Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀
Hiển thị các bài đăng có nhãn biển-đảo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn biển-đảo. Hiển thị tất cả bài đăng

18/09/2021

Văn nghệ Thứ Bảy : truyền thống săn giết cá voi và cá heo của dân đảo Faroe (Đan Mạch)

Dân ở quần đảo tự trị Faroe thuộc Đan Mạch đang tiếp tục truyền thống săn và giết cá voi, cá heo có từ khoảng 6-7 thế kỉ nay.

Truyền thống này có thể được xem là tương ứng với truyền thống giết chó và ăn thịt chó ở nhiều nước châu Á (mà tiêu biểu nhất là Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam). Về lễ hội thịt chó nổi tiếng vùng Đông Á, thì Giao Blog đã đề cập nhiều lần, ở đây hay ở đây. Truyền thống văn hóa thịt chó đã có hàng ngàn năm nay ở Đông Á và hiện cũng đang bị bủa vây từ nhiều phía - nhiều tổ chức, như AA, kêu gọi không giết và ăn thịt chó nữa (đọc thêm ở đây và ở đây). Nhưng ở Bắc Triều Tiên thì lãnh đạo cao nhất đất nước vẫn khuyến khích quốc dân sử dụng thịt chó như một nguồn dinh dưỡng quan trọng (xem ở đây).

Truyền thống của quần đảo Faroe cũng có thể được xem tương ứng với truyền thống săn giết cá voi của người Nhật Bản có hàng ngàn năm nay (trên Giao Blog, xem lại ở đây).

Bây giờ, dư luận thế giới đang dậy sóng với sự kiện dân đảo Faroe bắt và giết tới hơn 1400 con cá heo chỉ trong một ngày (xem các tin ở dưới).

05/05/2020

Đã trở lại từ "công hàm", và đi vào thực chất văn bản Phạm Văn Đồng 1958

Có một dạo giới luật học Việt Nam và báo giới muốn sử dụng từ "công thư" để gọi "công hàm" 1958 do thủ tướng Phạm Văn Đồng kí.

Với tư cách một người quan sát, ngay lúc đó, tôi đã đặt nghi vấn vào việc tự nhiên sử dụng từ "công thư" một cách vô nghĩa đó. Trên Giao Blog có bàn luận khá rôm rả của nhiều người quan tâm, xem lại ở đây (tháng 5 năm 2014, tức đã 6 năm).

Có lúc bí quá, người ta còn dùng từ "công điện" (ở đây).

Bây giờ, tháng 5 năm 2020, đã có bước tiến mới. Người ta đã quay trở lại gọi đúng tên "công hàm". Rõ ràng là không thể gọi khác đi được rồi.

15/02/2019

đảo Cát Hải và Thánh Mẫu Liễu Hạnh : kiệu thờ 100 tuổi, bỗng dưng thành ra 1000 tuổi

Tin về một cổ vật liên quan đến việc thờ phụng Thánh Mẫu Liễu Hạnh ở ngoài huyện đảo Cát Hải (gần Cát Bà, thuộc Hải Phòng). Chúng tôi đã du lãng nhanh ở các huyện đảo này nhiều năm về trước, nên tàm tạm có mường tượng thực tế.

Báo chí giật tít rất ghê, ví dụ: "Đột nhập đình lấy trộm khám thờ Mẫu Liễu Hạnh 1.000 năm tuổi".

Tức là cổ vật cả 1000 tuổi.

11/07/2018

Kiến nghị về khai thác xa bờ của Hội Nghề cá Việt Nam

Trong công việc thực tế, mình từng đã  có cơ hội làm việc với Hội Nghề cá Việt Nam, và trước đó là Hiệp hội Thủy sản Việt Nam.

Bây giờ là kiến nghị của Hội Nghề cá, về việc đánh bắt/khai thác xa bờ.

Khai thác xa bờ thì không chỉ có "đánh cá", còn có nhiều hoạt động khác.

25/04/2018

Mùng 10 tháng 3 năm Mậu Tuất 2018 : làng chài Nam Ô tổ chức lễ tế nghĩa trủng

Làng chài Nam Ô (Đà Nẵng) cổ bậc nhất miền Trung Việt Nam, cũng là nơi có miếu Bà Liễu Hạnh cổ nhất ở phía Nam của Đại Việt, đang đứng trước  nguy cơ bị bức tử. Đọc lại ở đâyở đây.

Hôm nay, mùng 10 tháng 3, là ngày giỗ quốc tổ Hùng Vương (xem ở đây). Còn ở làng chài Nam Ô là ngày lễ tế nghĩa trủng.

Nghĩa trủng là "mộ nghĩa", tức là các nghĩa trang tập thể chôn cất thi hài các nghĩa sĩ đã bỏ mình vì các cuộc chiến trong lịch sử.

01/04/2018

Lễ cầu ngư ở làng chài Nam Ô, đúng ngày cá tháng 4 năm 2018

Hôm nay, ngày cá tháng 4, lại đúng ngày 17 tháng 2 âm lịch, vào lễ cầu ngư ở làng chài Nam Ô.

Đó là làng chài nổi danh bậc nhất ở vùng trung bộ Việt Nam. Nhưng cũng trớ trêu bậc nhất, là đang đứng trước nguy cơ bị doanh nghiệp và nhà đương cục thành phố xóa sổ vĩnh viễn (đã đi ở đây).

Và đã viết (ở đây):
"Xây được nhà trưng bày Hoàng Sa mà không giữ được Nam Ô thì chẳng có ý nghĩa gì. Hoàng Sa là chuyện còn phải tính xa xôi, nhưng Nam Ô thì cách vài bước chân. Vài bước chân còn chả giữ được, nói gì chuyện vạn dặm."

24/03/2018

SOS: Miếu Bà Liễu Hạnh dưới chân Hải Vân có nguy cơ bị doanh nghiệp san phẳng ngay hôm nay

Các nơi đang kêu cứu việc doanh nghiệp bịt đường xuống biển, dân bản địa mất luôn bãi biển, di tích đền đài miếu mạo đứng trước nguy cơ bị ủi phẳng toàn bộ (tình trạng dân mất biển đã đề cập ở đây - tháng 11/2017).

Đặc biệt, có ngôi miếu thờ Thánh mẫu Liễu Hạnh ở dưới chân Hải Vân. Di tích gắn bó qua mấy trăm năm với nhân dân địa phương, và biết bao nhiêu tao nhân mặc khách (trong đó có cả những vị khách ngoại quốc, như vị danh nho họ Thái người Đài Loan bị trôi dạt vào Việt Nam do bão).

25/07/2017

Học giả Nhật Bản suy nghĩ về việc chuyển đổi "Ngày kỉ niệm Biển"

Ngày Biển, hay ngày Kỉ niệm Biển của Nhật Bản vốn là ngày 20 tháng 7 dương lịch. Nhưng gần đây, từ năm 2003, ngày này đã bị đổi sang một ngày khác !

Đổi từ 20 tháng 7 sang "ngày Chủ Nhật thứ ba của tháng 7". 

Nguyên ủy ngày Kỉ niệm Biển và sự thay đổi đó, trong môi trường tiếng Việt, tôi đã viết ở một bài ngắn gần đây (khi nào có bản phổ biến, sẽ cập nhật sau).

Có một số học giả Nhật Bản xem việc chuyển đổi này là có vấn đề. Nên chăng là trở lại với chính ngày 20 tháng 7 ?

22/03/2017

Thông tin nghiệm trọng cần làm rõ : “Biển từ Bạch Long Vĩ đến Phú Quốc đều không còn cá”

Đang đọc một công trình điều tra về văn hóa biển đảo và nguồn lực biển Việt Nam, nên chú ý đến thông tin.

Hóa ra, đến bây giờ, hình như Việt Nam chưa làm nghiêm bằng luật pháp việc đánh bắt thủy hải sản vào mùa sinh sản (đây là nghe từ báo chí, xác nhận sau).

15/03/2017

Chiến sự Gạc Ma 1988 : thông tin chính thức, năm 2017

Lần đầu tiên, sau gần 30 năm, truyền thông chính thức của nhà nước đề cập sâu/chi tiết về chiến sự Gạc Ma  (14/3/1988 - 14/3/2017).

Nhiều địa phương, nhiều tổ chức và cá nhân đồng loạt tổ chức các lễ tưởng niệm các liệt sĩ Gạc Ma.

14/02/2017

Ngày 14 tháng 2 và sự kiện thuyền trưởng lừng danh Cook tử trận ở vùng đảo xa, năm 1779

Câu chuyện dài về thuyền trưởng Cook và những lần tiếp xúc với thổ dân vùng đảo xa xôi, thời xa xôi, là những trang mở đầu cho chuyên môn dân tộc học/dân tộc chí của chúng tôi.

Sau này, chúng tôi đọc về ông qua Salins. Thật ra, nhà dân tộc học Salins đã góp phần phát hiện lại ông.

Hôm nay, 14 tháng 2, là ngày Cook tử trận. Đó là năm 1779.

19/11/2016

Văn nghệ Thứ Bảy : di vật lấy lên từ các con thuyền gặp nạn ngoài khơi

Có rất nhiều cổ vật được vớt lên. Có những cái là đồ vật của thế kỉ 12-13.

Chúng được đưa vào lưu giữ trong nhà bảo tàng ở Hàn Quốc. Bảo tàng có từ năm 1994 (khởi động từ 1975).