Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn chương-thâu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn chương-thâu. Hiển thị tất cả bài đăng

20/06/2020

Văn nghệ Thứ Bảy : họ Đặng làng Hành Thiện với rất nhiều chi phái

Nhân đọc lại sách của Phan Bội Châu, mới lật tư liệu cũ về họ Đặng làng Hành Thiện.

Làng Hành Thiện là một làng khoa bảng danh tiếng ở Nam Định, quê hương của biết bao danh sĩ nước Việt. Trong quan hệ xa gần, thì làng Hành Thiện ấy với làng Trình Phố của tôi, tương truyền là có mối liên đới về hôn nhân. Đã kể nhanh ở đây. Tạm nói theo truyền ngôn vậy, chứ thực sự là có một lúc nào phải quan sát kĩ lưỡng hơn để tránh tiếng thấy người sang bắt quàng làm họ.

Vấn đề trực tiếp với họ Đặng là, có một thời gian dài, cứ  đinh nình ông Đặng Tử Mẫn còn có tên khác là Đặng Đoàn Bằng (Đặng Hữu Bằng). Ai ngờ, không phải. Hai ông ấy là hai ông họ Đặng cùng thuộc làng Hành Thiện, cùng đi Đông Du theo tiếng gọi của Cường Để - Phan Bội Châu, nhưng là hai ông khác nhau !

Trong cùng một lần xuất dương, có ba ông họ Đặng làng Hành Thiện, tức hai ông trên, cộng với ông Đặng Quốc Kiều nữa.

Tạm thời biết được, làng Trình Phố của tôi thì có ông Ngô Quang Đoan (con trai của Ngô Quang Bích) đi Đông Du năm 1906. Cùng đi chuyến đó có Đặng Tử Kính (xem lại tư liệu ở đây). Còn làng Hành Thiện thì có ba ông nói trên. Riêng ông Đặng Tử Kính thì người Nghệ An, không liên quan với Hành Thiện !

08/02/2019

"Phan Bội Châu" - một cuốn sách mới của học giả Imai (Nhật Bản)

Sách vừa ra lò tháng 1 năm 2019. Tác giả là Giáo sư Imai của Đại học Ngoại ngữ Tokyo. Một cuốn mỏng chưa tới 100 trang, nằm trong sê-ri sách về các nhân vật lịch sử thế giới.

Tác giả có tham gia hội thảo quốc tế tháng 12 năm 2017 tại Nghệ An (xem lại ở đây), và nhiều hội thảo trước đó. Ông là người đồng tổ chức loạt hội thảo kỉ niệm 85 năm phong trào Đông Du hồi các năm 2004-2005 tại Nhật Bản.

02/01/2019

Đầu năm mới 2019, xem thủ bút năm 1939 của cụ Phan Bội Châu

Tức là xem lại thủ bút của cụ Phan 80 năm về trước.

Đáng quí là chữ của chính cụ khi cụ còn tại thế. Khi những hàng chữ ấy in lên trên mặt giấy, thì chắc chính cụ đã thấy.

Đó là năm 1939. Đó cũng là những năm tháng cuối cùng của cụ Phan, bởi sang năm 1940 thì cụ qui tiên.

26/12/2017

Cuốn tự truyện của Phan Bội Châu, là "niên biểu" hay "tự phán" (bài Chương Thâu, 30 năm trước)

Để có thể trả lời một thắc mắc vừa rồi, trung tuần tháng 12 năm 2017, của người cháu nội cụ Phan Bội Châu. Đó là bác Phan Thiệu Cát (hiện cư trú tại Canada, đã về Nghệ An trong dịp hội thảo kỉ niệm 150 năm ngày sinh Phan Bội Châu).

12/09/2017

Hướng đến kỉ niệm 45 năm quan hệ Việt - Nhật (1973-2018): vẫn chưa xuôi nỗi buồn phim hợp tác hồi kỉ niệm 40 năm

5 năm trôi qua thật nhanh. Đấy mới đấy, mà đã sắp tới kỉ niệm tròn 45 năm quan hệ Việt - Nhật. Lần trước, năm 2013, là kỉ niệm tròn 40 năm (1973-2013).

Lúc ấy, có một bộ phim hợp tác hai bên là Người cộng sự (đã đi ở đây, tháng 8/2013).

26/04/2017

Tân Việt Nam của Phan Châu Trinh (bài Vĩnh Sính)

Cuốn sách được viết tắt là Tân Việt Nam. Sách được xem là đã hoàn thành vào khoảng năm 1910. Một trước tác quan trọng hàng đầu của Phan Châu Trinh.

Là cuốn sách phê phán đường lối đấu tranh bạo động của Phan Bội Châu chi tiết và thực tiễn nhất.

16/09/2013

Dịch giả Đường Bá Bổn từng khiếu nại nhóm Chương Thâu - Phan Trọng Báu luộc lại sách đã xuất bản trước 1975

Không muốn nhắc đến chuyện này, nhưng nhân loạt entry về một tác phẩm của Louis xuất bản năm 1931 ở Pháp (có bản dịch tiếng Việt ở Sài Gòn trước 1975, và bản dịch gần đây của nhóm các bác Chương Thâu), bạn Lee có hỏi thăm đến dịch giả của bản dịch trước 1975. Đó là dịch giả Đường Bá Bổn, tức nhà văn Thế Phong. 

Năm 2004, nhà văn Thế Phong đã gửi đơn khiếu nại lên Cục bản quyền về việc dịch phẩm của cụ đã bị xâm hại ở mức rất khôi hài: luộc lại nó. Bây giờ, cụ Thế Phong vẫn tráng kiện. Mà cụ vẫn đang tham gia thế giới blog, thế mới đáng nể ! Mới đây, thấy cụ cũng đã cho phổ biến lá đơn năm 2004 trên blog cá nhân của mình.