uỷ Viên Bộ chính trị, bà Trần Thị Thái – ủy viên thường vụ tỉnh ủy – phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, Ông Dương Trung Quốc Nhà Sử học – Phó chủ tịch – kiêm Tổng thư ký Hội KHLSVN, Nhà báo Nguyễn Hạnh Phó TBT Tạp chí Xưa & Nay, các cơ quan Thông tấn, Báo chí và trên 1500 Đặng tộc các tỉnh, thành, về tham dự. 

    Trần Tín 

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

    LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

    Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.