Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-đức-hiệp. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nguyễn-đức-hiệp. Hiển thị tất cả bài đăng

19/10/2024

Văn nghệ Thứ Bảy : người Việt viết du kí đi chơi thế giới hồi thập niên 1920 (trường hợp Bùi Thanh Vân)

Tiếp xúc với thế giới hiện đại đáng nhớ đầu tiên của người Việt Nam hồi đầu thế kỉ XX, mà có sử dụng chữ quốc ngữ làm công cụ ghi chép quan trọng, là cuộc Đông Du (các năm 1905-1908) của nhóm các cụ Phan Bội Châu - Cường Để. 

Năm 1908, học sinh Đông Du là Trần Đông Phong đã mất tại Tokyo, mộ phần của cụ vẫn hiện ở tại Tokyo (xem trên Giao Blog ở đây), tính đến năm nay là đã sắp 120 năm !

Từ Nhật Bản hay từ Trung Quốc, nhóm Phan Bội Châu gửi thư từ và tài liệu về trong nước trong suốt những năm đầu thế kỉ XX. 

Các du kí xuất bản ngay đầu thế kỉ XX thì thường rất ngắn. Các cụ còn bỡ ngỡ với chữ quốc ngữ - thậm chí cụ Phan Bội Châu vẫn còn chưa học quốc ngữ (chỉ viết chữ Hán), các văn bản của các cụ đều phải qua tay nhóm cụ Lê Đại dịch và viết ra quốc ngữ !

Nhiều khi, xem lại những bản viết chữ quốc ngữ của nhóm Lê Đại thực hiện tại Tokyo trước năm 1910 để gửi về trong nước, hậu sinh chúng ta không khỏi bồi hồi xúc động. 

Tôi đã để một thời gian tìm đi, rồi tìm lại, cái hiệu in sách cũ ở Tokyo, nơi đã in bản viết quốc ngữ của nhóm Lê Đại bằng phương pháp thạch bản, hồi đầu thế kỉ XX, mà chưa tìm được ! Vật đổi sao dời ! Tôi tìm các nơi có gắn bó với các cụ trong các năm 2003-2007, tức là sau khoảng 100 năm rồi, thì đúng là không còn gi. Đành chỉ còn biết được đại khái khu vực ấy, khu vực ấy mà thôi.


Bản viết tay chữ quốc ngữ năm 1909 tại Tokyo của nhóm Lê Đại được in thạch bản


30/08/2014

Viết lại lịch sử Trung Hoa (sách mới của Hà Văn Thùy, giới thiệu của Nguyễn Đức Hiệp)

"Bằng công trình của mình, nhà nghiên cứu Hà Văn Thuy trên thực tế, đã đặt nền móng cho khoa học nhân văn Việt Nam hiện đại và đưa khoa học nhân văn Việt Nam đứng vào hàng tiên phong của thế giới" (Nguyễn Đức Hiệp).

Sách đang rao bán trên amazon, với giá hơn 20 đô.

Hôm trước, đã đưa về đây bài về cây thanh hao của Nguyễn Đức Hiệp năm 2006 (bà con ở Vĩnh Phúc mùa này gặp họa với cái cây này). Hôm nay, là bài giới thiệu của cùng tác giả cho cuốn sách vừa ra lò của bác Hà Văn Thùy.

Từ ngày trao đổi về những đại phát kiến vĩ đại của ông Trần Đại Sỹ, tức là từ sau năm 2002, thì ông Bàn Tân Định (chuyên môn về di truyền học) không còn thấy xuất hiện nữa. Nếu bây giờ, ông trở lại thì hữu ích biết bao.

10/08/2014

Cây Thanh Thảo (Qinghao, artemisisa annua) và công dụng trị bệnh

Hồi lâu lâu, trên blog này, có nhắc đến ông Trần Đại Sỹ (Việt kiều đang ở Pháp) với cây Hảo Liên/Hao Ling. Câu chuyện của ông Trần về Hảo Liên, theo tôi, một phần thực và chín phần đáng nghi vấn. Nhất là ông nói về cổ sử Việt Nam nữa, thì thôi, ta coi như đang đọc tiểu thuyết viễn tưởng. Thế đi, cho nó nhẹ nhàng.

Còn chặt chẽ, thì ông Bàn Tân Định đã trao đổi từ năm 2002 rồi. Một cách thẳng thắn và đàng hoàng, ông Bàn đã đi đến kết luận: ông Trần chưa từng nghiên cứu khoa học, hoặc chỉ là "ngụy khoa học".

Đáng nói là thuyết của Trần Đại Sỹ lại được không ít người tán thưởng ở Việt Nam, chẳng hạn thấy rõ trong bài của ông Nguyễn Văn Vịnh hay bà Trần Thị Băng Thanh.