Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn phạm-thu-giang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn phạm-thu-giang. Hiển thị tất cả bài đăng

26/02/2025

Về một tấm ảnh Phan Bội Châu có nốt ruồi - kỉ niệm nhỏ với học giả Đinh Xuân Lâm (1925-2017)

Tin học giả Đinh Xuân Lâm qua đời năm 2017 ở tuổi 92, trên Giao Blog đã điểm tin ở đây.

Năm nay tròn 100 năm ngày sinh của cụ, nên thấy tin nhà trường và học trò vừa tổ chức một lễ kỉ niệm (xem tin và ảnh ở phần bổ sung).

Ở đây, không có thời gian, nên ghi đính ghim một kỉ niệm nhỏ nhỏ về học thuật với cụ.

1. Một kỉ niệm về cụ Đinh Xuân Lâm, là vào năm 2010, trong một hội thảo về phong trào Đông Du tổ chức tại Hà Nội. Lần đó, phía Việt Nam, qua tư liệu thầy có các học giả: Chương Thâu, Phan Huy Lê, Đinh Xuân Lâm,...

Tôi tham gia với lời mời dành cho dịch giả tiếng Việt bài văn bia bằng Hán văn do Phan Bội Châu soạn năm 1918 tại Nhật Bản để kỉ niệm người bạn vĩ đại là bác sĩ Asaba (nguyên vật tấm bia ấy hiện còn ở Nhật Bản, có thể xem ở đây; một phiên bản thu nhỏ kèm lời dịch tiếng Việt - bản dịch của tôi thì hiện có thể thấy trong vườn cũ nhà cụ Phan Bội Châu tại Huế, có thể xem ở đây).

13/09/2023

Ghi nhớ về một buổi học - môn "Văn hóa Dân gian Nhật Bản" bắt đầu được giảng dạy

Có một trùng hợp, đó là trùng vào bối cảnh chung khi hai quốc gia Việt Nam - Nhật Bản kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1973-2023). 

Việc trùng hợp vẻ như rất ngẫu nhiên, chúng tôi không để ý đến nữa ! Nhưng nhìn rộng ra, với bối cảnh lớn hơn, thì sẽ thấy là không ngẫu nhiên. Bởi đã có một quá trình chuẩn bị rất lâu dài, về nhân lực, về quan hệ học thuật của học giới hai nước, về bối cảnh quốc tế và khu vực, và về học sinh (cấp độ đại học).

Từ rất nhiều năm trước, tôi đã để ý và viết nhanh về mối quan hệ giữa nhóm trí thức của phong trào Đông Du (lãnh đạo bởi các lãnh tụ Cường Để - Phan Bội Châu) với nhóm Chương Thái Viêm (có nhiều người) của Trung Quốc tại Tokyo hồi đầu thế kỉ 20. Một quan tâm của họ, bên cạnh công việc cách mạng dân tộc, chính là học thuật chung của Đông Á, trong đó có "Văn hóa Dân gian" (Dân tục học). Có thể tính đó là một khởi điểm.

04/07/2023

20/07/2019

Ngày ra trường của lứa thứ hai Đại học Việt Nhật (2017-2019)

Một ngày rất nóng ở Hà Nội. Nắng như đổ lửa.

Lễ ra trường và trao học vị được tổ chức ở Hội trường Nguyễn Văn Đạo (đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy) và sân rộng trước đó. Vẫn là địa điểm thường xuyên, như đã thấy ở đây (tháng 9/2017) hay ở đây.

Hiện nay, Đại học Việt Nhật mới có chương trình đào tạo Sau đại học (bậc Thạc sĩ). Từ năm sau, năm 2020, mới mở chương trình đạo tào Đại học (bậc Cử nhân). 

Lứa thứ hai này có hơn 70 em được hiệu trưởng Furuta phát bằng Thạc sĩ (các chuyên ngành khác nhau, ví dụ Văn hóa Khu vực, Công nghệ Nano, Quản trị Kinh doanh, Chính sách Công,...).