Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

13/01/2016

Chữ quốc ngữ với vùng ven, hay Bình Định với chữ quốc ngữ

Có một hội thảo như vậy đã diễn ra.

"Rất ít người biết rằng Bình Ðịnh đã có những đóng góp trong việc phôi thai chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ XVII; truyền bá, phát triển chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Ðược sự phối hợp tham gia của một số cơ quan và nhà nghiên cứu, Sở VH-TT&DL đang trình UBND tỉnh, xin tổ chức Hội thảo “Bình Ðịnh với chữ Quốc ngữ” trong năm 2015."



Dưới là tin các nơi.

---

1.


Viết bởi admin   
Thứ năm, 19 Tháng 11 2015 09:28
                     
Số ký hiệu
Ngày ban  hành
 Trích yếu (tải nội dung Click chuột vào mục này)
Người ký 
4482/QĐ-UBND11/12/2015 Đ/c Ngô Đông Hải 
3565/QĐ-UBND
12/10/2015
Đ/c Hồ Quốc Dũng 

09/11/2015
Đ/c Ngô Đông Hải 

BÀI THAM LUẬN HỘI THẢO KHOA HỌC "BÌNH ĐỊNH VỚI CHỮ QUỐC NGỮ"
(Cập nhật ngày 12/01/2016)

   Tên tác giả, bài tham luận Hội thảo khoa học "Bình Định với chữ Quốc ngữ" (Click vào nội dung tải về)
         

        DANH SÁCH CÁC TÁC GIẢ ĐĂNG KÝ VIẾT THAM LUẬN
HỘI THẢO KHOA HỌC “BÌNH ĐỊNH VỚI CHỮ QUỐC NGỮ"
(Cập nhật ngày 28/12/2015)
STT
TÁC GIẢ, ĐƠN VỊ CÔNG TÁC
ĐỀ TÀI THAM LUẬN
1
   PGS.TS Trần Đức Cường, Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội
   Bối cảnh lịch sử văn hóa của thời đại đối với việc xuất hiện chữ Quốc ngữ
2
   PGS.TS Lại Văn Hùng, Viện Trưởng Viện Từ điển học và Bách Khoa thư Việt Nam, Hà Nội
   Về các khái niệm “Quốc ngữ”, “Quốc âm”
3
   PGS.TS Hà Quang Năng, Hà Nội
   Nghịch lý chính tả của chữ Quốc ngữ
4
   GS.TS Nguyễn Văn Lợi, Nguyên Viện phó Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
   Về hai chữ D và Đ trong chữ Quốc ngữ
5
   GS.TSKH Lý Toàn Thắng, Nguyên Viện Trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
   Bước đầu tìm hiểu vai trò của Bình Định trong lịch sử chế tác chữ Quốc ngữ
6
   PGS.TS Phạm Hùng Việt, Nguyên Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
   Vài suy nghĩ về địa danh Nước Mặn trong buổi đầu hình thành chữ Quốc ngữ
7
   GS Hoàng Chương, Tổng Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa dân tộc, Hà Nội
   Những vấn đề đặt ra từ quá trình hình thành, phát triển, hiện đại hóa chữ quốc ngữ và vai trò của Bình Định
8
   Nhà Nghiên cứu Nguyễn Thế Khoa, Hà Nội

   Francisco de Pina - Người đặt nền tảng cho sự hình thành chữ Quốc ngữ trong thời gian ở Nước Mặn, Bình Định và Thành Chiêm, Quảng Nam
9
   ThS. Đặng Thị Phượng, Hà Nội
   Lịch sử nghiên cứu về sự ra đời phát triển của chữ Quốc ngữ
10
   PGS.TS. Phạm Văn Hảo, Hà Nội
   Tiếng việt ở các địa phương, Bình Định và tiếng Thăng Long dưới con mắt của các giáo sĩ sáng tạo chữ Quốc ngữ
11
   PGS.TS. Tạ Văn Thông
   Quan hệ giữa chữ Quốc ngữ với chữ các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Định
12
   PGS.TS Phạm Văn Tình, Hà Nội
   Chính âm và chính tả trong văn bản chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII qua văn bản thu thập tại Bình Định
13
   TS. Nguyễn Huy Bỉnh, Hà Nội

   Nghiên cứu các văn bản truyện cổ và mối quan hệ với chữ Quốc ngữ trong không gian văn hóa Bình Định
14
   PGS.TS Phan Trọng Thưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Văn học Nghệ thuật Trung ương, Hà Nội

   Đóng góp của nghệ thuật tuồng ở Bình Định và bậc tổ nghề Đào Tấn với việc hình thành chữ Quốc ngữ
15
   Linh Mục Võ Đình Đệ, Quy Nhơn
   Vai trò của các thừa sai dòng Tên trong việc sáng tạo chữ Quốc ngữ ở cư sở Nước Mặn, Bình Định
16
   ThS. Nguyễn Thị Thanh Hảo, Hà Nội
   Địa danh Quy Nhơn trong hành trình đồ truyền giáo từ phương Tây vào Việt Nam
17
   Ông Nguyễn Thanh Quang, Quy Nhơn
1.   Nước Mặn - Nơi Phôi thai chữ Quốc ngữ
2.   Quan trấn thủ Quy Nhơn- Trần Đức Hòa với việc hình thành chữ Quốc ngữ
3.   Chữ Quốc ngữ thời kỳ phôi thai ở Nước Mặn của Cristophoro Borri trong tác phẩm “Tường trình về khu truyền giáo Đàng Trong”
4.   Làng sông - Một trong ba trung tâm truyền bá chữ Quốc ngữ, văn học Quốc ngữ đầu tiên ở Việt Nam
5.  Bình Định - Nơi có phong trào dạy và học chữ “Quấc ngữ” mạnh nhất Đông Đàng Trong trong những năm đầu thế kỷ XX
18
   Nhà báo Huỳnh Văn Mỹ, Quảng Nam
   Khởi nguyên chữ Quốc ngữ
19
   Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nhân, Quy Nhơn
   Một thời Nước Mặn là trung tâm khởi đầu La tinh hóa tiếng việt và sáng chế ra chữ Quốc ngữ
20
   Nguyễn Phượng Anh, Học Viện An ninh nhân dân
   Tên làng xã Việt Nam từ chữ Hán đến chữ Quốc ngữ
   Trường hợp địa danh huyện Ba vì - Hà Nội
21
   Phùng Thị Thanh Lâm, Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển Đại học Quốc gia
   Về sự xuất hiện của từ “phố” trong các tài liệu lịch sử
22
   Nhà thơ Thanh Thảo, Quảng Ngãi
   Trường thơ Bình Định và các thi nhân Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Quách Tấn, Bích Khê, Yến Lan trong việc góp phần hiện đại hóa chữ Quốc ngữ
23
   Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, Hà Nội
   Các nhà văn tiêu biểu của Bình Định với công cuộc hiện đại hóa chữ Quốc ngữ
24
   TS. Nguyễn Minh San, Hà Nội
   Nghê thuật Bài chòi Bình Định và việc truyền bá chữ Quốc ngữ
25
   Nhà văn Hoàng Quốc Hải, Hà Nội
   Chữ Quốc ngữ la tinh hóa - Một lựa chọn sáng suốt
26
  Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, Hà Nội
   Chữ Quốc ngữ hôm nay và việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt
27
   Nhà nghiên cứu Lộc Xuyên - Đặng Quí Địch, Bồng Sơn, Bình Định
   Quốc ngữ và chữ Quốc ngữ
28
   TS. Trần Quốc Tuấn - Ths. Nguyễn Công Thành, Đại học Quy Nhơn
   Vùng đất Bình Định với công cuộc La tinh hóa tiếng Việt ở thế kỷ XVII
29
   Nhà nghiên cứu Nguyễn Huỳnh Anh Đức, Đại học Đà Lạt
   Vai trò của báo chí với sự phát triển của chữ Quốc ngữ trong giai đoạn 1865-1915
30
   PGS.TS Võ Xuân Hào, Đại học Quy Nhơn
   Chữ Quốc ngữ với Bình Định như là một định mệnh
31
   Đặng Thị Thanh Hoa, Đại học Quy Nhơn
   Dấu ấn chữ Quốc ngữ ở Bình Định
32
   TS. Cho Myeong Sook, Phó Giám đốc Trung tâm Hàn Quốc học của trường Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh
   Đặc điểm văn hóa chữ Quốc ngữ Hàn Quốc và chữ Quốc ngữ Việt Nam
33
   PGS.TS Trịnh Sâm, Đại học sư phạm TP. Hồ Chí Minh
   Về các yếu tố viết tắt
34
   TS. Tạ Thị Thanh Tâm, Học viện Hành chính Quốc gia, cơ sở TP. Hồ Chí Minh
   Một số nhận xét về chữ Quốc ngữ giai đoạn đầu (qua khảo sát tác phẩm Phép giảng tám ngày)
35
   TS. Dương Hữu Biên, Đại học Đà Lạt
1.  Chữ Quốc ngữ và việc mở rộng phạm vi hành chức của tiếng việt
2. Chữ Quốc ngữ và sự phát triển của tiếng việt
36
   TS. Đoàn Thị Tâm, Đại học Tây Nguyên
   Chữ Quốc ngữ và vấn đề giáo dục Ngôn ngữ nói hiện nay
37
   TS. Nguyễn Thị Vân Anh, Đại học Quy Nhơn
    Công trình sáng chế chữ Quốc ngữ từ Bình Định đến Quảng Nam
38
   Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Hiếu - Hội Khoa học lịch sử Đồng Tháp
   Những người Việt có mặt trong buổi đầu hình thành chữ Quốc ngữ
39
   ThS. Kiều Thanh Uyên, Đại học Đà lạt
   Vai trò của chữ Quốc ngữ đối với việc phát triển của văn học Việt nam đầu thế kỷ XX
40
   TS. Nguyễn Thị Thanh Hương, Đại học Quy Nhơn
   Cảng thị Nước Mặn và sự hình thành chữ Quốc ngữ thế kỷ XVII
41
   Nữ tu ThS. Bùi Thị Minh Thùy, Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh  
   Phương ngữ Bình Định trong từ điển Việt-Bồ-La
42
   PGS.TS. Nguyễn Công Đức, TP. Hồ Chí Minh
   Chữ Quốc ngữ - Một đóng góp vào quá trình giải Hán hóa
43
   Nhà báo Trường Đăng, Bình Định
   Phương ngữ Bình Định trong từ điển Alexandre de Rhodes
44
   Pétrus Paulus Thống, Nha Trang
   Chữ Quốc ngữ và môi trường Bình Định
45
   TS. Đinh Bá Hòa, Quy Nhơn
   Philipphê Bỉnh, người Việt Nam đầu tiên sử dụng Quốc ngữ để biên soạn Từ điển “Việt – Bồ” và ghi nhật ký “Sách ghi chép sổ sang các việc” về văn hóa – lịch sử Việt Nam.
46   Võ Như Ngọc, Giảng viên Khoa ngữ văn Đại học Quy Nhơn
   Trường thơ loạn Bình Định với sự phát triển chữ Quốc ngữ
47
   TS. Trần Quốc Anh, Giáo sư phụ tá, ngành tư tưởng Kitô giáo, Đại học Santa Clara California, Hoa Kỳ 
   Các giáo sĩ dòng Tên và Công cuộc Latinh hóa Tiếng Việt ở thế kỷ XVII 
48
    TS. Trần Hồng Lưu, Đại học Kinh tế Đà Nẵng 
   Chữ Quốc ngữ trong triết lý hài hước của dân gian nước ta 
49
    Nhà nghiên cứu, Nguyễn Thị Hải Viện sử học Việt Nam, Hà Nội 
   Vai trò của Chúa Nguyễn đối với việc hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ ở Đàng trong 
50    Nhà nghiên cứu, Trương Anh Thuận Đại học Đà Nẵng 
   Luận về vai trò của Bình Định trong giai đoạn phôi thai hình thành chữ Quốc ngữ nửa đầu thế kỷ XVII
51   Nhà giáo Trần Đình Trắc, Quy Nhơn
   Qui ước thành lập chữ Việt bằng mẫu tự Roman
52
   ThS. Nguyễn Thế Trường, giảng viên Trường Dự bi Đại học TP. Hồ Chí Minh
   Chữ Quốc ngữ góp phần chuyển hướng giáo dục ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
53   Linh mục Antôn Nguyễn Ngọc Sơn, TP. Hồ Chí Minh
   1.   Việc thống nhất cách đặt dấu giọng trên vài vần cho phù hợp với khoa ngôn ngữ học hiện đại
   2.   Lược sử giáo hội công giáo Việt Nam 
54   ThS. Đỗ Cao Phúc, Đại Học Sài Gòn 
   Tỉnh Bình Định trong tiến trình du nhập chữ Quốc ngữ
55
    PGS.TS. Trần Kim Phượng              PGS.TS. Lê Thị Lan Anh, Đại học Sư phạm Hà Nội
   Nhìn lại "Báo cáo tóm tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh" của Alexandre de Rhodes về vấn đề chữ và vần
56  ThS. Nguyễn Trọng Minh, Bảo tàng chứng tích chiến tranh TP. Hồ Chí Minh 
   Báo chí với việc hoàn thiện và truyền bá chữ Quốc ngữ hồi đầu thế kỷ XX - Trường hợp tờ Đông Dương tạp chí 
57   TS. Trần Văn Trọng, Viện văn học 
   Sự biển đổi của chữ Quốc ngữ trong truyện ngắn Nam bộ từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX
58   ThS. Kiều Thanh Uyên, Đại học Đà Lạt 
Vai trò của chữ Quốc ngữ đối với sự phát triển của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX
59
   TS. Đinh Văn Hạnh, Phân viện văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh 
   Thương cảng Nước Mặn thế kỷ XVII
60
   ThS. Nguyễn Văn Biểu, Viện sử học, Hà Nội 
   Đất Bình Định trong tiến trình lịch sử Quốc ngữ 
61
   Nhà nghiên cứu Châu Yến Loan, TP Hồ Chí Minh 
   Chữ Quốc ngữ năm 1906 ở Bình Định qua tác phẩm "Ấu học" của Pierre lục
62
   TS. Lê Tùng Lâm, Đại học Sài Gòn 
   Bản chất sự ra đời của chữ Quốc ngữ 
63   PGS.TS. Nguyễn Văn Nở, Đại Học Cần Thơ 
   Vai trò của chữ Quốc ngữ đối với văn xuôi tự sự Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
64
   Nhà nghiên cứu Phan Trọng Hải, Tp HCM 
   Luận về hai từ "Nhá đòn và "trở bộ" trong võ Bình Định
65   Đỗ Trường Giang, Viện Đông Nam Á, Hà Nội 
   Biển với lục địa - Thương cảng Thị Nại (Champa) trong hệ thống thương mại Đông - Á (Thế kỷ X - Thế kỷ XV)
 http://svhttdl.binhdinh.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=2182&Itemid=27


2.
Chủ Nhật, 08/02/2015, 09:27 (GMT+7)


Rất ít người biết rằng Bình Ðịnh đã có những đóng góp trong việc phôi thai chữ Quốc ngữ vào đầu thế kỷ XVII; truyền bá, phát triển chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Ðược sự phối hợp tham gia của một số cơ quan và nhà nghiên cứu, Sở VH-TT&DL đang trình UBND tỉnh, xin tổ chức Hội thảo “Bình Ðịnh với chữ Quốc ngữ” trong năm 2015.
Bia di tích nhà thờ Nước Mặn.
Chữ Quốc ngữ ra đời đến nay khoảng 400 năm, thế nhưng việc xác định thời gian và địa điểm sáng chế chữ Quốc ngữ vẫn còn những ý kiến khác nhau: có ý kiến cho rằng chữ Quốc ngữ ra đời vào cuối thế kỷ XVI, ý kiến khác cho rằng vào đầu thế kỷ XVII; một số tác giả cho rằng Hội An/Thanh Chiêm (Quảng Nam) là nơi phát tích, cái nôi của chữ Quốc ngữ, và những năm gần đây một số tác giả lại đề xuất quan điểm Nước Mặn (Bình Định) là nơi phôi thai chữ Quốc ngữ!
1.
Lịch sử chữ Quốc ngữ ngay từ đầu đã gắn bó chặt chẽ với lịch sử truyền đạo Thiên chúa giáo ở Việt Nam. Sử sách Công giáo tại Việt Nam thường coi năm 1553 là mốc khởi đầu cho việc mở đạo, khi giáo sĩ I-nê-Xu đến truyền đạo tại vùng Bùi Chu, tỉnh Nam Định ngày nay.
Những năm cuối thế kỷ XVI, nhiều đoàn truyền giáo của các dòng: Đa Minh, Phan-xi-cô đến Việt Nam truyền giáo. Do vậy, có nhà nghiên cứu cho rằng: Trong thế kỷ XVI phiên âm tiếng Việt rất có thể đã có sự khởi đầu qua các giáo đoàn ở từng thời kỳ trong các khu vực khác nhau của nhà Mạc, vua Lê chúa Trịnh và nhà Nguyễn.
Trong thế kỷ XVI, việc truyền giáo ở Việt Nam chỉ mới manh nha, chưa có hệ thống tổ chức chặt chẽ, chưa có kế hoạch liên tục nên kết quả thu hoạch không được nhiều. Đến thời kỳ sau, khi xuất hiện các thừa sai Dòng Tên phụ trách, vấn đề này có nhiều chuyển biến.
Các thừa sai Dòng Tên ở Macao (Trung tâm của Dòng Tên), phụ trách vùng truyền giáo Đông Á, chính thức thành lập ở Đàng Trong vào năm 1615 và ở Đàng Ngoài 1627. Năm 1615, hai linh mục Dòng Tên Buzumi và Carvalho đến cửa Hàn (Đà Nẵng). Qua năm sau, linh mục Carvalho trở về Nhật Bản. Sau đó, cộng tác với Buzomi còn có các giáo sĩ khác: Fernandez (đến 1616), Barrete và Pina (đến 1617). Đây là cơ sở để phát sinh lập luận: các giáo sĩ đến Hội An/Thanh Chiêm trước Nước Mặn, và để truyền giáo phải phiên âm chữ Quốc ngữ, một số nhà nghiên cứu cho rằng: Hội An/Thanh Chiêm là nơi tiên khởi chữ Quốc ngữ và Hội An/Thanh Chiêm là cái nôi của chữ Quốc ngữ.
Cả hai ý kiến nêu trên chỉ là suy luận và còn thiếu dẫn chứng khoa học. Vì lẽ, các vị thừa sai Dòng Tên đến ở và truyền giáo ở Đàng Trong từ năm 1615 chủ yếu tại ba địa phương gồm: Cửa Hàn (Đà Nẵng), Hội An - Thanh Chiêm (Quảng Nam) và Nước Mặn (Bình Định). Nhưng Nước Mặn chính là nơi đóng bản doanh của giáo đoàn các tu sĩ Dòng Tên và Cha bề trên Buzomi chọn nơi này để ở. Cha Pina đến Hội An năm 1617 gặp lúc người ta săn đuổi các thừa sai, ông được các giáo dân Nhật ở Hội An đưa về nuôi giấu. Cha Borri vừa đến Hội An đầu năm 1618 được quan trấn phủ Quy Nhơn - Trần Đức Hòa đón về Nước Mặn cùng với Buzomi, Pina và hai thầy Diaz, Augustino. Như vậy có thể thấy, Nước Mặn là địa phương có vị trí nhỉnh hơn nhiều so với Cửa Hàn, Hội An - Thanh Chiêm.
Sắc của vua Lê phong ông Trần Đức Hòa tước Cống Quận Công năm Quang Hưng thứ 8 (1584).
Những năm gần đây, luận điểm cho rằng Nước Mặn là nơi phôi thai chữ Quốc ngữ được bổ sung thêm nhiều chứng cứ khoa học về văn bản học, ngôn ngữ học. Đáng chú ý là những tài liệu thời khai sinh Giáo hội Công giáo Việt Nam lưu trữ trong thư viện Bảo tàng Dòng Tên ở Macao, ở Rôma do Roland Jacques (nhà ngôn ngữ học, thần học, sử học người Pháp) khám phá. Những tài liệu đó đã chứng minh:
- Ba nhà truyền giáo có công đầu tiên trong việc phiên âm sáng chế chữ Quốc ngữ là Cha bề trên Buzomi cùng hai cộng sự của ông là: Pina và Borri.
- Những bản dịch các bản văn Kitô giáo đầu tiên ra tiếng Việt có từ năm 1618, và phần thiết yếu do công của Francisco de Pina và chàng thanh niên Việt Nam cộng tác với ông ấy. Roland Jacques cũng xác nhận rằng: Ba tu sĩ Dòng Tên bấy giờ có mặt tại cơ sở truyền giáo Pulo Cambi (Quy Nhơn), lúc công trình này tiến hành là các linh mục Buzomi, Pina và Borri.
- Pina xác nhận: ngay từ năm 1622, ông đã hoàn thành việc xây dựng một hệ thống chuyển mẫu chữ la-tinh cho thích hợp với lối phát âm và thanh điệu tiếng Việt Nam. Ông đã làm được một tuyển tập và bắt đầu viết một bản văn phạm. Kết quả đó, Pina đã đạt được một cách vất vả, với sự trợ giúp của một số ít học sinh Việt Nam quy tụ quanh ông.
- Những bản phúc trình về hoạt động truyền giáo xứ Đàng Trong bằng tiếng Bồ Đào Nha, tiếng La-tinh, tiếng Ý có phiên âm chữ Quốc ngữ đầu tiên hiện còn lưu trữ ở thư viện Bảo tàng Rôma được viết năm 1620…
Trong lúc chúa Nguyễn ban bố lệnh cấm đạo và trục xuất các nhà truyền giáo, quan trấn phủ Quy Nhơn - Trần Đức Hòa đã cưu mang đưa về dựng trú sở và nhà thờ tại Nước Mặn, trợ cấp tiền để sống, hoạt động truyền giáo và phiên âm sáng chế ra chữ Quốc ngữ. Như vậy, có thể nói, Trần Đức Hòa là người Việt Nam có công đầu tiên trong việc sáng chế chữ Quốc ngữ.
Bản điều trần 1 và 2 của Đặng Đức Tuấn .
2.
Ba tác phẩm hoàn chỉnh viết bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên là: Từ điển Việt - Bồ - La, Văn phạm Việt ngữ và Phép giảng tám ngày (của giáo sĩ Alexandre de Rhodes) được in từ năm 1651 tại Roma (Italia). Nhưng phải đến nửa sau thế kỷ XIX, ở Việt Nam, nhà in chữ Quốc ngữ đầu tiên mới được thành lập. Kể từ đó, chữ Quốc ngữ bắt đầu truyền bá rộng rãi. Ba nhà in đầu tiên: nhà in Tân Định - Sài Gòn, nhà in Ninh Phú - Hà Nội và nhà in Làng Sông - Quy Nhơn. Đây là ba nơi truyền bá và phát triển chữ Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
Nhà in Làng Sông được hình thành trước năm 1872. Đến năm 1904, nhà in Làng Sông được nâng cấp, đổi mới hệ thống máy in khổ rộng hiện đại nhất lúc bấy giờ. Một số lượng lớn sách, báo được nhà in xuất bản. Theo thống kê trong Mémorial của Giáo hội, năm 1922, nhà in Làng Sông đã in 18.000 tờ báo định kỳ, 1.000 bản sách các loại, 32.000 ấn phẩm khác; riêng báo Lời Thăm mỗi tháng hai số, mỗi số in 1.500 bản phát hành cả Đông Dương. Tổng cộng ấn phẩm của nhà in Làng Sông trong năm lên đến 63.185 ấn phẩm với 3,407 triệu trang in.
Có lẽ, do được trang bị máy in hiện đại hơn, nên nhà in Làng Sông đã nhận in nhiều loại sách của các cây bút Quốc ngữ nổi tiếng ở Nam Bộ lúc bấy giờ như: Trương Vĩnh Ký, Pierre Lục, Lê Văn Đức… Năm 1910, nhà in Làng Sông in 25 đầu sách Quốc ngữ, sách học trường học xếp mục đầu tiên trong các loại sách và được tái bản nhiều lần nhất: Phép đánh vần tái bản 5 lần, Ấu học tái bản 3 lần, Con nít học nói tái bản 3 lần…Theo thống kê của Thư viện Quốc gia Hà Nội: Thư viện hiện còn lưu giữ 241 đầu sách chữ Quốc ngữ của nhà in Làng Sông (Quy Nhơn). Năm 1934, nhà in mới của giáo phận được xây dựng trong khuôn viên Chủng viện Quy Nhơn, hoạt động song song với nhà in Làng Sông. Ít lâu sau, nhà in Làng Sông sát nhập về nhà in Quy Nhơn và dừng hoạt động vào năm 1947. 
Bìa cuốn: Tường trình về khu truyền giáo xứ Đàng Trong của Chriftoforo Borri, nguyên văn tiếng Ý, viết năm 1621, in năm 1631.
Những cây bút mở đầu phát triển và truyền bá nền văn học Quốc ngữ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX hầu hết ở Nam Bộ như: Trương Vĩnh Ký, Lê Văn Đức, Pierre Lục, ở miền Trung đáng kể có Đặng Đức Tuấn (Hoài Nhơn, Bình Định), Bùi Văn Lăng (An Nhơn, Bình Định)… Đặng Đức Tuấn giỏi cả chữ Hán, chữ Nôm, chữ Latinh, Pháp văn. Năm 1862, Đặng Đức Tuấn được vua Tự Đức cử tháp tùng sứ bộ Phan Thanh Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn ký Hòa ước Nhâm Tuất. Đặng Đức Tuấn nổi tiếng với các tác phẩm bàn về kế sách đánh giặc Pháp: Hoành mao hiến bình Tây sách, Sát tả bình Tây hịch, Minh đạo bình Tây sách… Đặng Đức Tuấn có nhiều đóng góp cho văn học nước nhà và để lại những tác phẩm giá trị bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ. Tại Hội thảo quốc tế lần thứ 2 về chữ Nôm (Huế -2006), tham luận bàn về Thuật tích việc nước Nam của Đặng Đức Tuấn, học giả Wynn Wilcox (Mỹ) gọi ông là: thi sĩ, nhà ngoại giao, văn sĩ, sử gia. Hiện nay, tại Huế có con đường mang tên ông - Đặng Đức Tuấn. Ông xứng đáng là tinh hoa Công giáo ái quốc Việt Nam. Bùi Văn Lăng là người chuyển ngữ thơ tiếng Việt sang tiếng Pháp rất giỏi, được giới văn đàn nể trọng, sách đã in có: Địa dư nông học tỉnh Bình Định, Danh nhân Bình Định, Lịch sử Đào Duy Từ, Mostalgie par une nuit d’automne; chuyển ngữ: Tần cung oán, Chinh phụ ngâm, Truyện Trê Cóc.
Được sự phối hợp tham gia của các cơ quan: Viện Ngôn ngữ Việt Nam, Tạp chí Xưa & Nay, Tạp chí Văn Hiến, Trường ĐHKHXHNV TP. Hồ Chí Minh, Trường ĐH Quy Nhơn, Giáo phận Quy Nhơn, Báo Tuổi Trẻ và nhiều nhà nghiên cứu trong cả nước, Sở VH-TT&DL đang trình UBND tỉnh, xin tổ chức Hội thảo Bình Định với chữ Quốc ngữ vào năm 2015.
NGUYỄN THANH QUANG
http://www.baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=46&macmp=46&mabb=35962

3.


1 nhận xét:

  1. Thì ra là vậy, cảm ơn tác giả đã cho tôi một cái nhìn sâu sắc và thêm hiểu biết

    biet thu dep hien dai
    giuong ngu gia re
    nha xinh

    Trả lờiXóa

Khi sử dụng tiếng Việt, bạn cần viết tiếng Việt có dấu, ngôn từ dung dị mà lại không dung tục. Có thể đồng ý hay không đồng ý, nhưng hãy đưa chứng lí và cảm tưởng thực sự của bạn.

LƯU Ý: Blog đặt ở chế độ mở, không kiểm duyệt bình luận. Nếu nhỡ tay, cũng có thể tự xóa để viết lại. Nhưng những bình luận cảm tính, lạc đề, trái thuần phong mĩ tục, thì sẽ bị loại khỏi blog và ghi nhớ spam ở cuối trang.

Ghi chú (tháng 11/2016): Từ tháng 6 đến tháng 11/2016, hàng ngày có rất nhiều comment rác quảng cáo (bán hàng, rao vặt). Nên từ ngày 09/11/2016, có lúc blog sẽ đặt chế độ kiểm duyệt, để tự động loại bỏ rác.