Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-thiện-nam. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-thiện-nam. Hiển thị tất cả bài đăng

17/11/2021

“Sách sổ sang chép các việc” của Philip Phê Bỉnh trong quan tâm của Nguyễn Tài Cẩn (lời kể Nguyễn Thiện Nam)

Gần đây, từ quan tâm rất lâu trước đây của tôi, lại được học giả Nguyễn Cung Thông khuyến khích (ở đây), tôi đang đọc lại tài liệu của cụ Bỉnh - không hề dễ dàng, không làm nhanh được.

Hôm nay, đọc nhanh một ghi chép vừa đưa lên mạng của học giả Nguyễn Thiện Nam (có thể đọc nhanh về học giả đàn anh này trong nhóm cựu lưu học sinh Nhật Bản, ở đây), thì vỡ lẽ: luận văn tốt nghiệp đại học hồi thập niên 1980 của anh Nam là chính về cụ Bỉnh.

Quan trọng hơn nữa là qua lời kể của Nguyễn Thiện Nam, đã gián tiếp biết được mối quan tâm của Nguyễn Tài Cẩn dành cho di sản chữ quốc ngữ của cụ Bỉnh.

09/06/2020

Thông báo về tình hình mộ phần của chí sĩ Trần Đông Phong tại Tokyo

Viết từ ngày 9 tháng 6 năm 2020
(ngày 31/5 năm 1908 tức ngày 2 tháng 5 âm lịch năm Mậu Thân, chí sĩ Trần Đông Phong quyên sinh ở Tokyo)
(ngày 9/6 năm 2013 cũng nhằm ngày  2 tháng 5 âm lịch, học giả Nishimura tử nạn ở Hà Nội)
(ngày 9/6 năm 2020, thống nhất giữa Giao và Hải về việc thông báo tình trạng của mộ phần chí sĩ Trần Đông Phong ở Tokyo)

Bổ sung:  Trần Đông Phong và Nishimura đều mất vào giờ Tị, tức 9 đến 11 h sáng, ngày 2 tháng 5 âm lịch, đều là Chủ Nhật.
(sự trùng hợp ngẫu nhiên của "ngày 2 tháng 5 âm lịch" đã công bố trên báo từ tháng 7 năm 2013)
(bổ sung được Giao và Khoa làm từ tháng 8 năm 2017, bây giờ là công bố lần đầu trên Giao Blog)


Chí sĩ phong trào Đông Du người xứ Nghệ là Trần Đông Phong đã tự vẫn tại Tokyo vào mùa hè năm 1908, hưởng dương 25 tuổi (1884-1908). Nhóm các cụ tiền bối Cường Để - Phan Bội Châu đã tổ chức tang lễ và lập mộ Trần Đông Phong ngay sau đó. Trong nhiều năm nay, câu chuyện về Trần Đông Phong và mộ phần tại Tokyo của ông đã được chính giới, học giới và nhân dân hai nước đặc biệt quan tâm, nhất là từ năm 2013 - tức là từ dịp kỉ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản.

Từ sử liệu chính thức và tư liệu thực địa trong nhiều năm, tôi đã thuật lại một cách tóm tắt quá trình lập mộ và dựng bia mộ năm 1908, cũng như tổng quan về động thái trong mối quan hệ giữa hai quốc gia trải dài hơn một thế kỉ (1908-2016) trong một bài học thuật đã công bố năm 2016, đọc toàn văn ở đây. Đây là bài được phát triển từ một bài ngắn đã công bố năm 2005, toàn văn thì xem ở đây (bản đăng đầu tiên, trên talawas ngày 26/10/2005) hoặc ở đây (bản đăng lại năm 2010 trên Giao Blog của hệ thống Yahoo).

Có một số nhầm lẫn của bài năm 2005 và bài năm 2016, thì đã được cải đính ở bài tham dự hội thảo năm 2017 (hội thảo đó ở đây và ở đây) - hiện chưa có bản in chính thức. Tiêu đề của bài năm 2017 là "Phúc thần của người Việt ở hải ngoại : trường hợp chí sĩ Trần Đông Phong trong phong trào Đông Du và mộ phần hiện còn ở Nhật Bản". Có nghĩa là đến năm 2017, tôi đã chính thức đặt vấn đề chí sĩ Trần Đông Phong là một vị phúc thần của người Việt ở hải ngoại.

Vào đầu tháng 6 năm 2020, tình hình mộ phần của chí sĩ Trần Đông Phong có một điểm đáng chú ý sau đây, đúng hơn là điểm đáng lo ngại, xin trân trọng thông báo đầu tiên trên Giao Blog.

31/03/2019

Công cuộc Đông Du thế kỉ XXI : Nam Anh viết blog bằng tiếng Việt và tiếng Nhật

Nam Anh là một thanh niên Việt Nam, cựu lưu học sinh Nhật Bản, hiện đang làm việc tại Hà Nội. Gần 20 năm trước, tức đầu thế kỉ XXI, Nam Anh theo gia đình tới Tokyo, và gia đình em gồm năm người (bà nội, cha mẹ, hai anh em) đã tới thăm viếng mộ phần của chí sĩ phong trào Đông Du thời đầu thế kỉ XX là cụ Trần Đông Phong. Đã kể chi tiết việc này ở đây (tháng 9/2018).

Thời đó, chúng tôi cũng mới trở lại Tokyo, ở khu Odai - nơi mà những đàn anh đàn chị, trong đó có cha mẹ của Nam Anh hay gia đình anh Nhuận đã từng ở trong một năm. Lứa chúng tôi, được gia hạn thêm sáu tháng (là nhờ vào lá đơn tôi viết gửi khoa lưu học sinh và xác nhận của thầy Daniel).

Gần đây, nhân một sự kiện của Đại học Việt - Nhật, thì Nam Anh xuất hiện ở đây.

11/03/2019

Đại học Việt Nhật (VJU) : nhìn từ 1908 - 1918, đến hiện nay

Hồi năm 1908, du học sinh Việt Nam là Trần Đông Phong đã tự sát tại khuôn viên một ngôi chùa ở Tokyo. Một cái kết bi thảm cho phong trào Đông Du được khởi xướng bởi Phan Bội Châu - Cường Để.

Mộ phần của cụ Phong ở một công viên nghĩa trang tại Tokyo hiện nay là một điểm đến thăm viếng của nhiều người Việt. Chúng tôi đã viết rằng, cụ đang trở thành một vị phúc thần cho người Việt ở Nhật Bản (xem lại ở đây, tháng 8/2017).

Liên quan đến mộ phần cụ Trần Đông Phong ở Tokyo, thì là câu chuyện gần đây vào năm 2018, về gia đình thầy giáo Nguyễn Thiện Nam (cựu lưu học sinh Đại học Ngoại ngữ Tokyo thời cuối thập niên 1990, cựu giảng viên tiếng Việt tại Đại học Ngoại ngữ Tokyo hồi đầu những năm 2000), đọc ở đây.

Năm 2019 (năm học thứ 3 của Đại học Việt Nhật - VJU), con trai thầy Nguyễn Thiện Nam (thanh niên điển trai Nam Anh) có phát biểu về VJU trong video mới đây (Nam Anh đã có hai kỉ niệm đáng ghi nhớ trong thăm viếng mộ phần cụ Trần Đông Phong ở Tokyo):