Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách-mạng-tháng-Tám. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cách-mạng-tháng-Tám. Hiển thị tất cả bài đăng

31/08/2015

Quốc khánh lần thứ 70 : Những người Nhật ở lại với Việt Minh sau năm 1945

Những số đầu tiên của loạt bài này, mình đọc trên báo giấy, từ tháng 7 năm 2015. Đại khái như sau (đang tìm lại tư liệu):

Bây giờ là bản điện tử, lấy về từ Asahi điện tử.

27/07/2015

Chí sĩ Hồ Học Lãm - Cụ Hồ đầu tiên - qua hồi tưởng của một người con

Đầu tiên, đọc một giới thiệu từ năm 2012 của cụ Đinh Xuân Lâm cho cuốn sách.

Tiếp theo là đọc các chương của cuốn sách (theo bản đang đưa lên của tờ Văn hóa Nghệ An). Sẽ bổ sung các chương dần theo tờ này.

1. Giới thiệu của Đinh Xuân Lâm (2012)

2. Cuốn sách của Hồ Mộ La.

06/07/2015

Patti gặp lại anh Văn, năm 1990 (ảnh tư liệu của Nguyễn Văn Kự)

Patti và Thomas đã đề cập nhiều lần trên blog này, ví dụ ở đây và ở đây. Đó là quan hệ của Việt Minh (nhóm anh Văn và già Thu) với cơ quan tình báo Mĩ (nhóm Patti và Thomas) ở thời điểm trước Cách mạng Tháng Tám.

Những ảnh dưới đây, là cảnh gặp lại giữa anh Văn và Patti, vào năm 1990, tại Hà Nội.

06/06/2015

Người con gái suốt đời chờ đợi Nguyễn Tất Thành

Út Huệ mất năm 1981. Năm 1982 thì Búp sen xanh của Sơn Tùng ra đời. Đó là theo thuật lại của ông Kiều Mai Sơn nào đó. Vừa xong.

Còn 9 năm trước, thì Thiên Sơn lại viết: Út Huệ mất năm 1980. Năm 1981 thì Sơn Tùng bắt tay vào viết Búp sen xanh.

Có nghĩa là: ngay bản thân việc viết của cụ Sơn Tùng giờ đây cũng đã trở thành huyền thoại mất rồi ! Huyền thoại về việc viết huyền thoại.

23/05/2015

Nói lại mà nghe (2) : Những người cùng kí tên vào Tuyên ngôn Độc lập

Hiện nay, người ta ít chú ý đến những người cùng kí tên vào Tuyên ngôn Độc lập năm 1945 do Hồ Chủ tịch đọc ngày 2 tháng 9, khai sinh ra nước Việt Nam mới.

Chuyện hiện tại về ngôi nhà cũ của nhà cách mạng Trần Huy Liệu

Hôm trước, đã giới thiệu về thơ của Trần Huy Liệu, ở đây. Cũng đã nói đến hồi ức của cựu hoàng Bảo Đại về hai ông Trần Huy Liệu - Huy Cận, ở đây.

Hôm nay là lấy toàn bộ số tư liệu vừa được công bố về "chuyện hiện tại" liên quan đến ngôi nhà cũ của ông.

21/05/2015

Vì sao nước Nhật ít hối lỗi về tội ác chiến tranh hơn nước Đức (bài Jeff Kingston, 2013)

Quan điểm của mình thì hơi khác với Kingston. Không phải "ít hối lỗi", mà là cách hối lỗi khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện tính cách dân tộc.

Riêng với Việt Nam, thì có thể nói ngược, nhưng lại rất thật: độc lập năm 1945 của Việt Nam có được là lấy chính quyền từ tay người Nhật, mà không phải  người Pháp. Đúng như lời tuyên ngôn ngày 2 tháng 9 năm đó của Hồ Chủ tịch.

Trận chiến quan trọng ở Thái Nguyên (giữa lực lượng Việt Minh có sự giúp đỡ của lính Mĩ với tàn quân Nhật Bản vào hạ tuần tháng 8 năm 1945) đã được bàn ở đây. Đó là trận chiến quyết định mang tới ngày 2 tháng 9. Chỉ cần chậm 1 tuần hay thậm chí vài ngày thì nhóm khác sẽ lên đọc tuyên ngôn.

20/05/2015

Ý nghĩa mới của ngày 19 tháng 5 : ngày "khuyến thiện trừng ác"

Rõ ràng ngày 19 tháng 5 là ngày do chính Hồ Chủ tịch tự đặt ra một cách tình thế. Bởi vậy, sau này, hầu như cứ đến khoảng ngày 19 tháng 5 thì Chủ tịch đi đâu đó (hay sang Trung Quốc). Cốt để trốn bị chúc mừng sinh nhật hay chúc thọ.

Chuyện cũ có thể kết lại như vậy.

Nhưng đến năm 2015, ý nghĩa của ngày 19 tháng 5, theo tôi, chính là một ngày "khuyến thiện trừng ác". Có những cái do điều kiện khách quan, có cái do chủ quan (người ta cố nén để đến ngày 19 tháng 5 mới tung ra).

Nhà văn Vũ Thư Hiên nói về một bài viết của cha mình (in sau khi đã mất 3 năm)

Bài trên Fb của nhà văn Vũ Thư Hiên.

06/03/2015

Học giả Nguyễn Văn Khoan gửi thư cho Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam

Thư này bên trang nhà Phạm Tôn giới thiệu.

Mình thì quan tâm đến bút tích của bác Nguyễn Văn Khoan. 

Đây là một trong những chuyên gia nghiên cứu về Hồ Chủ tịch. Đợt trước, nhờ sự giúp đỡ của bác Thiên Lý, đã giới thiệu từ sách của bác Khoan những ghi chép thú vị về bản dịch tiếng Thái cho cuốn Những mẩu chuyện về cuộc đời hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh hồi cuối 1940s và đầu 1950s (xem lại ở đâyở đây).

07/02/2015

Vì sao phải đi làm cách mạng, và đến khi nào thì nhất quyết phải cách mạng

Đây không phải là lời của cụ nhà văn Nguyễn Công Hoan đâu, mà của một cụ Hoan khác, như sau (cụ Hoan nào thì đọc tiếp ở dưới):

"Bấy giờ mới biết: Thì ra tất cả mọi người đến nộp đơn huyện đều phải mất tiền như thế, việc nhỏ thì một đồng, việc lớn thì năm, ba đồng. Một người nông dân vì có con bò chết, phải lên huyện báo chết để xin phép về chôn, cũng phải nộp một đồng bạc vào trong đơn. "

Chuyện được trình bày rất dễ hiểu như sau.