Home

Home
Nắng thì cày ruộng, mưa thì đọc sách 晴耕雨讀

22/12/2018

Văn hóa và phát triển : Điều chỉnh bằng sự can thiệp phù hợp (pv Nguyễn Văn Chính)

Người trả lời phỏng vấn hiện là Trưởng Bộ môn Nhân học Phát triển (thuộc Khoa Nhân học, Trường KHXH và NV, Đại học Quốc gia Hà Nội).

Cái ảnh minh họa đầu tiên thì không có chú thích, và xem ra cũng không ăn nhập lắm với bài.

Cuộc sống của những người già cô đơn ở Nhật Bản : Những phận người chết mòn


Văn nghệ Thứ Bảy : có một nghệ sĩ như Châu Nhuận Phát

Có hai lứa diễn viên Trung Quốc gắn với Bến Thượng Hải (sau là Tân Bên Thượng Hải). Châu Nhuận Phát là ở Bến Thượng Hải thời 1980. Còn Hoàng Hiểu Minh (vào vai Hứa Văn Cường) là ở Tân Bến Thượng Hải gần đây.

Về nhân vật Đinh Lực của Tân Bến Thượng Hải - đàn em của Hứa Văn Cường - thì có thể đọc tin mới gần đây về người đóng vai anh (ở đây, tháng 6 năm 2014, tức nghệ sĩ Hoàng Hải Ba).

20/12/2018

Lại thêm một nghi án do ông Nguyễn Hồng Phong ở Nga đưa ra, và trả lời của ông Nguyễn Huệ Chi

Vẫn tiếp những bài "đề xuất" nghi án từ ông Nguyễn Hồng Phong (xuất thân từ đại gia đình cụ Nguyễn Đình Chú - Nguyễn Đức Vân). Ông Nguyễn đang cư trú ở nước Nga - nơi đang có đại gia đình của thủ môn Đặng Văn Lâm (xem ở đây).

Đúng như ông Nguyễn tự nhận, ông là một tay ngang về khoa học xã hội.

Đối với nghi án do ông Nguyễn đưa ra, thì ông Nguyễn Huệ Chi đã có bài trả lời.

"Cái quan" rồi mới "định luận" : chuyện Đà Thành hậu Bá Thanh cùng Xuân Anh và Vũ Nhôm

"Cái quan" là đậy nắp quan tài lại.

Rồi thì mới luận định. Mà không phải một lần. Còn trở đi trở lại.

Cổ nhân đã dạy như vậy. 

Chuyện về Đà Thành từ tháng 12 năm 2018 sẽ được sưu tập ở đây. Một trận lụt lội lịch sử đã nhấn chìm Đà Thành vào dịp cuối năm 2018, làm cả nước bất ngờ, cùng nhìn lại "thành phố đáng sống". 

Thành phố đáng sống ấy, là gắn với những nhân vật cụ thể từng làm mưa làm gió. Trước tháng 12 năm 2018, đã có những người như nữ kí giả Dương Hằng Nga lên tiếng (đọc lại ở đây, tháng 12/2017).

17/12/2018

Đặng Văn Lâm (thủ môn sinh năm 1993) : thể thao đỉnh cao và mối tình Việt - Nga

Trong đội hình tuyển Việt Nam dự và đoạt cúp vô địch AFF 2018 này, mình ấn tượng nhất với thủ môn Đặng Văn Lâm.

Lâm được gọi dân dã là "Lâm Tây", bởi anh có bố Việt và mẹ Nga. Một mối tình Việt - Nga. Gắn với thể thao đỉnh cao của quê cha.

Anh là một Yashin Việt Nam. Lâm sinh năm 1993 tại Mạc Tư Khoa, được đào tạo trong các lò bóng đá lớn của Nga. 

Hội thảo "Phật giáo với tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam" (tin và ảnh của Học viện Phật giáo)

Có một hội thảo về mối quan hệ giữa Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam, đã diễn ra trọn một ngày hôm qua, 16/12/2018, tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội (Sóc Sơn, Hà Nội).

Hội thảo được tổ chức với nỗ lực của phía chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các thanh đồng có uy tín trong giới tín ngưỡng thờ Mẫu, và các nhà khoa học (của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, của các trường đại học và cơ quan nghiên cứu khác trên toàn quốc).

Tin ở dưới là lấy nguyên (cả văn và ảnh) của trang chủ Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội.

Tên của mình một lần nữa bị nhầm (bây giờ là tên lót, từ "Xuân" thành "Văn"). Do người viết tin nhầm thôi. Còn trong hội thảo và tài liệu chính thức thì không.

15/12/2018

Văn nghệ Thứ Bảy : em May người Nùng gốc Nhật đi giúp nông dân Việt hơn 20 năm qua

Về cô bạn Mayu, mà hình như quen được gọi là "em May" hay "chị May", thì đã có một ít bài báo đưa về Giao Blog từ trước, ví dụ xem ở đây (tháng 4 năm 2016).

Tên quen dùng là May. Còn tên thật là Mayu. Gọi theo lối Nhật Bản (gọi bằng họ) thì là Ino. Tức tên đầy đủ theo lối viết chính thức là Ino Mayu.

Ino là học sinh sau đại học của Khoa Xã hội học - Đại học Hitosubashi (Nhật Bản). Em đã đi điền dã dài hạn ở làng xã người Nùng An thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, đã học và nghe nói được tiếng Nùng An. Luận văn thạc sĩ của em là về việc trồng rừng của người Nùng An từ góc nhìn dân tộc học - xã hội học. Đã trình bày khoảng năm 2002.

Từ sau đó, thì em dồn toàn bộ sự tâm sức vào nông nghiệp hữu cơ. Ở Việt Nam, đi khắp ba miền, trong rất nhiều chương trình giúp nông dân Việt, từ đó đến giờ.

13/12/2018

Nhà văn Đặng Văn Sinh lên tiếng : thêm một sản phẩm hư cấu của ông Tăng Bá Hoành ?

Cụ Tăng Bá Hoành hình như đã khá có tiếng trong học giới Đại Việt. Bởi chỗ: cụ có nhiều nghi án "hư cấu" sử liệu và nhân vật lịch sử.

Một dịp, chúng ta đã quan sát sự kiện bà Bùi Thị Hí của gốm Chu Đậu. Người đầu tiên lên tiếng vào quãng năm 2008-2009 là anh Đoan Hùng - một người bạn của Giao Blog (tin tức và bàn luận lúc đó là trên hệ thống blog của Yahoo trước năm 2013). Khi có thời gian, sẽ đưa lại bản lưu cũ về Giao Blog hiện nay.

Bây giờ là trở lại với nhân vật nữ tiến sĩ duy nhất trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Đầu tiên, cứ đưa nguyên lên tiếng của nhà văn Đặng Văn Sinh về đây đã.

Kí ức dân gian vượt hơn 1000 năm, sau được khảo cổ học chứng minh ?

Đại ý là những câu đối ở vùng làng xã phản ánh kí ức dân gian về lịch sử Thăng Long từ thời xa xưa, lúc Cao Biền sang cai trị đất An Nam. Tức là hơn 1000 năm trước. Câu đối ghi Cao Biền và quân Giang Tây sang đúc gạch đúc ngói xây thành Đại La - ngôi thành xưa nhất ở Hà Nội ngày nay.

Rồi một ngày, di tích hoàng thành Thăng Long phát lộ, mà tận đầu thế kỉ XXI, người ta mới thấy gạch ghi "quân Giang Tây" !

Đại ý là bác Bách Việt trùng cửu đang muốn trình bày như vậy. Nếu đúng thế thì khá chấn động ! 

12/12/2018

Hai người Việt nhận huân chương từ Hoàng gia Nhật Bản

Ông Trần Ngọc Phúc (Chủ tịch Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản) và ông Trần Văn Thọ (Giáo sư Đại học Waseda).

Về huân chương do nhà vua Nhật Bản đại diện Hoàng gia ban tặng cho công dân Nhật Bản và ngoại quốc, thì có thể tham khảo thêm ở đây hay ở đây.

Nhà giáo Vũ Thạnh (1664-1727) : Hội thảo tại nhà Thái Học sáng nay (tin báo chí)

Sẽ đưa một số điểm mới chính về Vũ Thạnh sau. Ví dụ, đã tạm xác định cụ mất năm 1727. Trước nay, chỉ để khuyết (vì chưa biết cụ mất năm nào).

11/12/2018

"Thống kê kinh tế của Trung Quốc có tin được không", hãy đọc sách của Kajitani

Sách trả lời 8 vấn đề lớn của kinh tế Trung Quốc. Và tiêu đề là Bài giảng về kinh tế Trung Quốc. Vấn đề của Trung Quốc, nhưng xem ra liên quan sâu sắc tới kinh tế Việt Nam.

Sách học thuật dạng bỏ túi, tức sách cho đại chúng. Đang bán rất chạy. Mới phát hành được 1 tháng, mà phải nối bản tới 3 lần rồi.

Thường thì các sách học thuật (có uy tín) ở Nhật Bản sẽ được nhà xuất bản đặt hàng tác giả viết lại bằng văn phong dễ hiểu và dễ đọc cho đại chúng. Đó là sách dạng bỏ túi, có thể bỏ túi thật để đọc ở bất cứ đâu khi có thời gian rảnh. 

Tác giả là Kajitani Kai (sinh năm 1970, hiện là Giáo sư Khoa Nghiên cứu Kinh tế của Đại học Kobe, Nhật Bản).

10/12/2018

bài thơ "Hà Nội" của Trần Đăng Khoa qua lời bình Vũ Nho 2018

Mình có quan tâm đến bài thơ Hà Nội của bác Khoa, từ một góc nhìn khác, không phải từ văn học. Đã viết thành bài học thuật ở đây (năm 2016, trong bài có ghi lời cảm ơn bác Vũ Nho - một nhà phê bình đã viết về Trần Đăng Khoa từ nhiều năm trước).

Đại khái, về mặt văn bản học thì bài đó được Trần Đăng Khoa viết năm 1969 khi lần đầu tới thủ đô. Sau được in lần đầu năm 1970, cuối bài ghi "1969". Rồi cứ in tiếp. Đến khoảng năm 1999, sau 30 năm, thì bác Khoa mang ra sửa lại. Nhưng, đáng chú ý là: tuy có sửa thực sự năm 1999, nhưng bác Khoa vẫn ghi ở cuối bài là "1969".